Thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh khốc liệt, một chi tiết nhỏ trong CV đều có thể trở thành chìa khóa quan trọng mở ra cơ hội cho ứng viên. Nhắc đến sở thích trong CV, nhiều người thường cho rằng đây là một phần ít quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy, nội dung này là cơ hội để bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Vậy nên ghi sở thích gì trong CV? Cách viết sở thích như thế nào mới đúng chuẩn? Hãy cùng Vieclam24h.vn tìm hiểu cách ghi sở thích cá nhân trong CV song ngữ để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
1.Sở thích trong CV có thực sự cần thiết không?
Nhiều bạn thắc mắc nhà tuyển dụng có thực sự quan tâm đến sở thích trong CV. Câu trả lời chắc chắn là có. Ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, sở thích chính là tiêu chí quan trọng giúp bạn thể hiện màu sắc cá nhân trước nhà tuyển dụng. Thông qua sở thích cá nhân trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào tính cách của ứng viên có thực sự phù hợp với văn hoá công ty hay không.
Sở thích cá nhân là một yếu tố giúp CV của bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là khi bạn ứng tuyển vào các công ty lớn. Trong bối cảnh nhà tuyển dụng nhận hàng trăm CV mỗi ngày, một sở thích ấn tượng kết hợp với mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng có thể giúp họ hiểu rõ hơn về bạn. Điều này không chỉ khiến CV của bạn thu hút hơn mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ, giúp bạn nổi bật giữa nhiều ứng viên.
Phần sở thích trong CV cũng là cơ hội để bạn thể hiện cá tính riêng của mình. Những sở thích được trình bày rõ ràng và cụ thể sẽ phản ánh thói quen, bản sắc cá nhân. Nó vừa tạo ra sự khác biệt, cũng vừa tạo cho nhà tuyển dụng cái nhìn rõ ràng hơn về bạn.
Ví dụ, nếu bạn yêu thích âm nhạc, đọc sách hay du lịch, điều đó có thể cho thấy bạn là người ham học hỏi và cởi mở. Ngược lại, nếu bạn đam mê thể thao mạo hiểm, bạn có thể được xem là người kiên trì và cầu tiến. Qua đó, sở thích cá nhân không chỉ là thông tin bổ sung mà còn góp phần khẳng định kỹ năng và bản chất của bạn trong môi trường làm việc.
>>> Xem thêm: CV là gì? Những điều cần lưu ý khi viết CV xin việc
- Khi nào sở thích cá nhân trở thành lợi thế của ứng viên?
Sở thích cá nhân trong CV là phần không bắt buộc. Tuy nhiên, một vài trường hợp sở thích nổi bật sẽ giúp CV của bạn thêm phần toả sáng, chẳng hạn như:
Tính chất công việc: Một số công việc có tính chất đặc thù như giáo viên, MC, hướng dẫn viên du lịch,…đòi hỏi ứng viên phải liệt kê những sở thích liên quan trong CV.
Văn hóa công ty: Một số công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, team building, tình nguyện,… Nếu khéo léo đưa vào CV các sở thích phù hợp, điều đó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng..
Điểm cộng cho công việc: Sở thích có thể phản ánh sự am hiểu của ứng viên trong một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vị trí Content Marketing, sở thích đọc và viết sẽ là lợi thế lớn, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
3. Cách ghi sở thích trong CV một cách hiệu quả nhất
3.1 Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển
Trước khi điền phần “Sở thích” vào CV, bạn nên nghiên cứu kỹ về văn hóa và phong cách làm việc của công ty để đảm bảo sự phù hợp. Chọn lọc những sở thích tương thích với môi trường làm việc sẽ tạo ra sự kết nối và thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Ví dụ, nếu công ty có nhiều nhân viên lớn tuổi, bạn nên tránh liệt kê các sở thích như sưu tầm mô hình, cosplay (hóa trang) nhân vật mà thay vào đó là các sở thích phù hợp với tính chất chuyên nghiệp.
3.2 Tránh liệt kê những sở thích quá riêng tư
Tránh ghi những hoạt động quá cá nhân hoặc không liên quan đến công việc như đam mê ngủ nướng. Thay vào đó, hãy chọn những sở thích có khả năng bổ trợ cho công việc đang ứng tuyển.
3.3 Làm nổi bật những sở thích đặc biệt
Sở thích là cách để bạn thể hiện cá tính và nổi bật so với các ứng viên khác. Đừng ngại ngần đưa vào những sở thích độc đáo hoặc có liên quan đến công việc. Ví dụ như viết blog chia sẻ thông tin về ngành Marketing sẽ cho thấy bạn là người đam mê về công việc này. Yếu tố này thường được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.
3.4 Liên kết sở thích với kỹ năng và tính cách của bạn
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, phần sở thích có thể giúp bạn thể hiện các kỹ năng mềm hữu ích cho công việc. Ví dụ, nếu công việc đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm, bạn có thể liệt kê sở thích tham gia hoạt động tình nguyện. Sở thích này không chỉ cho thấy bạn có khả năng giao tiếp, mà còn thể hiện bạn là người biết cách phối hợp với mọi người để hoàn thành công việc được giao.
3.5 Vị trí thích hợp để liệt kê sở thích là phần cuối CV
Hãy để nhà tuyển dụng tập trung vào các thông tin chính như kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn. Sau đó hãy trình bày phần sở thích cá nhân ở cuối CV. Cách sắp xếp này giữ được sự gọn gàng, giúp phần sở thích trở thành yếu tố bổ sung làm phong phú hơn cho CV mà không phân tán chú ý.
3.6 Trung thực khi liệt kê sở thích
Chỉ liệt kê những sở thích thực sự của bạn vào CV và tránh sao chép những sở thích “mẫu” mà bạn không thực sự có. Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi sâu hơn về sở thích này trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn không có đam mê thật sự hoặc không thể giải thích chi tiết, điều đó có thể khiến bạn bị mất điểm.
3.7 Giới hạn từ 2 - 3 sở thích và mô tả cụ thể về chúng
Để tránh CV trở nên quá dài, bạn chỉ nên liệt kê 2-3 sở thích nổi bật và phù hợp với công việc. Mô tả ngắn gọn về sở thích để nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về bạn và thấy được sự liên quan với vị trí tuyển dụng. Thay vì chỉ viết “Thích đọc sách,” bạn có thể làm rõ hơn như “Thích đọc sách về marketing và truyền thông,” qua đó cho thấy sự đam mê và tinh thần học hỏi.
4. Những sở thích cá nhân nào nên đưa vào CV?
Dưới đây là ví dụ một số sở thích cá nhân trong CV thể hiện kỹ năng nổi bật của ứng viên:
5. Cách ghi sở thích trong CV gây ấn tượng theo từng ngành nghề
Nếu bạn vẫn đang cân nhắc liệt kê các sở thích phổ biến như đọc sách, xem phim, hay nghe nhạc vào CV, thì hãy thử tham khảo các gợi ý sở thích theo từng ngành nghề trên đây. Quan trọng là hãy lựa chọn sở thích trong CV phù hợp với tính chất công việc, văn hoá công ty và tạo nên điểm khác biệt.
6. Những lưu ý cần thiết khi viết sở thích cá nhân trong CV
Một số trường hợp bạn không nên thêm sở thích cá nhân trong CV:
- Ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm hoặc ứng tuyển các vị trí cấp cao như lãnh đạo, quản lý,…
- Giữ cho phần sở thích ngắn gọn và tập trung vào những điểm quan trọng nhất. Không cần phải liệt kê quá nhiều sở thích.
- Tránh chọn những sở thích có thể tạo ra tranh cãi hoặc gây hiểu lầm về tôn giáo, chính trị như đi chùa, đi nhà thờ,…
- Khác biệt nhưng không kì lạ, đừng thêm vào các sở thích thiếu nghiêm túc, vô nghĩa.
- Nếu có sở thích đặc biệt nổi bật, hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi liên quan trong cuộc phỏng vấn.
7. Một số câu hỏi thường gặp về cách ghi sở thích cá nhân trong CV
7.1 Khi nào nên liệt kê sở thích cá nhân trong CV?
Liệt kê sở thích cá nhân trong CV là cách hiệu quả giúp CV của bạn nổi bật hơn và thể hiện phần nào cá tính riêng của bản thân. Bạn nên đưa phần này vào CV khi sở thích của bạn có liên quan hoặc bổ trợ cho công việc ứng tuyển.
Đặc biệt, đối với những bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, phần “Sở thích” sẽ là yếu tố bổ sung giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn và dễ dàng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với văn hóa công ty.
7.2 Nhà tuyển dụng có quan tâm đến sở thích cá nhân không?
Phần sở thích cá nhân thường không phải là yếu tố quyết định, nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn quan tâm vì nó giúp họ hiểu thêm về tính cách, thái độ và cách bạn sử dụng thời gian rảnh. Đặc biệt, với những vị trí đòi hỏi kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp hoặc sáng tạo, phần sở thích giúp nhà tuyển dụng hình dung được phong cách làm việc và cá tính của bạn. Nếu sở thích của bạn phù hợp với công việc, đó sẽ là một điểm cộng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
7.3 Làm thế nào nếu không có sở thích nổi bật để đưa vào CV?
Nếu bạn chưa biết nên đưa sở thích gì vào CV, hãy suy nghĩ đến các hoạt động ngoài giờ mà bạn thường tham gia. Một số sở thích như đọc sách về chuyên ngành, học ngoại ngữ, tham gia các khóa học online hoặc du lịch khám phá văn hóa cũng rất phù hợp. Những sở thích này không cần quá độc đáo nhưng sẽ thể hiện tinh thần học hỏi, đam mê phát triển bản thân.
Lưu ý: bạn chỉ nên chọn 2-3 sở thích bổ trợ cho công việc và mô tả ngắn gọn để tránh làm CV dài dòng.
Kết luận
Sở thích không chỉ là những mục được điền vào trong CV xin việc một cách đơn giản, mà còn giúp nhà tuyển dụng có những góc nhìn đa chiều về tính cách ứng viên. Khi các sở thích trong CV được thêm vào khéo léo sẽ trở thành yếu tố quyết định giúp CV của bạn nổi bật giữa hàng trăm CV khác. Hy vọng cách viết sở thích mà Việc Làm 24h chia sẻ trong bài viết trên sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!