Có bao giờ bạn tự hỏi bạn nỗ lực để làm gì ? Bạn thành công để làm gì khi bạn cảm thấy cuộc sống đâu nhất thiết phải giàu có mới hạnh phúc!
Tuy mục đích cuối cùng là gì nhưng để thành công bạn cần phải cố gắng, chẳng thể có một sự thành công nằm ngoài những nỗ lực vươn lên?
Cuộc sống luôn cần bạn cố gắng, sự nỗ lực mang lại cho ta rất nhiều thứ. Đó là sự phát triển bản thân, khỏe mạnh về thể chất, hay là sự thoãi mái về tâm hồn vì lúc đó bạn đã thoãi mái về tài chính, tiền có thể không còn là vấn đề bạn phải bận tâm.
Nhưng hãy suy nghĩ cho người khác một chút, đừng chỉ chăm chú vào lợi ích bản thân. Bạn sống đâu phải chỉ cho mỗi bạn ? Có những thứ trong cuộc đời này chỉ có một và khi mất đi thì cuộc sống bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa nữa.
Nếu có ai hỏi tôi nỗ lực để làm gì, tôi sẽ không vội trả lời vì bản thân tôi. Tôi muốn dành sự tôn trọng cho người đã vì tôi mà sống, vì tôi mà cố gắng, vì tôi mà có thể làm và chịu đựng mọi thứ. Tôi nỗ lực vì đây là cơ hội cuối cùng của tôi, sau này bố mẹ cần gì thì tôi có thể mua cái đó, cần giúp gì thì có thể gọi thẳng đến số điện thoại tôi chứ không phải sợ tôi không có tiền mà ngại làm phiền.
Bạn chẳng thể biết bố mẹ đã hi sinh cho bạn đến nhường nào trước khi bạn trở thành bố mẹ ?
“10 năm trước người ta sẽ nhìn vào thu nhập của bố mẹ bạn mà đối xử với bạn, 10 năm sau người ta sẽ nhìn vào thu nhập của bạn mà đối xử với bố mẹ bạn” câu nói tôi luôn lặp lại trong đầu mỗi khi tôi thiếu động lực.
Một tiếng khóc, niềm hi vọng bố mẹ như vỡ òa khi thấy một linh hồn bé nhỏ cất tiếng khóc chào đời, niềm hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt bố mẹ. Bố mẹ hi sinh tất cả để con ăn ngon, mặc đẹp, quan tâm mỗi khi con đau ốm, quan tâm từng giấc ngủ của con dìu dắt con bước vào đời.
Đến bây giờ bạn đã bao lần oán trách bố mẹ?
Một người mẹ nghèo tươi cười ăn cơm cháy mà bạn không biết cứ oán trách mẹ tranh phần ăn ngon, Con trách mẹ không nằm ngủ cùng con mà con có biết đâu rằng, mắt mẹ thâm quầng vì cả đêm mẹ thức kiếm tiền nuôi con. Giọt mồ hôi mẹ đổ xuống để kiếm từng đồng. Vậy mà con không biết cứ trách mẹ ghét con không mua đồ chơi cho con. Con trách bố đã không ở nhà cùng con mà con đâu biết rằng lúc con đang ngủ thì bố vẫn đang lăn lội ngoài kia kiếm tiền.
Đến khi bạn đủ độ tuổi đi học:
Con xấu hổ với bạn bè vì mẹ mặc quần áo rách đến đón con mỗi khi tan trường. Vậy mà con không biết rằng mẹ đang làm nhưng không quên về đón con. Con vui đùa cùng bạn bè mà không quan tâm gì đến bố mẹ vất vả ngày đêm. Vậy mà con trách bố mẹ không quan tâm con. Con chê mẹ viết chữ xấu, mẹ không giải được bài toán khó cho con mà con không biết rằng chữ cái Ô, A đầu tiên là mẹ dạy con.
Cha mẹ là người bình thường nhưng luôn yêu thương con theo cách hoàn hảo nhất!
Nhưng liệu bạn đã từng nói: con yêu bố mẹ” chưa? Bạn đã bao lâu chưa trò chuyện cùng bố, bao lâu rồi bạn chưa nghe những răn dạy từ mẹ, tóc cha đã bạc bạn có kịp nhận ra? Lưng mẹ đã còng bạn có kịp phát hiện ?
Càng trưởng thành khoảng cách của chúng ta với bố mẹ lớn dần. Lớn đến mức những câu yêu thương bỗng trở nên sến súa, những lần tâm sự luôn mang vẻ nặng nề và nghĩa vụ ?
Đừng bao giờ so sánh bố mẹ bạn với ai khác, họ có thể học thức kém hơn, xấu xí hơn, ăn nói thô lỗ hơn nhưng tình thương của bậc sinh thành dù nổi tiếng hay bình thường, dù có uyên bác hay thất học, dù giàu có hay nghèo khổ thì đều như nhau.
Xin hãy công bằng với bố mẹ bạn ?
Chúng ta hay có xu hướng thân thiết với người ngoài mà bỏ quên người trong nhà, người ngoài đối xử với bạn thậm tệ bạn coi đó là bình thường nhưng bố mẹ làm bạn cảm thấy khó chịu thì bạn lại nổi cáu. Nói một câu yêu thương là điều rất dễ dàng nhưng sao khi dành cho mẹ thì nó lại trở nên khó khăn đến vậy ?
Cha mẹ sẽ làm gì cho con cái ? Câu trả lời là tất cả, họ sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm. Bạn có nhớ câu chuyện người cha lấy thân làm “bao cát” để kiếm tiền cứu con. Tháng 11.2014, đã có rất nhiều người lấy làm lạ khi thấy một người đàn ông ngồi tại tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc) mặc trên mình chiếc áo có dòng chữ: "Bao cát thịt người, giá 10 tệ 1 cú đấm" (10 tệ là gần 35.000 đồng). Bên cạnh là một thùng giấy có dán giấy chứng nhận bệnh viện về bệnh tình của con trai. Cảnh tượng khiến nhiều người chứng kiến không cầm được nước mắt, đặc biệt là dù nhiều lần bị bảo vệ đuổi đi, đánh đập, nhưng anh vẫn không bỏ cuộc. Anh nói: "Tôi đã bán hết tất cả mọi thứ mình có rồi, còn đi mượn thêm 400.000 tệ nữa (hơn 1 tỉ đồng), nhưng vẫn không đủ. Chỉ còn cách này thôi. Tôi có thể chịu được việc bị đánh, bị đấm mỗi ngày, miễn có tiền cho con tôi chữa bệnh, miễn nó có thể sống mãi với tôi". Hay câu chuyện người mẹ Nhật Bản sau trận động đất tháng 3 năm 2014 người phụ nữ nằm dưới ngôi nhà đổ nát hai tay nâng một thứ gì đó, cả ngôi nhà đè lên tấm thân nhỏ bé của cô. Sau khi đội cứu hộ tìm kiếm bên dưới xác chết thì có một đứa bé! Và đứa bé ấy còn sống! Rõ ràng, khi ngôi nhà đổ sập thì cô đã lấy thân mình bảo vệ con trai. Và trong tấm chăn đó có một chiếc điện thoại di động cùng 1 tin nhắn trên màn hình: “Nếu con có thể sống sót, hãy nhớ rằng, mẹ rất yêu con”
Bạn có thể phàn nàn vì bố mẹ luôn đặt kì vọng quá cao vào bạn. Bạn nghĩ rằng họ không hiểu bạn, họ chỉ muốn điều mà họ thích. Đúng, họ chỉ muốn làm điều họ thích và điều họ thích đó chỉ dành cho bạn. Có thể quyết định đó là không đúng nhưng có thể là sai nếu quyết định đó, sự mong mỏi đó xuất phát từ tình yêu chân thành ?
Bố mẹ là những người bị đối xử bất công nhất ?
Nhiều người nghĩ thật đơn giản, bố mẹ yêu thương bạn vì nghĩa vụ của họ. Họ yêu thương bạn vì họ đã sinh ra bạn.
Thử hỏi đến thời điểm này bạn đã làm được gì cho bố mẹ. Con cái chúng ta luôn ích kỷ. Bạn có thể nâng cấp điện thoại liên tục, iphone 6 vửa “rửa” chưa được bao lâu lại khăn gói xếp hàng khi iphone 7 chuẩn bị trình làng trong khi bạn chẳng thể ngó ngàng chiếc tivi cũ của bố mẹ có cần thay mới chưa. Bạn không tiếc tiền nâng cấp cpu để chơi game mượt hơn trong khi chẳng buồn xem lại điện thoại cũ của bố mẹ có còn nghe rõ hay không. Chúng ta là thế, thường hay tự nhận mình là đúng và chả thèm quan tâm đến bố mẹ nghĩ gì. Cách đây không lâu một câu chuyện làm xôn xao cộng đồng mạng: Một người bố ở miền Tây Ấn Độ bán thận nuôi con gái 5 năm học đại học. Trong ngày tốt nghiệp cô lại tặng cha một món quà mà cả đời ông sao có thể quên được ? Cô đã tự tử vì người yêu phụ bạc. Cô đã vội bỏ đi một tương lai tươi sáng cùng hai con người đã hi sinh hạnh phúc nửa đời người để cô được hạnh phúc… Sao họ có thể sống mà thiếu đi người con gái thương yêu ? cô sinh viên có suy nghĩ về bố mẹ trước khi ra quyết định tự kết liễu ?
Nỗ lực để làm gì ?
Bạn nỗ lực để làm gì ? Còn tôi, tôi nỗ lực là để tốc độ thành công của tôi nhanh hơn tốc độ già đi của bố mẹ. Bố mẹ không thể sống mãi mà đợi chúng ta thành công được. Bố mẹ chẳng cần hưởng thụ chỉ cần thấy bạn thành công đã là niềm vui lớn nhất với họ rồi, một sự thành công lớn nhất của họ. Công sức hi sinh của họ sẽ chẳng vô ích nữa.
Tôi nỗ lực để sau này có thể giúp bố mẹ thực hiện những ước mơ mà bố mẹ vì tôi phải gác lại, để sau này bố mẹ không phải nhìn sắc mặt người khác mà sống. Là để mời bố mẹ đi chơi khắp nơi, tự do thời gian mà không cần vội vã để tiết kiệm vài ba trăm nghìn, là để mua cho họ những thứ họ cần mà không cần nhìn giá, là để họ thoát khỏi bộn bề cuộc sống dành thời gian vui vầy bên con cháu….
Hãy yêu thương bố mẹ khi còn có thể vì khi mất đi họ chẳng còn cảm nhận được những gì bạn khóc lóc đâu. Đừng lấy lý do cho sự trì hoãn của bản thân để né tránh thể hiện tình yêu với bố mẹ. Mỗi ngày hãy dành 10 phút để nói chuyện với bố mẹ nếu không thì hãy dành ra 1 phút nghĩ về họ, cuối tuần dành ra một ít thời gian nghe những gì họ muốn nói mà từ trước đến nay bạn chẳng để cho họ tâm sự. Bạn hãy thử đi, dù chỉ một lần thôi!. Nếu quá căng thẳng thì hãy hít sâu vào, lấy hết can đảm bản thân ra nói thật rõ ràng: “con yêu bố mẹ” và cả thế giới của bạn sẽ thay đổi từ khi bạn cất tiếng !