Hóc dị vật đường thở: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Hóc dị vật đường thở xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Tình trạng này cần được sơ cứu khẩn cấp vì gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ở đường hô hấp và thậm chí dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa I Vương Mỹ Dung, Phó khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đưa ra thông tin tổng quan về hóc dị vật đường thở.

mắc dị vật đường thở

Hóc dị vật đường thở là gì?

Hóc dị vật đường thở là tình trạng các vật thể hoặc chất lạ lọt vào đường thở, thường là khí quản hoặc phế quản, gây cản trở lưu thông không khí. Dị vật này có thể là đồ chơi nhỏ, thức ăn, dịch dạ dày hoặc các vật dụng khác, và khi mắc kẹt ở đường thở, nó có thể gây khó thở, ho dữ dội, và thậm chí ngưng thở nếu không được xử lý kịp thời. Đôi khi dị vật đường thở không gây triệu chứng - còn gọi là hóc dị vật đường thở thầm lặng.

Triệu chứng hóc dị vật đường thở

Triệu chứng hóc dị vật đường thở được biểu hiện khá đa dạng:

1. Triệu chứng chung

Một số người bệnh hóc dị vật đường thở sẽ có triệu chứng ho nhiều, liên tục do phổi đang cố gắng loại bỏ chất xâm nhập này. Một số người bệnh xuất hiện triệu chứng thở khò khè, khó thở hoặc khàn giọng sau khi ăn, uống, nôn hoặc ợ chua. Người bệnh có thể sốt cao do dị vật gây viêm, nhiễm trùng tại chỗ.

2. Triệu chứng ở từng bộ phận

Triệu chứng mắc dị vật đường thở ở từng bộ phận, gồm:

hóc dị vật đường thở
Một số người bệnh hóc dị vật đường thở sẽ có triệu chứng ho nhiều, liên tục do phổi đang cố gắng loại bỏ chất xâm nhập này.

Những biến chứng nguy hiểm khi mắc dị vật đường thở

Một số biến chứng nguy hiểm khi mắc dị vật đường thở, bao gồm: (1,2)

Nguyên nhân mắc dị vật ở đường thở

Bất kỳ vật nào đưa vào miệng đều có khả năng bị hít vào đường thở, đặc biệt đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ở tuổi thích khám phá và tương tác với môi trường xung quanh bằng cách đưa vật vào miệng. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức cảnh giác với đồ vật xung quanh, đặc biệt là những đồ vật có kích thước nhỏ.

Ngoài ra, chức năng nuốt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ nên có xu hướng hít phải thức ăn vào đường thở khi ăn. Nguy cơ này đối với bé trai nhiều hơn bé gái. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng bao gồm những người lớn tuổi, có bệnh lý nền (bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não…) gây khiếm khuyết phản xạ nuốt.

Nguy cơ mắc dị vật đường thở

1. Đối tượng

Một số người dễ hóc dị vật đường thở gồm:

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị vật đường thở, bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh hóc dị vật đường thở cần gặp bác sĩ khi:

Ngoài ra, người bệnh thường xuyên gặp các triệu chứng sau cũng cần đến gặp bác sĩ, bao gồm:

Đôi khi, các triệu chứng không biểu hiện ngay lập tức và có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian đã bị hóc dị vật đường thở. Hơn nữa, bệnh còn gây biến chứng nghiêm trọng như sẹo phổi, viêm phổi hít hoặc áp xe phổi.

Phương pháp chẩn đoán dị vật đường thở

Một số phương pháp chẩn đoán dị vật đường thở, bao gồm:

Cách điều trị và sơ cứu hóc dị vật đường thở

Một số cách điều trị và sơ cứu hóc dị vật đường thở, bao gồm:

1.Sơ cứu khi phát hiện

Việc sơ cứu sẽ được phân thành 2 cách khác nhau tùy theo độ tuổi người bệnh, cụ thể:

1.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi

Với bé nhỏ hóc dị vật đường thở hãy thực hiện các bước sơ cứu sau:

sơ cứu hóc dị vật đường thở
Các bước sơ cứu trẻ em dưới 2 tuổi hóc dị vật đường thở.

1.2 Đối với trẻ trên 2 tuổi và người lớn

Khi có dấu hiệu hóc dị vật đường thở, hãy thực hiện các cách sau để lấy dị vật ra, gồm:

nghiệm pháp heimlich
Nghiệm pháp Heimlich.

Nếu các phương pháp sơ cứu này không thành công, người sơ cứu hãy gọi cấp cứu để được tiếp nhận và điều trị kịp thời. Trong quá trình đợi cấp cứu, người sơ cứu tiếp tục thực hiện xen kẽ phương pháp vỗ lưng ép ngực và nghiệm pháp Heimlich. Nếu bất tỉnh, hãy đặt người bệnh lên mặt phẳng và hồi sức tim phổi (CPR).

2. Phương pháp điều trị và theo dõi

Phương pháp điều trị và theo dõi khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, vật chất người bệnh hít phải và nguyên nhân bệnh lý dẫn đến hóc dị vật đường thở. Cụ thể:

Biện pháp phòng ngừa mắc dị vật đường thở

Một số biện pháp phòng ngừa mắc dị vật đường thở, bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Dị vật đường thở ở trẻ em

Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp tiếp nhận, cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực toàn diện 24/24 giờ cho người bệnh nguy kịch, giữa lằn ranh sự sống - cái chết như: sốc, suy hô hấp, suy đa cơ quan, suy thận, suy gan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng, ngộ độc cấp,… hoặc người bệnh phẫu thuật có nguy cơ cao suy hô hấp, sốc, chảy máu sau mổ,…. Đặc biệt, bệnh viện liên tục nhập các trang thiết bị hiện đại từ các nước Mỹ, Hàn, Âu,… trên thế giới nhằm hỗ trợ việc điều trị nhanh, hiệu quả cho người bệnh như:

Thông qua bài này, người bệnh hiểu và nắm được một số cách sơ cứu khẩn cấp cho người hóc dị vật đường thở như đánh lưng và ép bụng loại bỏ dị vật và ngừa biến chứng. Đồng thời, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/hoc-la-gi-a65999.html