Kinh tế là một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành và phát triển các khía cạnh khác nhau của xã hội. Xã hội luôn vận động, và kinh tế luôn phát triển, do đó, các lĩnh vực kinh tế luôn liên tục đòi hỏi nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm. Trong bài viết này, RMIT sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành kinh tế là ngành gì và trả lời được câu hỏi “học kinh tế ra làm gì” nhé!
1. Ngành kinh tế là gì?
Ngành học Kinh tế là ngành học nghiên cứu về các hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, công ty và các tổ chức kinh tế khác; từ đó trang bị cho người học khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế trong thực tiễn.
Ngành kinh tế bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như: quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kinh tế học, kế toán - kiểm toán, marketing…
Với nhóm ngành kinh tế, sinh viên sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô, vi mô, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển,… Có thể nói, đây là lĩnh vực đào tạo các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế trong thực tiễn. Vậy sau khi nhận được nguồn tài nguyên kể trên thì sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra làm nghề gì?
Do tính chất và quy mô rộng lớn của ngành nên khi theo học ngành kinh tế, sinh viên sẽ được cung cấp hàng ngàn những kiến thức nền tảng và chuyên sâu để có thể làm việc trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau từ quản trị, ngân hàng đến truyền thông, kế toán,… Ngoài ra, sinh viên còn học về các hoạt động trao đổi, thương mại, logistics, bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, công ty và các thực thể kinh tế khác.
Bài viết liên quan: Cử nhân kinh tế - Tìm hiểu chương trình đào tạo tại RMIT
2. Khối ngành kinh tế gồm những chuyên ngành nào?
Những chuyên ngành trong khối ngành kinh tế là gì? Ngành kinh tế được phân thành nhiều chuyên ngành với nền tảng kiến thức khác nhau. Dưới đây là các ngành học kinh tế thường gặp:
2.1. Tài chính
Sinh viên chuyên ngành Tài chính sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về tài chính qua các môn học như tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, vốn đầu tư… Chuyên ngành Tài chính cung cấp cái nhìn tổng thể về hoạt động quản lý tài sản, vốn, ngân hàng, quá trình quản lý và điều phối dòng tiền.
2.2. Quản trị Kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành học rộng, với lượng kiến thức trải rộng về nhiều mảng bao gồm: marketing, ngoại thương, quản trị nhân lực… Sinh viên theo học quản trị kinh doanh sẽ được trang bị những kiến thức liên quan đến quá trình quản trị hoạt động kinh doanh nhằm mục đích xây dựng, phát triển, quản lý và đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Ngân hàng
Ngành Ngân hàng là ngành học đòi hỏi sinh viên có tư duy tốt, nắm vững nền tảng kiến thức cơ sở. Sinh viên chuyên ngành ngân hàng sẽ được giảng dạy kiến thức nền tảng về tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán…
2.4. Kế toán
Nhiệm vụ của kế toán là ghi chép, xử lý, thu nhận và cung cấp giấy tờ, thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế tài chính của cơ quan, doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Sinh viên học chuyên ngành Kế toán sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán. Các môn cơ sở bao gồm nguyên lý kế toán, kiểm toán, quản trị kế toán và các môn chuyên sâu bao gồm phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, kế toán ngân hàng,…
3. Học kinh tế ra làm gì?
Chắc hẳn có rất nhiều bạn đang phân vân không biết định hướng tiếp theo của mình khi luôn không rõ thật sự học kinh tế để làm gì hay ngành kinh tế ra trường làm gì. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của trụ cột kinh tế đã mở ra số lượng lớn và đa dạng cơ hội việc làm cho xã hội, chỉ cần bạn có đủ năng lực chuyên môn cùng thái độ tốt thì thị trường sẽ luôn có nhiều cơ hội chào đón bạn. Nếu bạn đang thắc mắc học ngành kinh tế ra làm gì thì dưới đây là một số định hướng công việc mà sinh viên kinh tế có thể cân nhắc.
3.1. Tư vấn tài chính - kinh tế
Tư vấn tài chính - kinh tế là công việc đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức chuyên sâu về tài chính - kinh tế cùng khả năng tư duy logic, phân tích và khả năng giao tiếp tốt. Tư vấn tài chính - kinh tế là công việc đưa ra các ý kiến chuyên môn về các vấn đề tài chính - kinh tế cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Hoạt động tư vấn tài chính - kinh tế sẽ thường thấy ở một số vị trí phổ biến như:
- Giám đốc tư vấn tài chính: Là người điều hành và quản lý đội ngũ tư vấn tài chính.
- Giám đốc tư vấn kinh tế: Là người điều hành và quản lý đội ngũ tư vấn kinh tế.
- Chuyên viên tư vấn tài chính: Là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về các vấn đề tài chính ở các lĩnh vực như đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng, kế toán…
- Chuyên viên tư vấn kinh tế: Là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng về các vấn đề kinh tế như kinh doanh, thị trường, đầu tư…
Các nhiệm vụ trong hoạt động tư vấn tài chính - kinh tế:
- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: Thu thập thông tin về nhu cầu, mục tiêu của khách hàng để hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
- Phân tích thông tin: Phân tích thông tin và đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng về thị trường, tình hình kinh tế….
3.2. Nhân viên kế toán - kiểm toán
Nhân viên kế toán - kiểm toán là người chịu trách nhiệm thu thập, ghi chép, phân tích và tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Công việc này yêu cầu người theo đuổi ngành học kinh tế có kiến thức chuyên môn về kế toán - kiểm toán, khả năng tư duy logic và phân tích tốt, ngoài ra còn phải cẩn thận và chính xác.
Học kế toán - kiểm toán có thể làm ở một số vị trí như:
- Kiểm toán viên: Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và trung thực của các thông tin tài chính.
- Kế toán viên: ghi chép, phân tích, thu thập, tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
- Trưởng phòng kiểm toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kiểm toán.
- Trưởng phòng kế toán: Quản lý và điều hành đội ngũ kế toán.
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán - kiểm toán:
- Thu thập thông tin tài chính: thu thập các thông tin tài chính từ các hóa đơn, chứng từ…
- Ghi chép thông tin tài chính: Ghi chép những thông tin tài chính vào sổ sách, chứng từ kế toán.
- Phân tích thông tin tài chính: Phân tích thông tin tài chính để phát hiện các vấn đề bất thường.
- Kiểm tra thông tin tài chính: Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các thông tin tài chính.
- Tổng hợp thông tin tài chính: tổng hợp để lập báo cáo tài chính.
3.3. Làm việc trong các cơ quan Nhà nước
Bên cạnh câu hỏi “ngành kinh tế ra trường làm gì” thì nhiều bạn sĩ tử cũng thắc mắc liệu học kinh tế có làm nhà nước được không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước được gọi là công chức, viên chức. Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước. Viên chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào công việc viên chức và làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Công chức, viên chức tốt nghiệp ngành kinh tế có thể làm việc ở các bộ, sở, phòng, ban liên quan đến thuế, vận tải, công thương, phát triển và đầu tư,…Họ thường đảm nhận các nghiệp vụ liên quan đến nhận định và phân tích rủi ro, tư vấn tài chính hay lập kế hoạch kinh tế.
3.4. Nhân viên Ngân hàng
Không quá xa lạ khi được nhắc đến để trả lời cho câu hỏi học ngành kinh tế ra làm gì, nhân viên ngân hàng sẽ làm việc ở các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, ngân hàng phát triển,…Mỗi vị trí sẽ có những nghiệp vụ riêng, nhìn chung các nhân viên ngân hàng sẽ có 3 nhóm nghiệp vụ chính như sau:
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Thanh toán, bảo hiểm, cho vay,…Những nhân viên ở vị trí này cần phải có kiến thức về tài chính - kinh tế tốt để đưa ra những quyết định chính xác. Ví dụ, nhân viên tín dụng là người chịu trách nhiệm thẩm định, cho vay, quản lý nợ vay.
- Tiếp nhận và giải quyết các giao dịch của khách hàng: Chuyển tiền, gửi tiền, rút tiền, mở tài khoản ngân hàng… Những người đảm nhận vị trí này cần có kỹ năng giao tiếp, tư vấn tốt vì đây là người trực tiếp tiếp nhận, giải quyết các giao dịch của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ.
- Quản lý các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng: Quản lý tài sản, quản lý rủi ro,…Những người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng là nhân viên kế toán, kiểm toán, tài chính với kiến thức chuyên môn vững chắc.
3.5. Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Nhân viên kinh doanh đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, họ tìm kiếm, phát triển và duy trì khách hàng, giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, dịch vụ của mình. Mỗi nhân viên kinh doanh đều có một nhiệm vụ riêng phụ thuộc vào vị trí công việc được phân công. Nhìn chung, nhân viên kinh doanh sẽ làm các nghiệp vụ cơ bản như:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Tham gia khảo sát thị trường, tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng, và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
- Thương lượng, chốt hợp đồng: thương lượng với khách hàng về ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ.
- Chăm sóc khách hàng: chăm sóc khách hàng sau khi ký kết hợp đồng, đảm bảo khách hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3.6. Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là ngành học luôn nhận được sự quan tâm của người học, nổi tiếng với đa dạng cơ hội việc làm và mức đãi ngộ khá tốt. Vậy học kinh tế ra làm gì, có được làm xuất nhập khẩu không? Xuất nhập khẩu liên quan đến các hoạt động mua bán giữa thương nhân trong nước và nước ngoài. Điều này có nghĩa là xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động ngoại thương nên sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế hoàn toàn có thể làm xuất nhập khẩu.
Nhân viên xuất nhập khẩu được chia thành 3 vị trí chính: nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên hiện trường và nhân viên chứng từ. Ngoài ra, còn có một số vị trí cơ bản khác như nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên đại diện của các tập đoàn đa quốc gia, nhân viên mua hàng…
3.7. Marketing, truyền thông, quảng cáo
Trong các ngành về kinh tế thì marketing hiện đang là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ săn đuổi nhất hiện nay. Marketing, truyền thông, quảng cáo là tiếp cận, giao tiếp với khách hàng thông qua các hoạt động tiếp thị sản phẩm hay phát triển thương hiệu. Học chuyên ngành marketing có thể làm việc ở một số vị trí như: nghiên cứu thị trường, truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện, copywriter (hiểu nôm na là những người viết lời quảng cáo), account manager (phụ trách khách hàng), hoặc thâm chí là designer (thiết kế) …
3.8. Nghiên cứu, giảng dạy
Nếu chưa biết học ngành kinh tế ra trường làm gì, thì bạn có thể cân nhắc con đường nghiên cứu và giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp ngành học Kinh tế, nếu có mong muốn được tiếp tục học tập và nghiên cứu sâu hơn về ngành, bạn có thể tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường đại học hoặc tham gia các phòng nghiên cứu và phân tích dữ liệu, thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế.
Công việc này yêu cầu nhân sự có đủ kiến thức chuyên môn và sự tự tin khi đưa ra các dự báo, báo cáo kinh tế. Ngày nay, khá nhiều bạn trẻ có xu hướng học lên bậc cao hơn và trở về giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực tài chính - kinh tế.
4. Học ngành Kinh tế tại Trường Đại học RMIT
Các chương trình học cử nhân thuộc khối ngành Kinh tế đang là những chương trình được rất nhiều sinh viên quan tâm và tham gia theo học tại Đại học RMIT.
Điểm đặc biệt học kinh tế tại RMIT nằm ở việc sinh viên được tự do kết hợp chuyên ngành chính của mình cùng các chuyên ngành phụ và môn học tự chọn ở đa dạng lĩnh vực. Nhờ đó, sinh viên kinh tế có thể trải nghiệm cảm giác như đang học song ngành, vừa học kinh tế, vừa học các môn về digital marketing, logistics…
Đặc biệt hơn, khi theo học kinh tế tại RMIT, sinh viên sẽ học thẳng vào chuyên ngành ngay từ năm đầu tiên và hoàn tất chương trình chỉ sau 3 năm học.
Ngoài ra, Đại học RMIT còn nổi tiếng với phương pháp WIL (Work Integrated Learning) - học tập kết hợp thực tiễn - nghĩa là sinh viên được đào tạo sát với thực tiễn thông qua các hoạt động như dự án mô phỏng, thực tập tại các công ty, tập đoàn, đi thực địa tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp,.. Nhờ đó, sinh viên được tích lũy những kiến thức và kỹ năng thực tế, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và có kinh nghiệm thực tiễn ngay trước khi ra đường.
Ngoài ra, ngành Kinh tế tại RMIT còn có các ưu điểm như:
- Học tập đa hình thức thông qua các lớp học trực tiếp tại trường và qua nền tảng trực tuyến. Sinh viên sẽ không dùng sách giáo khoa mà học trên nền tảng học tập trực tuyến Canvas của trường với nội dung được cập nhập liên tục và sát với thực tiễn. Từ đó tránh tình trạng lý thuyết rập khuôn và được tiếp cận với những kiến thức, case study mới mẻ, cập nhật nhất.
- Sinh viên được đánh giá toàn diện và thực tế thông qua nhiều bài tập, dự án cá nhân, nhóm, không có bài thi cuối kỳ.
RMIT cam kết rằng sinh viên ngành Kinh tế sẽ được nhà trường và đội ngũ hỗ trợ sinh viên chăm sóc từ lúc nhập học đến khi ra trường.
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về ngành Kinh tế là ngành gì cũng như trả lời cho câu hỏi “học kinh tế ra làm gì”. Hy vọng các bạn sinh viên và cha mẹ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành kinh tế và đưa ra được lựa chọn ngành học đúng đắn.
Xem thêm: Danh sách các trường đại học ngành Kinh tế hàng đầu Việt Nam.