Trong thời đại bùng nổ của công nghệ, các nền tảng kỹ thuật số ngày càng “lên ngôi”. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang dần thay đổi và chuyển mình khi không chỉ sử dụng hình thức Marketing truyền thống mà hướng đến Digital Marketing - phương thức tiếp trên nền tảng số. Vậy thì công việc chính của Digital Marketing là làm gì và các chuyên viên khi đảm nhận công việc Digital Marketing sẽ như thế nào? Hãy cùng DigiMind tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Digital marketing là gì?
Ta có thể hình dung một cách đơn giản thì công việc của Digital Marketing (tiếp thị trực tuyến) là những phương thức tiếp thị diễn ra trên nền tảng số. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các kênh cũng như các nền tảng kỹ thuật số (mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, website,...) để có thể kết nối với khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Công việc của Digital Marketing
Khác với Marketing truyền thống khi hình thức này sẽ tập trung vào quảng cáo tờ rơi, điểm bán sản phẩm,… thì Digital Marketing sẽ áp dụng triệt để các nền tảng kỹ thuật số. Hoặc thông tin mua sắm của người dùng thông qua các kênh thương mại điện tử cũng sẽ tạo ra sự khác biệt khi mua sắm tại siêu thị
Xem thêm: Digital marketing là gì? Tất tần tật về Digital Marketing
2. Các hình thức Digital Marketing phổ biến
-
SEO
SEO là thuật ngữ viết tắt của Search Engine Optimization - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Là quá trình giúp nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,...Từ đó giúp người dùng dễ dàng tiếp cận tới website cũng như webpage của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm.
-
SEM
Thuật ngữ SEM được dùng trong Marketing và có thể hiểu một cách đơn giản là: “Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm”. Quá trình này sẽ giúp bạn thu hút được các lượt truy cập miễn phí cũng như đạt được vị trí xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm bằng cách trả tiền cho các quảng cáo mà bạn sử dụng để tiếp thị.
-
Social Media Marketing
Đây là quá trình tạo nội dung phù hợp cho từng nền tảng truyền thông xã hội để thúc đẩy sự tương tác và quảng bá doanh nghiệp của bạn. Các nền tảng mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Facebook, Instagram, Zalo, Youtube, Tik tok, Linkedin, Twitter,...
-
Content Marketing
Content marketing như một dạng tiếp thị nội dung thông qua cách kể chuyện hoặc tạo ra những thông tin hữu và có giá trị về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó. Thay vì quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn cung cấp những nội dung hữu ích và có giá trị đối với khách hàng. Từ đó giúp họ giải quyết được những vấn đề đang gặp phải.
Content Marketing
-
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết là hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, các nhà phân phối dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp và từ đó nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.
-
Display Advertising
Là một trong các hình thức digital marketing mà bạn quen thuộc nhất. Khi đi tới bất kỳ một trang web hay mạng xã hội nào, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những banner quảng cáo. Chúng là thể dưới dạng ảnh động, ảnh tĩnh hay video, và được gọi chung một tên gọi là Display advertising (quảng cáo hiển thị).
Xem thêm: Các hình thức phổ biến của Digital Marketing
3. Mô tả chung về công việc của ngành Digital Marketing
Sau khi đã hiểu rõ về Digital Marketing là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những công việc của ngành này nhé. Dưới đây sẽ là những đầu việc mà hằng ngày một Digital Marketer sẽ phải đảm nhiệm:
- Xác định, phân tích và đào insight của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
- Xây dựng chiến lược truyền thông và chiến lược Marketing để tiếp cận với nhóm khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số.
- Lập kế hoạch và thực thi Digital Marketing trên các nền tảng trực tuyến như: Facebook, Google, Instagram,…
- Phân tích và thiết lập các loại hình Digital Marketing phù hợp đối với chiến dịch: SEO/SEM, Social Media, Mobile Marketing, Online Advertising, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate Marketing,…
- Thu thập dữ liệu và viết báo cáo đánh giá nhằm tối ưu những điểm mạnh yếu của chiến dịch từ đó rút ra bài học cho chiến dịch sau
- Phối hợp nhịp nhàng cùng các phòng ban liên quan nhằm đặt được mục tiêu chung đề ra
Digital Marketing là làm gì?
4. Mô tả công việc của Digital Marketing theo từng vị trí và chức vụ
Quản lý Digital Marketing
Người quản lý Digital Marketing có vai trò chính là đưa thông tin về thương hiệu trên các “không gian” kỹ thuật số. Dưới đây sẽ là các công việc chính mà quản lý Digital Marketing sẽ đảm nhiệm:
- Hoạch định và đưa ra định hướng các kế hoạch Digital Marketing.
- Xây dựng các chiến lược Digital Marketing từ tổng quát đến chi tiết. Quản lý, vận hành, theo dõi chiến dịch.
- Đánh giá, phân tích số liệu để có thể điều chỉnh chiến dịch đúng lúc, đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Phân bổ ngân sách, đánh giá các báo cáo của nhân viên.
- Báo cáo trực tiếp kết quả của chiến dịch Digital Marketing với ban giám đốc, làm việc với các phòng ban liên quan khác như giám đốc kinh doanh, sản phẩm,…
- Quản lý phòng Digital Marketing, đào tạo, tập huấn cho nhân viên.
Nhân viên Digital Marketing
Nhân viên Digital Marketing có trách nhiệm xem xét các chiến lược tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp. Họ lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị, đồng thời duy trì và cung cấp nội dung cho các nền tảng số của công ty. Dưới đây là một số công việc cơ bản của nhân viên Digital Marketing
- Quản lý các nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa nội dung cho trang web và các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Google Plus, v.v.
- Theo dõi luồng lưu lượng truy cập trang web và cung cấp báo cáo nội bộ thường xuyên.
- Phân tích thông tin thị trường, sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, chiến dịch Digital,…
- Xác định các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số mới và đảm bảo rằng thương hiệu đang không bị lỗi thời so với sự phát triển của ngành.
- Chỉnh sửa và đăng nội dung, video, podcast và nội dung âm thanh trên các trang trực tuyến.
- Định vị, phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng Social, Website, Forum,..
- Thực thi các quảng cáo qua Mobile Marketing, Email Marketing.
Quản lý Content Marketing
Vai trò của một Content Marketer trong chiến dịch Digital Marketing là vô cùng lớn. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý và viết blog, tiếp thị qua email, viết bài quảng cáo cho trang bán hàng,...Dưới đây sẽ là những công việc mà người quản lý nội dung sẽ phải đảm nhận:
- Viết, chỉnh sửa những nội dung mà khán giả đang quan tâm đồng thời tối ưu nội dung đó.
- Xây dựng một kế hoạch nội dung hiệu quả để đáp ứng với các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời có am hiểu cơ bản về SEO cũng như phát triển nội dung.
- Thu thập và đo lường hằng ngày để làm tăng lưu lượng truy cập cũng như mức độ tương tác của khách hàng.
- Kết hợp các chương trình nội dung với các chiến dịch thương hiệu để thúc đẩy nhu cầu về thương hiệu.
- Tiếp nhận phản hồi của khách hàng và đưa ra các ý tưởng để tăng mức độ tương tác của khách hàng.
Chuyên viên SEO
Công việc chính của chuyên viên SEO là làm tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời tìm cách tăng lưu lượng truy cập của trang web. Dưới đây là các công việc của một chuyên viên SEO trong ngành Digital Marketing:
- Tiến hành nghiên cứu từ khóa theo các chiến lược nghiên cứu từ khóa mới nhất.
- Lập kế hoạch SEO Onpage và Offpage
- Tiến hành phân tích cơ sở về khách hàng trong các ngành khác nhau.
- Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất cũng như tối ưu hiệu quả chiến dịch như Google Analytics, Google Search Console,...
- Tối ưu bài viết cũng như website chuẩn SEO
- Đóng góp cho blog của công ty để tối ưu hóa trên trang và ngoài trang
Công việc của chuyên viên SEO
Nhân viên Social Media
- Để có được những nội dung hấp dẫn và thu hút trên nền tảng mạng xã hội là cả một nghệ thuật. Chính vì vậy, người làm Social Media phải có hiểu biết và kiến thức về các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Dưới đây sẽ là những vai trò và trách nhiệm của một nhân viên Social Media:
- Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch ngân sách và lịch trình thực hiện các chiến dịch Social Media Marketing
- Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông trên mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
- Tiến hành nghiên cứu đối tượng cạnh tranh để thông qua đó xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị social media
- Không ngừng tối ưu hóa các trang của công ty trên nền tảng social media để làm tăng mức độ hiển thị nội dung của công ty
- Khai thác đa dạng các khía cạnh tiếp thị kỹ thuật số để đạt được mức độ tương tác của khán giả, lưu lượng truy cập trang web và doanh thu đã đề ra
Xem thêm: Top 8 công cụ Digital Marketing được sử dụng nhiều nhất
-
DIGIMIND GROUP - MINDSET FIRST
? Dịch vụ: Strategic Planning, Digital Marketing, Public Relation, Media Booking
? Địa chỉ: Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Hotline: 0972 36 88 55
? Website: www.digimindgroup.vn
? Email: contact@digimindgroup.vn