Tuyển dụng
Hướng dẫn cách viết chi tiết hồ sơ sinh viên
TRANG THỨ 1: ĐÂY LÀ BÌA NGOÀI CỦA LÝ LỊCH HỌC SINH SINH VIÊN, CÁC BẠN SẼ CẦN CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NHƯ:
- Họ và tên (Yêu cầu phải viết bằng in hoa có dấu) - Ngày, tháng, năm sinh (Yêu cầu điền chính xác về ngày tháng năm sinh) - Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (Điền trùng khớp thông tin có trên hộ khẩu) - Khi cần báo tin cho ai? ở đâu (Tại đây các em học sinh sinh viên có thể điền thông tin của bố mẹ có ghi kèm thêm số điện thoại)
TRANG THỨ 2: ĐÂY LÀ PHẦN KHAI VỀ BẢN THÂN HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC THÔNG TIN CHÍNH NHƯ:
- Ảnh 3x4: Các em sẽ dán vào góc bên trái và giáp lai vào ảnh - Họ Tên: Đầy đủ thông tin hoc sinh viết in hoa có dấu - Ngày, Tháng, Năm Sinh: Các em chỉ cần điền thông tin 2 số cuối ngày, tháng, năm sinh của mình và ô trống. - Dân Tộc: Dân tộc Kinh thì em điền 1 vào ô trống, dân tộc khá thì điền 0 - Tôn Giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tên tôn giáo đó, không theo tôn giáo thì ghi là không.- Thành phần xuất thân gia đình: Hãy chọn 1 nếu là công nhân viên chức, 2 nếu là nông dân, 3 nếu là trường hợp khác. - Đối Tượng Dự Thi: Các em thí sinh thuộc đối tượng nào sẽ điền thông tin tương tự trong giấy báo dự thi, trường hợp không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống. - Ký Hiệu Trường: Điền ký hiệu mã trường mà các em trúng tuyển, nhập học - Số Báo Danh: Điền chính xác số báo danh trong kỳ thi THPT Quốc Gia của các em - Kết Quả Học Lớp Cuối Cấp THPT, THBT, THN, TCCN: Tại mục này thông tin này các em học sinh sinh viên cần phải điền đầy đủ, chính xác về học tập, về xếp loại hạnh kiểm.
- Ngày Vào Đoàn TNCS HCM: Học sinh, sinh viên được kết nạp ngày nào sẽ ghi chi tiết ngày đó - Ngày Vào Đảng CSVN: Ghi rõ ngày được kết nạp Đảng CSVN - Khen Thưởng, Kỷ Luật: Có thì em điền, còn không có có thể bỏ trống - Giới Tính: Là nữ điền là 1, còn nam điền là 0 - Hộ Khẩu Thường Trú: Học sinh, sinh viên cần phải điền rõ thông tin về số nhà, xóm, xã phường, thị trấn, thông tin này cần phải trùng khớp với số hộ khẩu gia đình. - Thuộc Khu Vực Tuyển Sinh Nào: Thông tin này các em cần phải điền trùng khớp theo đúng giấy báo dự thi là khu vực: 1; 2; 2NT; 3 - Ngành Học: Là thông tin ngành học mà các em trúng tuyển, các em cũng cần phải điền rõ thông tin về mã ngành. - Điểm Thi Tuyển Sinh: Là điểm 3 môn mà các em xét tuyển vào trường, ghi rõ điểm thi của từng ngành. - Điểm Thưởng: Các em sinh viên có điểm thưởng thì điền, không có điểm thưởng thì bỏ qua. - Lý Do Được Tuyển Thẳng Và Được Điểm Thưởng: Nếu có thì các em điền trường hợp không có có thể bỏ qua. - Năm Tốt Nghiệp: Là thông tin hai số cuối của năm các em tốt nghiệp. - Số CMND: Sinh viên điền thông tin chính xác số chứng minh nhân dân của mình. - Tóm Tắt Quá Trình Học Tập, Công Tác Lao Động: Tại mục này các em học sinh sẽ cần ghi rõ về thời học tiểu học, trung học cơ sở, và THPT.
TRANG 3+4: LÀ THÔNG TIN CẦN KHAI VỀ THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH
Thông Tin Về Cha: Học sinh, sinh viên cần phri ghi rõ họ tên cha của mình, về quốc tịch, hộ tịch về hộ khẩu thường trúThông tin về Mẹ: Học sinh cũng điền thông tin tương tự như trong phần thông tin về Cha. Thông Tin Vợ Hoặc Chồng: Đã kết hôn thì điền thông tin, chưa có thì bỏ qua. Thông Tin Về Anh Chị Em Ruột: Ghi rõ thông tin họ, tên anh trai, chị gái, em trai, em gái..làm gì, ở đâu.
Cam đoan xác nhận của gia đình về thông tin khai ở trên của học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên ký xác nhận thông tin Xác nhận của chính quyền Xã, phường nơi học sinh đang cư trú.
Tìm việc làm sinh viên năm cuối
Những điều thí sinh cần lưu ý khi nhập học
- Giấy báo nhập học phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao (có công chứng), bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp;
- Với giấy khai sinh, thí sinh phải có bản sao không được photo công chứng. Đối với Hồ sơ trúng tuyển sinh viên (Hồ sơ nhập học đại học) phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán hình có đóng dấu giáp lai và giấy tờ được đóng dấu xác nhận của địa phương (theo mẫu do Bộ GD&ĐT phát hành, các thí sinh chỉ có thể mua tại Sở GD&ĐT ở địa phương thí sinh học cấp III);
- Với học bạ cần có bản sao (có công chứng, thí sinh có thể sao học bạ tại trường cấp III đã theo học);
Đối với sinh viên trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên. Giấy chứng nhận diện chính sách: dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí.
- Nhập học chậm sau 15 ngày, coi như bỏ học
Mỗi trường đại học sẽ ấn định một số ngày cụ thể để thí sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học. Nếu vì lý do nào đó mà thí sinh không thể có mặt đúng ngày nhập học thì vẫn có thể làm thủ tục nhập học vào những ngày tiếp theo, nhưng không được nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển.
Nếu nhập học chậm sau 15 ngày và không có lý do chính đáng thì thí sinh sẽ bị coi là bỏ học. Riêng trường hợp thí sinh ốm đau tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên thì trường xem xét quyết định cho nhập học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
>>> Xem thêm: Khám phá rất nhiều cơ hội việc làm Vĩnh Phúc hấp dẫn ngay mà bạn không thể bỏ lỡ.
Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ nhập học, tân sinh viên cần phải chuẩn bị những gì?
Tìm phòng trọ - dành cho thí sinh từ các tỉnh xa
Do số lượng kí túc xá của mỗi trường có hạn, nên nếu không thuộc diện chính sách, sinh viên có thể không đăng kí được kí túc. Lúc này, nếu không có người quen/họ hàng để ở nhờ thì các bạn buộc phải tìm phòng trọ.
Để giúp việc tìm kiếm nhà trọ không trở nên phức tạp (do thiếu phương tiện đi lại, chưa quen với địa bàn) và tránh bị lừa, các bạn sinh viên mới nên cân nhắc tham khảo ý kiến từ các tình nguyện viên của trường học để biết thêm thông tin hữu ích: khu vực nào an toàn, khu vực nào có giá cả phải chăng, khu vực nào gần trường, cũng như cách di chuyển từ nhà trọ đến trường là thế nào...
Tuy nhiên, các bạn cần xem kỹ hợp đồng thuê phòng trọ, nhớ hỏi rõ chủ phòng trọ các quy định về tiền cọc, số người ở, có được nấu ăn trong phòng hay không, giá điện nước, Internet giờ giấc và nên có một hợp đồng thuê phòng với chủ nhà trọ… tránh trường hợp chủ trọ tăng giá hay cắt hợp đồng không lý do.
Phương tiện đi lại
Bạn có thể lựa chọn một trong nhiều phương tiện di chuyển như xe buýt, xe máy, xe đạp hoặc đi bộ. Dù đi bằng bất kỳ phương tiện nào, các bạn cũng cần tìm hiểu kĩ, tra cứu bản đồ (Google map chỉ dẫn đường đi) để tránh bị lạc đường hay đi vào đường cấm, đường một chiều.
Nếu lựa chọn đi bằng xe buýt, hãy tìm hiểu kĩ các chuyến đi từ nhà trọ đến trường và thời gian của các chuyến xe. Khi bạn mới bắt đầu học, nếu chưa có thẻ sinh viên, bạn có thể mua vé tập (tại Trạm Điều hành xe buýt Sài Gòn hoặc một số trạm khác) để tiết kiệm chi phí. Khi đã có thẻ sinh viên, bạn có thể dùng thẻ mua vé giảm giá khi lên xe buýt hoặc mua vé xe buýt theo tháng với giá ưu đãi.
Dù một số tuyến xe qua các trường đại học thường bị quá tải nhưng dù sao đi xe buýt cũng là lựa chọn tốt giúp bạn “né” được nắng mưa, bụi bặm, khi xe không quá động, bạn còn có thời gian để ngả lưng một chút.
Cảnh giác khi ra đường hay tiếp xúc người lạ
Thông thường khi nhập học, tân sinh viên sẽ được người thân dẫn đi, tuy nhiên, vì đây là môi trường mới nên sinh viên cần cẩn thận, đặc biệt về tiền bạc. Chuẩn bị nhập học, sinh viên luôn cầm theo tiền để chi cho nhiều khoản như học phí, nhà trọ, tiền ăn, đi lại, mua sắm các loại đồ dùng cần thiết… Do đó, cần cất giữ kĩ, tránh tình trạng đi vào nơi đông người, bị kẻ gian móc túi.
Ngoài ra, thay vì cầm nhiều tiền, hãy chỉ cầm một ít, số còn lại hãy cất giữ trong thẻ ATM. Điều này sẽ giúp bạn tránh mất tiền và quản lý tiền bạc tốt hơn. Khi ra khỏi nhà trọ/kí túc hãy nhớ khoá kỹ cửa sổ và cửa ra vào trước khi ra ngoài, không mang quá nhiều đồ quý trong người.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt đầu khóa
Có lẽ bạn đang tự hỏi, tham gia các buổi sinh hoạt đầu khóa để làm gì thì dưới đây là câu trả lời. Tham gia các buổi sinh hoạt đầu khóa là dịp để tân sinh viên làm quen với bạn mới, các anh chị sinh viên khóa trước và các thầy cô. Từ đây, bạn sẽ có thêm nhiều số điện thoại mới, kết bạn nhiều hơn trên mạng xã hội… từ đó, sẽ có người xi nhan cho giờ học, thời khóa biểu, tài liệu học, ăn uống ở đâu, đi lại ra sao…
Tham gia các buổi sinh hoạt đầu khóa cũng là dịp để các sinh viên năm nhất làm quen với môi trường học tập mới, tìm hiểu thêm về trường, về sơ đồ các phòng trong trường, tìm hiểu thêm nhiều câu lạc bộ thú vị để tham gia - và kết nối với trang mạng của trường để nhận thông báo mới về lịch học và các hoạt động của trường…
Nếu được, hãy sẵn sàng tham gia sinh hoạt tại một câu lạc bộ đội nhóm và phong trào tình nguyện như “Tiếp sức mùa thi”, “Mùa hè xanh”, CLB Tiếng Anh… để được gặp gỡ nhiều người, năng động hơn, hòa mình và học hỏi thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. Và nhớ, tham gia các buổi sinh hoạt, các buổi học đầu tiên để biết sẽ học sách gì, tài liệu gì, tìm mua ở đâu, photo ra sao…
Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây hy vọng rằng các bạn đã biết cách viết hồ sơ sinh viên khi bắt đầu nhập học như thế nào, chúc các bạn có một khởi đầu mới để bắt đầu con đường mình đã chọn.
Mẫu cv online