Ung thư khoang miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán

Ung thư khoang miệng là gì?

Ung thư khoang miệng là tế bào ung thư tiến triển trong các mô ở vùng miệng. Loại ung thư này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như: môi, má, lợi, lưỡi, vòm miệng cứng hay mềm, sàn miệng, xoang và họng. Trong đó, lưỡi và môi là 2 cơ quan phổ biến nhất.

Đọc thêm

Các giai đoạn ung thư khoang miệng

Các giai đoạn ung thư khoang miệng được chẩn đoán bằng các xét nghiệm. Giai đoạn bệnh phụ thuộc vào vị trí của khối u, tình trạng bệnh (ung thư đã tiến triển hoặc xâm nhập vào bề mặt của cơ quan phát hiện khối u hay chưa). Các xét nghiệm cũng xác định tế bào ung thư có di căn đến các khu vực khác trong cơ thể không. (1)Bác sĩ sử dụng thông tin giai đoạn để đề xuất các phương pháp điều trị và dự đoán khả năng phục hồi. Ung thư khoang miệng sử dụng hệ thống TNM (mô tả các giai đoạn của ung thư) để xác định giai đoạn bệnh.Các giai đoạn của ung thư khoang miệng:

Đọc thêm

Dấu hiệu của ung thư khoang miệng

Các dấu hiệu của ung thư khoang miệng như: (2)

Đọc thêm

1. Đau trong miệng

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không cảm thấy đau hoặc chỉ đau tại một vị trí nào đó khi chạm vào. Khi có vết loét ở da miệng sẽ đau hơn. Khi tế bào ung thư xâm lấn đến dây thần kinh xung quanh, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở trong tai và khoang mũi họng.

Đọc thêm

2. Màu sắc niêm mạc thay đổi

Người khỏe mạnh có niêm mạc màu hồng nhạt nhưng người bệnh ung thư khoang miệng có niêm mạc miệng nhợt màu hoặc đen lại do tế bào biểu mô niêm mạc thay đổi. Một số trường hợp niêm mạc miệng dày; cứng và thô hơn; xuất hiện ban đỏ hoặc trắng bợt khi bệnh diễn tiến nặng.

Đọc thêm

3. Sưng hạch

Ung thư khoang miệng thường di căn hạch đến cổ nên hạch cổ sẽ sưng to đột ngột.

Đọc thêm

4. Vận động miệng khó khăn

Khi bệnh đã xâm lấn sang hàm và cơ đóng miệng, việc vận động miệng sẽ khó khăn hơn, cứng và đau.

Đọc thêm

5. Vết loét kéo dài không khỏi

Miệng có những vết loét giống nhiệt miệng nhưng sau 2 tuần vẫn không khỏi, gây nóng rát và đau trong miệng.

Đọc thêm

6. Vận động lưỡi và tri giác kém

Tính linh hoạt của lưỡi cũng kém hơn khi bị ung thư khoang miệng, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn, nói chuyện, nuốt. Bên cạnh đó, lưỡi cũng bị tê, mất cảm giác, thậm chí chảy máu mũi không rõ nguyên nhân hoặc dây thần kinh mặt bị tê.

Đọc thêm

7. Bất thường trong răng

Khi bị ung thư khoang miệng, người bệnh bị lệch mặt, răng lung lay và rụng răng.

Đọc thêm

8. Chảy máu khoang miệng

Đây là triệu chứng nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng, xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng nên chỉ cần tiếp xúc nhẹ cũng gây chảy máu.

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ung thư ở khoang miệng

Ung thư khoang miệng bắt đầu trong các tế bào vảy ở khoang miệng. Các tế bào vảy phẳng, khi nhìn dưới kính hiển vi giống vảy cá.Các tế bào vảy bình thường trở thành tế bào ung thư khi DNA thay đổi và các tế bào bắt đầu phát triển và nhân lên. Theo thời gian, các tế bào ung thư xâm lấn sang các khu vực khác bên trong khoang miệng, đến các bộ phận như đầu và cổ hoặc các khu vực khác của cơ thể. (3)Khoảng 75% những người bệnh ung thư khoang miệng có những thói quen sau:

Đọc thêm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào bạn cảm thấy có những thay đổi trong miệng, chẳng hạn như vết loét, cảm giác đau, vận động miệng khó khăn… không thuyên giảm sau 2 tuần.

Đọc thêm

Biến chứng có thể gặp phải

Biến chứng có thể gặp khi bị ung thư khoang miệng:

Đọc thêm

Chẩn đoán ung thư khoang miệng như thế nào?

Chẩn đoán ung thư khoang miệng bằng các phương pháp sau: (4)

Đọc thêm

1. Sinh thiết

Sinh thiết là thủ tục lấy mẫu mô từ vùng nghi ngờ có khối u. Bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi để xác định ung thư hoặc các tế bào bất thường khác. Với ung thư khoang miệng, sinh thiết thường được thu thập từ vùng miệng kết hợp với gây tê cục bộ. Các mẫu đôi khi được thu thập từ các hạch bạch huyết ở cổ bằng kim.

Đọc thêm

2. Nội soi

Nội soi có thể được sử dụng để kiểm tra cổ họng khi có các dấu hiệu ung thư ngoài khu vực miệng.

Đọc thêm

3. Chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI)

Đây là những thủ tục không xâm lấn, chụp ảnh cơ thể để phát hiện những bất thường không hiển thị trên X-quang thông thường. Trong đó, MRI sử dụng từ trường để tạo hình ảnh chi tiết của cơ thể, giúp xác định kích thước và vị trí của các khối u. Máy CT sử dụng tia X để tạo hình ảnh cắt lớp của cơ thể, cung cấp thông tin về cấu trúc nội bộ của cơ thể và phát hiện các khối u.

Đọc thêm

4. Siêu âm

Siêu âm là thủ tục không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể. Với ung thư khoang miệng, siêu âm có thể được sử dụng để kiểm tra hoặc hướng dẫn sinh thiết từ các hạch bạch huyết ở cổ.

Đọc thêm

5. PET/CT

PET/CT là những thủ tục không xâm lấn, sử dụng thuốc nhuộm phóng xạ đặc biệt giúp phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể.

Đọc thêm

Bệnh có chữa được không?

Bệnh có chữa thể chữa được nếu phát hiện sớm. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết tỷ lệ sống tương đối của người bệnh ung thư miệng từ 2012-2018, cụ thể như sau:Các lựa chọn điều trị ung thư khoang miệng bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm mục tiêu. Ngoài ra, tiên lượng sống của người bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Đọc thêm

Biện pháp phòng ngừa

Không phải tất cả các trường hợp ung thư khoang miệng đều có thể phòng ngừa nhưng nguy cơ ung thư khoang miệng có thể giảm đáng kể nếu bạn hạn chế các yếu tố nguy cơ như:

Đọc thêm

1. Tránh thuốc lá và rượu

Sử dụng thuốc lá và rượu là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất với bệnh ung thư khoang miệng. Không sử dụng thuốc lá là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, uống rượu cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng. Yếu tố này cũng làm tăng đáng kể khả năng gây ung thư của thuốc lá.

Đọc thêm

2. Tránh nhiễm HPV

Nguy cơ nhiễm trùng papillomavirus (HPV) ở miệng và cổ họng tăng lên ở những người có quan hệ tình dục bằng miệng và quan hệ với nhiều người. HPV rất phổ biến và hiếm khi gây các triệu chứng. Bệnh nhiễm trùng này cũng phổ biến hơn ở người hút thuốc, có thể do khói thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc các tế bào lót miệng và cổ họng.Tiêm vắc xin HPV giảm nguy cơ nhiễm một số loại HPV. Những vắc xin này giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV, bao gồm: ung thư dương vật, hậu môn, âm hộ, âm đạo, miệng và cổ họng. Vắc xin HPV hiệu quả nhất khi tiêm lúc còn trẻ, trước khi quan hệ tình dục.

Đọc thêm

3. Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím (UV)

Tia cực tím là một yếu tố nguy cơ quan trọng, tránh tiếp xúc với tác nhân này cũng góp phần ngừa ung thư môi và ung thư da. Hạn chế ra ngoài buổi trưa, khi tia UV có cường độ mạnh nhất, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng và son dưỡng môi có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 để phòng ngừa ung thư khoang miệng.

Đọc thêm

4. Duy trì cân nặng và mô hình ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng kém và khối lượng cơ thể dư thừa có liên quan đến ung thư khoang miệng và hầu họng. Ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau và trái cây đồng thời hạn chế hoặc tránh thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, đồ uống có đường… giúp giảm nguy cơ mắc ung thư khoang miệng và nhiều loại ung thư khác.

Đọc thêm

5. Kiểm tra răng miệng định kỳ

Các khu vực của bạch sản niêm (mảng trắng bám chắc trên màng nhầy) hoặc hồng sản (những đốm đỏ tươi trong miệng) đều là những khu vực tăng trưởng tiền ung thư trong miệng, đôi khi trở thành ung thư. Bác sĩ thường loại bỏ các khu vực này, đặc biệt khi kế...

Đọc thêm

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh ung thư khoang miệng:Đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm trong khám, tư vấn, chăm sóc và điều trị toàn diện các bệnh lành tính đầu mặt cổ; ung thư vùng ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Khoaqhqt