Ngành Quản Lý Kinh Tế Là Gì? Học Ngành Quản Lý Kinh Tế Ra Làm Gì?
1.Ngành Quản Lý Kinh Tế Là Gì?
Ngành Quản lý Kinh tế là nghiên cứu kiến thức kết hợp của lĩnh vực kinh tế học, quản lý và chính sách công để phân tích, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo của ngành này bao gồm: phân tích chính sách kinh tế...
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Quản Lý Kinh Tế
Chương trình đào tạo ngành quản lý kinh tế được thiết kế với mục tiêu toàn diện, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.
3. Ngành Quản Lý Kinh Tế Học Những Gì?
Khung chương trình đào tạo ngành quản lý kinh tế được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về cả hai lĩnh vực quản lý và kinh tế. Nội dung chương trình học sẽ cung cấp cho bạn kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về ngành. Dưới đây là những nhóm kiến thức, kỹ năng mà bạn được học nếu lựa chọn theo đuổi ngành quản lý kinh tế:
4. Ngành Quản Lý Kinh Tế Thi Khối Gì?
Nếu bạn có ý định đăng ký xét tuyển ngành Quản lý kinh tế thì dưới đây là những tổ hợp mà ngành học này tuyển sinh:
5. Ngành Quản Lý Kinh Tế Học Trường Gì? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Ngành Quản lý kinh tế có mức điểm chuẩn khá cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây, trung bình từ 18 đến khoảng hơn 25 điểm.>> Xem thêm: Tìm việc làm Quản lý
6. Ngành Quản Lý Kinh Tế Có Được Ưa Chuộng?
Ngành Quản lý Kinh tế đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh khi xét tuyển đại học. Lý do chính khiến ngành học này thu hút đông đảo thí sinh là do ngành học cung cấp nền tảng kiến thức rộng và kỹ năng đa dạng, gi...
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Quản Lý Kinh Tế
Ngành quản lý kinh tế là ngành học đặc biệt năng động và yêu cầu nhiều kiến thức, kỹ năng đặc thù. Cùng xem bạn đã có bao nhiêu tố chất dưới đây để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực kinh tế.
7.1 Tố Chất Lãnh Đạo
Yếu tố then chốt tạo nên một người quản lý giỏi chính là tố chất lãnh đạo và khả năng đưa ra quyết định sáng suốt trong các tình huống phức tạp. Khả năng lãnh đạo sẽ giúp bạn điều hành hiệu quả các tổ chức, xử lý các vấn đề chính sách và quản lý tốt nguồn lực. Trong ngành quản lý kinh tế, khả năng này giúp người quản lý định hướng chiến lược phát triển và đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư hay phân bổ nguồn lực.
7.2 Kỹ Năng Giao Tiếp Và Đàm Phán
Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa vàng mở ra mối quan hệ giao thương tốt đẹp trong ngành quản lý kinh tế, giúp xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan và truyền đạt chính sách một cách rõ ràng. Cùng với khả năng giao tiếp khéo léo, kỹ năng đàm phán giúp bạn đạt được thỏa thuận và giải quyết xung đột. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng tạo thuận lợi cho việc đàm phán hợp đồng, xây dựng quan hệ đối tác và quản lý nhân sự.
7.3 Khả Năng Quản Lý Tài Chính
Hiểu biết về ngân sách, kế toán và quản lý tài chính công cũng là yếu tố quan trọng. Kỹ năng quản lý tài chính là trợ thủ đắc lực giúp bạn sử dụng hiệu quả nguồn tài lực của doanh nghiệp và đảm bảo trách nhiệm giải trình. Trong quản lý kinh tế, kỹ năng này được áp dụng rất nhiều trong việc lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả đầu tư.
7.4 Tư Duy Đổi Mới Và Sự Linh Hoạt
Khả năng thích ứng với thay đổi và đề xuất giải pháp sáng tạo là yếu tố cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế thế giới luôn biến động. Tư duy đổi mới giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội. Trong quản lý kinh tế, tư duy này thúc đẩy sự sáng tạo, độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh.
8. Học Ngành Quản Lý Kinh Tế Ra Làm Gì?
Thị trường lao động trong các ngành kinh tế đặc biệt năng động và sôi nổi là cơ hội vàng cho sinh viên ngành quản lý kinh tế tìm kiếm những cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu là người yêu thích nghiên cứu và có óc tư duy, bạn có thể theo đuổi các vị trí phân tích thị trường, hoạch định chính sách,… Trái lại, ngành cũng mang đến những cơ hội việc làm đầy triển vọng cho những người hướng ngoại như marketing, đầu tư, quản lý dự án, vận hành doanh nghiệp,… Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn học kinh tế và quản lý ra làm gì thì dưới đây là câu trả lời.
8.1 Quản Lý Doanh Nghiệp
Với tấm bằng cử nhân ngành quản lý kinh tế, bạn còn có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp, từ các công ty nhỏ đến tập đoàn lớn. Công việc của quản lý doanh nghiệp bao gồm lập kế hoạch chiến lược, điều hành hoạt động hàng ngày, quản lý nhân sự, tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi khả năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt. Đây là công việc đặc biệt phù hợp với những người có tư duy chiến lược, khả năng làm việc dưới áp lực cao và có tầm nhìn xa cho doanh nghiệp.
8.2 Quản Lý Dự Án
Bạn cũng có thể tham gia vào việc quản lý dự án và làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, xây dựng, tư vấn, hoặc các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Khi đảm nhận vị trí này, công việc chính của bạn sẽ bao gồm lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, quản lý tiến độ, ngân sách dự án, đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt mục tiêu đề ra.
8.3 Khởi Nghiệp
Nếu bạn là người có óc sáng tạo và tầm nhìn chiến lược thì khởi nghiệp là một ý tưởng không tồi. Khi tự làm chủ một doanh nghiệp, bạn sẽ cần vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào xây dựng ý tưởng kinh doanh, huy động vốn, xây dựng đội ngũ, phát triển sản phẩm/dịch vụ và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Thu nhập của chủ doanh nghiệp có thể rất cao nếu thành công, nhưng khởi nghiệp cũng đồng nghĩa bạn phải chấp nhận những khó khăn và rủi to, nhất là trong giai đoạn đầu.
8.4 Giảng Viên Kinh Tế
Bạn cũng có thể theo đuổi bậc học cao hơn để trở thành giảng viên kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng. Giảng viên kinh tế thường dạy đa dạng môn học như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, tài chính doanh nghiệp, marketing căn bản, nguyên lý kế toán,… Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần tham gia vào các hoạt động học thuật khác như hướng dẫn nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kinh tế, viết báo khoa học,…
8.5 Phân Tích Tài Chính
Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư hay bộ phận tài chính của các doanh nghiệp lớn. Chuyên viên phân tích tài chính có nhiệm vụ thu thập, phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra các dự báo, khuyến nghị về chiến lược tài chính. Công việc này đòi hỏi kỹ năng phân tích số liệu tốt, am hiểu về thị trường tài chính và khả năng sử dụng thành thạo các công cụ phân tích. Đây là vị trí có mức lương đặc biệt hấp dẫn, trung bình từ 15 - 30 triệu đồng.
8.6 Cố Vấn Tài Chính
Một vị trí hấp dẫn nữa dành cho cử nhân ngành quản lý kinh tế là trở thành cố vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp về tài chính hoặc ngân hàng. Công việc của một cố vấn khá đa dạng, bao gồm tư vấn cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp về các vấn đề tài chính như đầu tư, quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mức lương cơ bản của cố vấn tài chính thường dao động từ 15-25 triệu đồng/tháng, nhưng có thể cao hơn nhiều nếu tính cả hoa hồng và thưởng.
8.7 Phân Tích Thị Trường
Sau khi tốt nghiệp, bạn cũng sẽ có cơ hội làm việc trong các công ty nghiên cứu thị trường, bộ phận marketing của các doanh nghiệp lớn hoặc các cơ quan hoạch định chính sách. Công việc của một chuyên viên phân tích thị trường bao gồm nghiên cứu xu hư...
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Quản Lý Kinh Tế Khác Gì So Với Ngành Quản Trị Kinh Doanh?
Đây là hai ngành học có sự giao thoa, tuy nhiên, chúng không giống nhau hoàn toàn. Ngành quản lý tinh tế tập trung vào phân tích, hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, đào tạo chuyên gia cho các cơ quan nhà nước, và tổ chức quốc tế. Trong khi đó, ngành quản trị kinh doanh hướng đến việc điều hành hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, đào tạo nhà quản lý cho khu vực tư nhân.
2. Học Phí Ngành Quản Lý Kinh Tế Là Bao Nhiêu?
Mỗi trường sẽ có mức học phí khác nhau, mức học phí trung bình của ngành quản lý kinh tế dao động từ 13 đến 30 triệu đồng/1 năm học dành cho hệ đại học chính quy. (Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc) Chia sẻ bài viết này trên:
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!