Bị ong đốt bôi gì để giảm sưng đau và mau lành tại nhà
Liệu bị ong đốt có nguy hiểm không?
Đối với các loại ong thông thường, khi bị đốt thường không phải là trường hợp nguy hiểm. Nhưng với các loại ong như ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loài ong ở vùng rừng núi đốt, nạn nhân có thể bị đau rát, nặng sẽ tím tái, sốc, trụy tim mạch, thậm chí có nhiều tình trạng dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp sơ cứu kịp thời.Do đó, nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào sau khi bị ong đốt như sưng nhanh chóng, khó thở hoặc các biểu hiện tổn thương nặng thì hãy ngay lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đảm bảo cấp cứu kịp thời.
Hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị ong đốt
Sau khi bị ong đốt, có một số biện pháp sơ cứu mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức để giảm nhẹ tác động của nọc ong:
Bước 1 - Lấy ngòi (kim) ong ra ngay
Bạn có thể sử dụng nhíp, mép của chiếc thẻ ngân hàng hoặc đầu của móng tay để nhẹ nhàng gắp ngòi ong ra. Tuyệt đối không bóp chỗ bị đốt, vì điều này có thể khiến nọc độc lan rộng và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bước 2 - Vệ sinh vùng da bị đốt
Rửa sạch vùng da vừa bị ong đốt bằng xà phòng và nước. Chườm lạnh chỗ bị đốt là một cách hiệu quả để giảm hấp thụ nọc độc và giảm sưng.
Khi bị ong đốt bôi gì cho đỡ sưng đau?
Cleanipedia mách bạn những cách giúp làm giảm sưng đau sau khi bị ong đốt sau đây:
Bôi kem đánh răng khi bị ong đốt
Để giảm tác động của nọc ong sau khi bị đốt, bạn có thể sử dụng kem đánh răng, đặc biệt là loại có chứa tính kiềm. Kem đánh răng với tính kiềm giúp vô hiệu hóa tính axit trong nọc độc của ong. Lưu ý rằng, tuy kem đánh răng có thể hữu ích với nhiều loại ong nhưng có thể không hiệu quả đối với ong bắp cày vì nọc của loài ong này có tính kiềm.Cách thực hiện là đơn giản, chỉ cần chấm một lượng nhỏ kem đánh răng lên vết đốt từ ong. Đây là một phương pháp đơn giản trả lời cho câu hỏi ong đốt bôi gì.
Bôi giấm táo trị ong đốt
Giấm táo có khả năng trung hòa nọc độc từ vết đốt ong. Một cách đơn giản để sử dụng giấm táo là pha loãng với nước trong chậu và ngâm vùng da bị đốt trong 15 phút. Hoặc bạn cũng có thể nhúng băng vào nước giấm và đắp lên vết bị đốt.
Bôi mật ong khi bị ong đốt
Mật ong có khả năng giúp làm lành vết thương, giảm đau và ngứa từ vết đốt ong. Bạn có thể áp dụng một lượng nhỏ mật ong lên vùng da bị ong đốt. Sau đó, hãy sử dụng băng cuộn để bọc lỏng vết thương và giữ trong khoảng một giờ để tận dụng lợi ích của mật ong.
Sử dụng tỏi trị ong đốt
Tỏi có khả năng chống viêm và kháng nhiễm, giúp giảm tác động từ vết đốt ong và các loại côn trùng khác. Bạn có thể sử dụng vài tép tỏi, băm nhuyễn và đặt lên gạc, sau đó đắp lên vùng da bị đốt trong khoảng 10 phút. Lưu ý rằng, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu vì có thể gây bỏng.
Thử ngay cách dùng đá lạnh chườm vết đốt
Khi bị ong đốt, lấy nọc độc ra ngoài rồi chườm đá lên vùng bị đốt là một biện pháp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vùng bị đốt vào nước đá trong khoảng 30 phút. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm sưng của vết thương khá hiệu quả.
Sử dụng lá chuối trị ong đốt
Vò nát một nắm lá chuối, rồi lấy nước bôi lên vết thương có thể là một cách làm hữu ích trả lời cho câu hỏi ong đốt bôi gì để giảm đau và khó chịu. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ cảm giác đau rát cho nạn nhân.
Sử dụng baking soda trị ong đốt
Hỗn hợp làm từ baking soda và nước là một giải pháp tự nhiên có thể giúp trung hòa nọc độc từ vết đốt ong, giúp giảm đau, ngứa và sưng tấy. Để áp dụng, bạn hãy bôi một lớp dày của hỗn hợp baking soda lên vùng da bị ảnh hưởng và sau đó quấn lại bằng băng. Để hiệu quả tốt nhất, bạn hãy giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút và có thể lặp lại quy trình nếu cần thiết.
Từ A-Z về cách phòng tránh bị ong đốt hiệu quả
Để không phải tìm kiếm câu trả lời ong đốt bôi gì khi mình là nạn nhân. Bạn cần áp dụng những cách sau để phòng tránh bị ong đốt.>>> Xem thêm:Trên đây là những kí kíp ong đốt bôi gì mà Cleanipedia chia sẻ đến bạn. Khi không may bị ong đốt, mong bạn và người thân bình tĩnh để có cách xử lý tốt nhất. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn nữa nhé!Tác giả: Team CleanipediaFacebook | Youtube | Instagram | Pinterest | TwitterBản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!