Nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu theo từng nhóm độ tuổi?
Nhịp tim ở trẻ em khác gì so với người lớn?
Nhịp tim là một chỉ số đánh giá sức khỏe tim mạch, nó có thể biến đổi theo nhiều yếu tố như tuổi tác, hoạt động, cảm xúc,… Nhịp tim bình thường của trẻ và người lớn khác nhau ở những điểm sau:
Nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
Nhịp tim khi nghỉ ngơi là tần số tim đập mỗi phút khi cơ thể không bị ảnh hưởng bởi vận động, lo lắng, hào hứng. Ở người trưởng thành, nhịp tim nghỉ ngơi bình thường là từ 60 - 100 nhịp/phút. Tim đập chậm hơn khi nghỉ ngơi có nghĩa là tim hoạt động hi...
Một số rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn. Một số chứng loạn nhịp tim vô hại và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, trong khi một số khác lại nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.Các rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh, do khuyết tật tim bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền. Ngoài ra, trẻ có thể mắc phải rối loạn nhịp tim do tổn thương tim, nhiễm trùng, viêm, dùng thuốc,….Có nhiều loại rối loạn nhịp tim ở trẻ em nhưng phổ biến nhất là [1]:
1. Nhịp tim nhanh
Đây là tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường, nhanh hơn nhịp tim bình thường theo độ tuổi ở trẻ. Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh có thể do tập thể dục, căng thẳng, sốt, mất nước hoặc một số bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh tim. Nhịp tim nhanh có thể khiến trẻ cảm thấy chóng mặt, choáng váng, khó thở, đau ngực hoặc đánh trống ngực (cảm giác tim đập thình thịch hoặc đập nhanh).Một số loại nhịp tim nhanh có thể ảnh hưởng đến trẻ em là:
2. Nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm là tình trạng tim đập chậm hơn bình thường, chậm hơn nhịp tim bình thường theo độ tuổi ở trẻ. Có một số trường hợp gây nhịp tim chậm như:Nhịp tim chậm có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, khó thở.Một số loại nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến trẻ em là [2]:
3. Ngoại tâm thu
Khác với nhịp tim bình thường của trẻ, ngoại tâm thu là tình trạng rối loạn nhịp tim phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi tim co bóp sớm hoặc nhiều hơn mức bình thường, nhịp ngoại tâm thu có thể khởi phát ở tâm nhĩ hoặc tâm thất.Ngoại tâm thu nhĩ khởi phát ở tâm nhĩ, thường không gây ra triệu chứng, nhưng một số trẻ có thể cảm thấy tim đập nhanh hoặc mạnh. Ngoại tâm thu thất khởi phát ở tâm thất, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, đập mạnh, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
4. Hội chứng suy nút xoang
Nút xoang là một nhóm tế bào nằm ở tâm nhĩ phải của tim, có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện để điều khiển nhịp tim. Khi nút xoang không hoạt động bình thường, nhịp tim có thể chậm lại, tạm dừng hoặc thậm chí tăng tốc.Hội chứng suy nút xoang (hay còn gọi hội chứng nút xoang bệnh) gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu. Một số trẻ không có triệu chứng. Nó thường xảy ra ở các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là những trẻ đã từng phẫu thuật tim hở có sẹo ở tâm nhĩ phải.
5. Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Hội chứng Wolff-Parkinson-White xảy ra khi có một đường dẫn điện phụ giữa các buồng trên (tâm nhĩ) và các buồng dưới (tâm thất) của tim. Đường dẫn điện bất thường này khiến các tín hiệu điện đến tâm thất sớm hơn bình thường, và có thể gây khởi phát những cơn nhịp nhanh.Hầu hết trẻ em mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy tim đập nhanh, đập mạnh, choáng váng, ngất xỉu. Nguyên nhân của hội chứng này không rõ ràng, có thể do di truyền hoặc do một số yếu tố môi trường như virus.
6. Hội chứng QT kéo dài
Hội chứng QT kéo dài là một rối loạn nhịp tim trong đó các buồng dưới của tim (tâm thất) mất quá nhiều thời gian để thư giãn sau một nhát co bóp. Tình trạng này được gọi là “QT kéo dài” vì khoảng thời gian của đoạn QT đo được trên điện tâm đồ (ECG) quá dài. Hội chứng này có thể gây khởi phát những rối loạn nhịp nguy hiểm.Hội chứng QT kéo dài có thể do di truyền hoặc mắc phải bởi một số yếu tố như tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng, chấn thương tim. Khi hội chứng này khởi phát những rối loạn nhịp nguy hiểm, trẻ sẽ có biểu hiện ngất xỉu, co giật, nhịp tim không đều hoặc thậm chí đột tử.
Nguyên nhân khiến nhịp tim của trẻ bất thường
Nhịp tim bình thường của trẻ thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau, có thể diễn ra tạm thời hoặc lâu dài. Một số nguyên nhân khiến nhịp tim của trẻ bất thường là:
Cách đo nhịp tim cho trẻ em
Để đo nhịp tim bình thường của trẻ, cách đơn giản là sử dụng các thiết bị như máy đo huyết áp, đo nhịp tim, đồng hồ thông minh… hoặc dùng tay để cảm nhận nhịp tim hoặc mạch của trẻ.Để đo nhịp tim cho trẻ em bằng tay, bố mẹ có thể làm theo các bước sau:
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bố mẹ nên cho trẻ đi khám nến có bất kỳ thắc mắc nào về nhịp tim của con, khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:Những dấu hiệu này cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về tim ở trẻ cần được chăm sóc và điều trị ngay lập tức. Bố mẹ đừng bỏ qua vì nó có thể dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, suy tim hoặc tử vong.
Lưu ý cho bố mẹ
Nếu nhận thấy nhịp tim bình thường của trẻ thay đổi, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số cách chăm sóc nhịp tim của trẻ sau đây:Nhịp tim bình thường của trẻ là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi nhịp tim của trẻ để phát hiện sớm các bất thường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nhịp tim bình thường của trẻ em, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!