Ngày 19/10/2024, Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn đã tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản tại VNVC Quy Nhơn (Tỉnh Bình Định). Lớp tư vấn đã thu hút hàng trăm Ba Mẹ trên địa bàn toàn thành phố đến để lắng nghe những chia sẻ khoa học, hữu ích từ các chuyên gia uy tín về các chủ đề: “Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh”, “Các bệnh hô hấp nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và vắc xin phòng ngừa” và “Dự phòng vắc xin HPV ở nhóm tuổi 27 - 45”.
Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Nguyễn Thị Y Khoa - Bác sĩ Chuyên khoa Sản cho biết, sức khỏe và thể trạng khi mang thai là hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em phụ nữ cần lên kế hoạch chuẩn bị mang thai khoa học bằng việc khám sức khỏe tiền sản, tuân thủ khám thai định kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện thể dục thường xuyên và tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo.
1. Khám sức khỏe tiền sản
Khám tiền sản là phương pháp rất quan trọng mà mỗi phụ nữ có dự định mang thai đều cần phải thực hiện ở giai đoạn trước khi mang thai nhằm đảm bảo bước vào một thai kỳ khỏe mạnh. Mục đích chính của khám sức khỏe tiền sản là theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe tổng quát của mẹ, từ đó phát hiện sớm các bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khám tiền sản bao gồm kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe như tiền sử thai kỳ trước, tiền sử bệnh lý bản thân hoặc gia đình, trọng lượng của mẹ, huyết áp, khám phụ khoa, các thay đổi sinh lý quan trọng và các loại thuốc đang sử dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm Pap và các xét nghiệm sàng lọc khác để đảm bảo sự phát triển và phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có.
Khám tiền sản cũng giúp phát hiện và quản lý sớm các tình trạng nguy hiểm cho mẹ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm trùng, hay các vấn đề về tim mạch, từ đó giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh đẻ.
Từ góc độ khoa học, khám sức khỏe tiền sản không chỉ giúp xác định và theo dõi nguy cơ mà còn tạo cơ hội cho bác sĩ và mẹ trao đổi thông tin quan trọng về dinh dưỡng, tập luyện, và các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác trong suốt thai kỳ. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để tư vấn tâm lý, giúp bà mẹ tương lai xử lý áp lực và lo âu, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình làm mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Y Khoa cũng cho biết, khám sức khỏe trước khi thụ thai là cách chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở của phụ nữ, phát hiện kịp thời các bệnh lý di truyền để đưa ra phương án thụ thai an toàn, tạo tiền đề cho sự ra đời khỏe mạnh của em bé sau này.
2. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý trong quá trình mang thai sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ xây dựng và phát triển các cơ quan, hệ thống quan trọng trong cơ thể bé bao gồm não bộ, tim, xương đến các cơ quan khác. Nhất là khi việc thiếu hụt dinh dưỡng có nguy cơ dẫn đến các dị tật bẩm sinh, nhẹ cân hoặc chậm phát triển ở trẻ.
Đồng thời, dinh dưỡng tốt cũng giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, hỗ trợ tốt cho quá trình sinh nở. Đồng thời, dinh dưỡng trong thai kỳ cũng giúp mẹ dự trữ các chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất sữa mẹ sau sinh, đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho bé.
Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, để mẹ và bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như:
Chất dinh dưỡng Công dụng Thực phẩm Axit Folic Hỗ trợ phòng tránh nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh cho trẻ. Mẹ bầu cần bổ sung trước khi có thai và 3 tháng đầu thai kỳ. Trứng, bông cải xanh, cải bó xôi, quả bơ, sữa có bổ sung… Protein Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là cơ bắp, các mô tế bào và hệ thần kinh. Thịt gà, cá, trứng, đậu và các sản phẩm từ sữa. Chất béo Đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc tế bào và bảo vệ các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi, bao gồm cả sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, chất béo còn cung cấp năng lượng dự trữ và giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả các vitamin tan trong mỡ như A, D, E và K. Mẹ bầu cần nguồn chất béo lành mạnh như dầu thực vật, dầu cá, hạt, trái cây và sản phẩm sữa ít béo. Sắt, Kẽm, Vitamin C Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu ở mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi và gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.Thiếu hụt kẽm có thể khiến trẻ chậm phát triển, thấp còi và suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.
Thịt, trứng, cá, hải sản, trái cây như cam, bưởi, dâu, táo Carbohydrate Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là não và hệ thần kinh của thai nhi. Lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, ngũ cốc, khoai tây, bắp… Canxi Là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển hệ xương và mầm răng của thai nhi. Nếu thiếu canxi, trẻ có nguy cơ mắc còi xương, trong khi mẹ có thể đối mặt với tình trạng loãng xương Sữa, sữa chua, phô mai, cá nhỏ ăn cả xương và rau xanh đậm. DHA, Omega-3, Omega-6 Cần thiết cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh và thị lực của thai nhi. Thường có trong cá béo, các loại hạt có dầu, quả bơ và sữa được bổ sung dinh dưỡng. I-ốt Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh và sự tăng trưởng của thai nhi.Thiếu hụt i-ốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật, sinh non và sảy thai.
Tảo biển, rau cần, cua ghẹ, rau chân vịt, cải thảo, cá biển, trứng gà, khoai tây, sữa, muối i-ốt Vitamin D Giúp mẹ duy trì sức khỏe, hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng trong thai kỳ. Do đó, việc đảm bảo lượng vitamin D đầy đủ là rất cần thiết cho cả mẹ và bé.
Cá hồi, sữa và nước cam3. Khám thai định kỳ
Tại buổi tư vấn sức khoẻ, bác sĩ Nguyễn Thị Y Khoa cũng chia sẻ về tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ, giúp theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thai nhi, dự báo các nguy cơ xấu như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và các bệnh nhiễm trùng có hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, lịch khám thai định kỳ được chia theo các giai đoạn tam cá nguyệt, cụ thể như sau:
Tam cá nguyệt I (3 tháng đầu thai kỳ): Khám thai khoảng 2 lần
- Lần 1: Sau khi trễ kinh 2 - 3 tuần;
- Lần 2: Thai 11 - 13 tuần 6 ngày.
Mục tiêu: Khám tổng quát về sức khỏe của thai phụ và tầm soát một số bệnh lý.
Tam cá nguyệt II (3 tháng giữa thai kỳ): Khám thai khoảng 3 lần
- Tuần 18 - 20: Khám 1 lần
- Tuần 20 - 28: 4 tuần khám 1 lần
Mục tiêu: Theo dõi sự phát triển và phát hiện sự bất thường của thai nhi. Khám, hội chẩn tiền sản khi sàng lọc nguy cơ cao hoặc bất thường, hướng dẫn dinh dưỡng, sinh hoạt và tái khám cho mẹ bầu.
Tam cá nguyệt III (3 tháng cuối thai kỳ): Khám thai khoảng 7 lần
- Tuần 29 - 32: Khám 1 lần
- Tuần 33 - 35: 2 tuần khám 1 lần
- Tuần 36 - 40: 1 tuần khám 1 lần
Mục tiêu: Tương tự tam cá nguyệt II, thực hiện xác định ngôi thai, cân nặng, khung chậu, sinh thường hay mổ, hướng dẫn đếm cử động thai, theo dõi bất thường…
4. Luyện tập thể dục, thể thao
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khám thai và chế độ dinh dưỡng, thai phụ nên duy trì lối sống lành mạnh với các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu để tăng cường sức bền, cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Đặc biệt, việc tập thể dục còn giúp thai phụ giảm nguy cơ tăng cân quá mức, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn, cải thiện sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt, hỗ trợ cho quá trình sinh.
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho thai phụ có thể kể đến như yoga, đi bộ, bơi… Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu quy trình tập luyện để được hướng dẫn thực hiện đúng cách, an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Các bệnh hô hấp nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và vắc xin phòng ngừa
Phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch suy yếu, dễ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, có khả năng dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn cho biết, những thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm khả năng đào thải mầm bệnh, khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cúm, phế cầu, rubella, thủy đậu…
Trong một số trường hợp, ngay cả bệnh nhẹ cũng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến sinh non, dị tật bẩm sinh, sảy thai…
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, bệnh cúm có nhiều khả năng gây nhập viện ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Theo nghiên cứu, những phụ nữ mang thai bị cúm có nhiều khả năng gây chuyển dạ sớm (trước tuần 37) hơn những người không bị cúm. Những triệu chứng như sốt do cúm trong đầu thai kỳ có liên quan đến dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh ở não và tủy sống ở thai nhi.
Bên cạnh đó, phế cầu cũng là tác nhân gây bệnh nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Ước tính trung bình có 3.400 phụ nữ mang thai, 343.000 phụ nữ sau sinh nhiễm phế cầu khuẩn xâm lấn trong giai đoạn 2007 - 2009. Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, viêm màng não…
Trong thời kỳ mang thai, thủy đậu cũng được báo cáo ở 1 - 5/10.000 ca sinh nở, gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Với thủy đậu, viêm phổi chính là biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm và thường gặp nhất, xuất hiện 9% trong các trường hợp. Bên cạnh đó, rubella trong thai kỳ cũng là bệnh hô hấp rất nguy hiểm, khả năng gây ra hội chứng rubella bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và biến chứng dị tật bẩm sinh như điếc, đục thủy tinh thể, khuyết tật trí tuệ, tổn thương gan, nhẹ cân…
Vắc xin đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu tránh được các bệnh truyền nhiễm mà còn tạo điều kiện cho việc truyền kháng thể thụ động cho thai nhi, giúp bảo vệ bé trong suốt thai kỳ và những tháng đầu đời khi trẻ chưa đủ tuổi để tiếp nhận vắc xin.
Khuyến cáo về việc tiêm vắc xin trong thai kỳ chủ yếu dựa trên cơ chế truyền kháng thể từ mẹ sang con. Quá trình này bắt đầu từ tuần thứ 13 của thai kỳ, khi kháng thể IgG được truyền qua nhau thai. Lượng kháng thể mà mẹ truyền cho con sẽ gia tăng liên tục từ tuần 17 đến tuần 41, với mức cao nhất xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba.
Cụ thể, từ tuần 17 đến 22, khoảng 5 - 10% kháng thể được chuyển qua nhau thai, trong khi đến tuần 28 - 30, tỷ lệ này tăng lên tới 50%. Đặc biệt, nếu trẻ được sinh đủ tháng, lượng kháng thể trong cơ thể bé có thể cao hơn của mẹ từ 20 - 30%. Vì vậy, việc mẹ tiêm phòng đầy đủ trong thai kỳ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao kháng thể, giúp bảo vệ sức khỏe cho em bé ngay từ những ngày đầu đời.
Các loại vắc xin phòng ngừa bệnh hô hấp cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai như sau:
Tên vắc xin Phòng bệnh Lịch tiêm Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… do phế cầu khuẩn Tiêm 1 liều trước khi mang thai tốt nhất 1 tháng Vắc xin Pneumovax 23 (Mỹ) Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) Cúm Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) Vắc xin Adacel (Canada) Ho gà - Bạch hầu - Uốn ván. Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm (nếu đã hoàn thành lịch cơ bản).Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
Vắc xin Boostrix (Bỉ) Vắc xin MMR II (Mỹ) Sởi - Quai bị - Rubella Phác đồ 2 mũi:- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.
Không được tiêm nếu đang mang thai
Vắc xin Priorix (Bỉ) Vắc xin Varivax (Mỹ) Thủy đậu Phác đồ 2 mũi:- Mũi 1: Mũi đầu tiên
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Tiêm phòng (chích ngừa) 2 mũi vắc xin thủy đậu khoảng cách tối thiểu 1 tháng.
Không được tiêm nếu đang mang thai
Vắc xin Varilrix (Bỉ) Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) Menactra (Mỹ) Viêm màng não do não mô cầu nhóm A,C,Y,W-135 Tiêm 1 liều trước khi mang thai Bexsero (Ý) Viêm màng não do não mô cầu nhóm B - Tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng- Hoàn thành trước mang thai
VA- Mengoc-BC (Cu Ba) Viêm màng não do não mô cầu nhóm B,C - Tiêm 2 liều cách nhau 45 ngày- Hoàn thành trước mang thai
Dự phòng vắc xin HPV ở nhóm tuổi 27 - 45
HPV là virus gây u nhú ở người, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, gây ra các tổn thương tiền ung thư, ung thư hoặc loạn sản hậu môn nguy hiểm ở cả nam và nữ giới. HPV có khả năng lây nhiễm ở mọi lứa tuổi, trong đó độ tuổi bắt đầu nảy sinh quan hệ tình dục có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 80% phụ nữ và 90% nam giới có quan hệ tình dục tại một thời điểm cụ thể trong đời, sẽ nhiễm ít nhất một loại HPV.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, Bác sĩ Trưởng Trung tâm tiêm chủng VNVC Quy Nhơn cho biết, HPV gây gánh nặng đáng kể trên những người từ 27 - 45 tuổi, độ tuổi thường có đời sống tình dục phong phú và phòng khoáng. Hơn hết, HPV lại rất dễ tái nhiễm, sau khi cơ thể đào thải virus trong những lần trước vẫn có nguy cơ nhiễm lại, âm thầm gây bệnh và bùng phát thành bệnh mụn cóc sinh dục, loạn sản, tiền ung thư và ung thư.
Người ở độ tuổi trưởng thành mắc ung thư liên quan đến HPV có nguy cơ phát triển thêm các loại ung thư khác cũng liên quan đến HPV như: Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung có nguy cơ mắc ung thư âm hộ - âm đạo cao gấp 8 lần, bệnh nhân mắc ung thư âm hộ - âm đạo có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao gấp 14 lần, bệnh nhân mắc ung thư hậu môn có nguy cơ mắc ung thư hầu họng cao gấp 5 lần so với bình thường.
Do đó, nhóm đối tượng từ 27 - 45 tuổi rất cần tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do HPV gây ra. Tính sinh miễn dịch ở phụ nữ ở nhóm tuổi 27 - 45 không thua kém với nhóm tuổi 16 - 26. Theo ghi nhận, hiệu lực phòng vệ của vắc xin HPV ở nhóm tuổi 27 - 45 tuổi có khả năng giảm 88,7% tỷ lệ mắc mới, ngăn ngừa 66,9% nguy cơ tái nhiễm ở phụ nữ 24 - 45 tuổi (đã từng bị HPV).
Hiện tại, vắc xin phòng HPV cho người từ 27 - 45 tuổi là vắc xin Gardasil 9, được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học MSD (Mỹ), chỉ định tiêm 3 mũi theo phác đồ 0 - 2 - 6 cho người từ tròn 15 - 45 tuổi.
Hệ thống tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm trải dài cả nước hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp cho trẻ em và người lớn với chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tất cả các loại vắc xin tại VNVC đều được bảo quản trong hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain), hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vắc xin chất lượng, an toàn và hiệu quả đến người sử dụng.
Đặc biệt, khi tiêm chủng tại VNVC, 100% Khách hàng sẽ được miễn phí các dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm với bác sĩ; miễn phí wifi tốc độ cao, miễn phí hoặc hỗ trợ phí gửi xe, bỉm tã cao cấp, nước uống nóng/lạnh… Ngoài ra, VNVC còn thiết lập nhiều chính sách tài chính đột phá sáng tạo, hỗ trợ chi phí cho người đi tiêm được nhẹ gánh thanh toán trong mỗi mũi tiêm, đi kèm với nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn.
Để được tư vấn và đặt mua các loại vắc xin phòng bệnh cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, vắc xin phòng HPV hoặc các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, Quý khách vui lòng liên hệ VNVC theo thông tin sau:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
- Tik Tok: Bác sĩ Tiêm chủng VNVC
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App dễ dàng bằng 2 link sau:
- IOS (iPhone, iPad…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
- Android (Oppo, Samsung, Sony…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY