1. Tẩm ướp theo thứ tự mặn - ngọt - thơm - cay
Thông thường khi ướp thịt, bạn thường nhớ đến món nào thì cho vào món đó và không quan tâm đến thứ tự. Điều đó khiến món ăn của bạn không thấm đều gia vị và kém ngon.
Bạn nên ướp gia vị theo trình tự mặn - ngọt - thơm - cay - không mùi để thực phẩm đạt hương vị mong muốn sau khi nấu và làm dậy vị ngon nhất của thực phẩm. Điều này cũng giúp bạn không bỏ sót bất cứ gia vị nào.
- Mặn: muối, hạt nêm, nước mắm, nước tương…
- Ngọt: đường, bột ngọt, mật ong,…
- Thơm: hành tím, tỏi băm, rượu, tiêu, mè, cùng các loại lá thơm…
- Cay: ớt, sa tế…
- Không mùi: một số món cần ướp với dầu ăn, trứng hoặc bột mì, đây là ba loại “gia vị” khá đặc biệt, bạn nên cho vào cuối cùng.
Nếu như bạn tẩm ướp thịt số lượng nhỏ, thì bạn có thể cho trực tiếp gia vị vào rồi đảo đều. Nếu muốn gia vị thấm đều hơn bạn nên đảo lên sau mỗi lần cho một gia vị vào.
Nếu lượng thực phẩm cần ướp nhiều thì bạn nên cho tất cả gia vị cần thiết vào một tô nhỏ, trộn đều tất cả rồi rưới lên thịt. Nó sẽ giúp thịt thấm đều nước ướp hơn.
2. Cân nhắc thời gian ướp cho từng loại thịt
Không phải bạn thích ướp bao lâu thì ướp. Thời gian ướp quyết định rất nhều đến mùi vị của món ăn sau khi nấu. Vì vậy bạn cần cân nhắc thời gian để gia vị thấm đều thịt nhất để tiến hành chế biến.
Thịt lợn, gà: Trên 30 phút (miếng to)
Thịt bò, cừu: 10 phút cho thịt nguyên khối
Thịt cắt lát, thịt băm: dưới 5 phút hoặc không ướp (nêm gia vị khi đang nấu)
Cá: 15 - 20 phút (cá biển nêm ít muối hơn cá sông)
Hải sản:
- Tôm còn nguyên vỏ, mực lá dày: từ 15-30 phút, không quá 1 tiếng.
- Tôm bỏ vỏ, mực ống: 5-10 phút hoặc không ướp.
- Riêng bạch tuộc không nên ướp quá 15 phút vì bạch tuộc sẽ ra nước ăn mất ngon.
3. Một số lưu ý khi dùng gia vị cho thịt
Muối
Trong nấu ăn có nhiều loại muối, được phân loại theo kích cỡ và vị mặn. Thông thường các đầu bếp chuyên nghiệp hay sử dụng muối ăn (kosher salt) để tẩm ướp thịt và muối biển (sea salt) để ướp cá và hải sản.
Chú ý bạn tuyệt đối không nên sử dụng muối tinh (muối iod) để ướp trong thời gian dài vì chúng có độ mặn cao, dễ thẩm thấu nên làm thực phẩm ra nước và bị khô.
Bột ngọt
Bột ngọt sẽ giúp thịt mềm hơn và trung hòa được vị mặn của muối. Bột ngọt chỉ thực sự có hại khi nấu ở nhiệt độ 300 độ C. Dầu chiên sôi cũng chỉ đạt 270 độ C. Nên bạn cứ yên tâm dùng bột ngọt để ướp thịt.
Mật ong
Mật ong giúp thịt thơm ngon hơn. Bạn có thể dùng mật ong để ướp thịt hoặc phết lên bề mặt thịt lúc nướng.
Tuy nhiên, không phải thịt nào cũng thích hơp để ướp với mật ong. Mật ong chỉ phù hợp nhất với các loại thịt lợn, gà. Còn đối với các loại thịt đỏ như bò, cừu thì bạn nên ướp với đường sẽ ngon hơn.
Gừng và rượu trắng
Bạn thường ăn cá và hải sản và ngại mùi tanh của chúng. Hãy dùng gừng đập giập hoặc 1 ít rượu trắng để khử mùi tanh này.
Dầu ăn và dầu olive
Đối với ướp các loại thịt, sử dụng dầu ăn là tốt hơn cả.
Không nên dùng dầu olive để ướp thịt bởi vì dầu ôliu thích hợp với ăn sống hơn như dùng để trộn các món salad hoặc trong chiên xào với thời gian ngắn.
Một số thịt không cần ướp gì cũng ngon
Một số loại thực phẩm không nên ướp hoặc chỉ ướp thật đơn giản với muối, tiêu như: thịt bò xắt lát, cá hồi phi lê, cá tuyết, tôm hùm, các loại sò, hàu,…
CLICK xem ngay bếp nướng điện đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số bếp nướng điện nổi bật tại Điện máy XANH để thưởng thức các món nướng dễ dàng hơn nhé!Hy vọng với những mẹo trên các bạn sẽ ướp thịt thật ngon để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn cho cả gia đình mình dùng nhé. Chúc các bạn thành công!