Thiếu máu ăn trái cây gì hay thiếu máu ăn hoa quả gì là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhắc đến biện pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu. Vậy thì người bị thiếu máu ăn quả gì để hỗ trợ cải thiện bệnh?
Thay đổi, bổ sung thêm thực phẩm phù hợp trong chế độ dinh dưỡng thường được khuyến nghị là phương pháp hỗ trợ điều trị đầu tiên cho những người bị thiếu sắt (dẫn đến thiếu máu) nhẹ. Với người bị thiếu sắt, thiếu máu nghiêm trọng hơn, cần kết hợp giữa dùng thuốc, sản phẩm bổ sung và thay đổi chế độ dinh dưỡng. Vậy người bệnh thiếu máu ăn trái cây gì và cần xây dựng chế độ dinh dưỡng ra sao cho phù hợp?
Nguyên nhân gây thiếu máu
Nguyên nhân gây thiếu máu có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp, hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Một số nguyên nhân gây thiếu máu điển hình gồm:
- Di truyền.
- Chế độ ăn ít chất sắt, vitamin B12 và axit folic.
- Các rối loạn ở đường tiêu hóa ngăn cơ thể hấp thụ sắt.
- Mất máu do đột ngột chảy nhiều máu (chấn thương, rong kinh, chảy máu dạ dày,…).
- Những thay đổi trong cơ thể làm tăng nhu cầu sử dụng hồng cầu (giai đoạn tăng trưởng nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc giai đoạn mang thai và cho con bú).
- Mắc các bệnh lý liên quan.
Vì sao cần cải thiện tình trạng thiếu máu?
Bên cạnh việc thăm khám và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, người bị thiếu máu cũng cần tham khảo thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng như thế nào, trong đó có việc thiếu máu ăn trái cây gì. Từ đó, từng bước cải thiện, bổ sung đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể.
Nếu người mắc bệnh thiếu máu không kịp thời điều trị, bổ sung đủ lượng máu thì rất dễ gặp các vấn đề hay biến chứng như: Chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã, gầy yếu, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh, trẻ chậm phát triển do thiếu máu, phụ nữ mang thai sinh non do thiếu máu, … Các biến chứng thiếu máu có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng và thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Thiếu máu ăn trái cây gì?
Bên cạnh đi khám và điều trị theo bác sĩ huyết học hoặc bác sĩ dinh dưỡng, người bệnh thiếu máu có thể tham khảo dùng các loại trái cây sau.
1. Trái cây có múi
Người bị thiếu máu nên ưu tiên ăn những loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, … Đây là những loại thực phẩm giàu vitamin C, rất tốt cho người bị thiếu máu bởi loại vitamin này góp phần giúp cơ thể hấp thụ chất sắt được tốt hơn.
2. Trái kiwi
Bị thiếu máu ăn hoa quả gì? Đó chính là trái kiwi. Tương tự như các loại trái cây có múi thì kiwi cũng rất giàu vitamin C. Trung bình, 100g kiwi có thể giúp bổ sung 92,7 mg vitamin C, tốt cho việc hấp thụ chất sắt của cơ thể.
3. Đào
Chỉ một quả đào cỡ trung bình có khoảng 11% lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày. Do đó, ngoài việc là một tác nhân để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn thì đào còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
4. Mơ
Một trong những lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn khi bị thiếu máu chính là quả mơ. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, carotene, … giúp mắt sáng khỏe và là một trong những nguồn giàu sắt không heme (sắt có trong thực phẩm thực vật).
5. Nho
Thiếu máu ăn trái cây gì? Nho cũng là trái cây giàu vitamin C và tốt cho người bị thiếu máu thiếu sắt. 100g nho trung bình chứa 6% vitamin C so với nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Do đó, việc thường xuyên ăn nho cũng là một cách để bạn bổ sung vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và cải thiện tình trạng thiếu máu của mình.
6. Dưa hấu
Nếu bạn chưa biết bị thiếu máu ăn trái cây gì, có thể cân nhắc thêm dưa hấu vào danh sách các loại trái cây mà mình sẽ ăn thường xuyên hơn. Dưa hấu ít calo và đường, nhưng lại chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Đặc biệt, theo Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 1 cốc dưa hấu (152 g) chứa khoảng:
- Carbohydrate: 11,5g
- Chất xơ: 0,6g
- Vitamin C: 12,3mg
- Kali: 170mg
- Canxi: 10mg
- Vitamin A: 865 IU
Vì thế, đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai thường xuyên bị thiếu máu, cơ thể khó hấp thụ sắt.
7. Chuối
Chuối là loại trái cây giàu chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients, có thể kích thích sản xuất hemoglobin (một protein) trong máu; do đó rất có lợi trong việc hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, chuối còn được yêu thích do có hàm lượng kali cao nhưng lại ít muối, rất lý tưởng để điều trị các bệnh về huyết áp.
8. Dâu tằm
Thiếu máu ăn hoa quả gì? Bên cạnh các loại trái cây có múi thì dâu tằm cũng là một loại quả mọng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó có hỗ trợ cải thiện thiếu máu.
Thành phần của dâu tằm có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm axit béo và hữu cơ, khoáng chất (magie, sắt, kali, canxi,…), vitamin (A, B, C, K và E), protein, axit amin, và carbohydrate (đường, chất xơ) [1]. Nhiều nơi còn dùng quả dâu tằm đen như một loại thực phẩm bổ sung để phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp, viêm amidan, đau họng, thiếu máu và thiếu sắt.
9. Oliu
Ô liu, đặc biệt là ô liu đen có chứa nhiều chất sắt và các dưỡng chất khác, rất tốt để bổ sung cho người bị thiếu máu. Một số thống kê cho thấy, chỉ cần ăn khoảng 10-12 quả ô liu là đủ để duy trì mức độ sắt mà cơ thể cần.
10. Cà chua
Thiếu máu ăn hoa quả gì? Khi bạn ăn thực phẩm chứa chất sắt heme với thực phẩm có hàm lượng sắt non-heme cao hơn, sắt sẽ được cơ thể bạn hấp thụ đầy đủ hơn. Thực phẩm giàu vitamin C như cà chua cũng có thể giúp hấp thụ sắt non-heme. Do đó, người bị thiếu máu cũng nên thường xuyên dùng các món ăn có thành phần chứa cà chua.
11. Lựu
Quả lựu giúp ích như thế nào cho những người bị thiếu máu? Vì sao khi được hỏi thiếu máu ăn trái cây gì, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên ăn lựu?
Trong lựu rất giàu vitamin K, vitamin C, chất xơ, kali và protein. Cơ thể chúng ta thường chỉ hấp thụ được 3% lượng sắt tiêu thụ, nguyên nhân là do ruột của chúng ta không dễ dàng hấp thụ sắt. Hàm lượng vitamin C cao trong quả lựu giúp cơ thể chúng ta hấp thụ sắt có trong quả dưới dạng vitamin C, đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa sắt. Ăn lựu thường xuyên giúp tăng nồng độ hemoglobin và chống thiếu máu.
12. Táo
Táo là loại trái cây chứa hàm lượng sắt và vitamin C cao, cả hai đều cần thiết để ngăn ngừa, đảo ngược tình trạng thiếu máu. Không chỉ vậy, thành phần của táo còn có chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tổng thể.
13. Cam
Tương tự các loại trái cây có múi, trong quả cam chứa hàm lượng vitamin C cao. Một quả cam cỡ trung bình cung cấp 83 mg vitamin C, chiếm 92% so với nhu cầu hằng ngày. Đây cũng chính là lý do người bệnh thiếu máu nên ăn nhiều cam.
14. Xoài
Thiếu máu ăn trái cây gì? Người bị thiếu máu thường do thiếu sắt hoặc axit folic. Cả hai chất này đều có trong xoài. Không chỉ vậy, xoài còn là một loại trái cây giàu vitamin C, giúp bệnh nhân thiếu máu tăng hiệu quả hấp thụ sắt. Vì vậy, nếu chưa biết bị thiếu máu ăn trái cây gì thì hãy lưu ngay các loại trái cây kể trên và đừng quên thêm xoài vào danh sách này bạn nhé!
Cách bổ sung hoa quả bổ máu vào chế độ ăn hàng ngày
Có nhiều cách để bạn bổ sung các loại trái cây bổ máu vào chế độ ăn hằng ngày, chẳng hạn như kết hợp với các món ăn chính như salad trái cây hay bữa sáng với yến mạch và táo, hoặc ăn tráng miệng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép, sinh tố để tăng cường lượng trái cây mà bạn bổ sung hằng ngày. Có thể thay đổi luân phiên các loại trái cây và thử nhiều cách chế biến khác nhau để tăng hương vị cho món ăn, kích thích bạn ăn ngon miệng hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng trái cây cho người thiếu máu
Khi ăn các loại trái cây giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ, một số lưu ý có thể bao gồm:
- Ngoài trái cây, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác tốt cho người bệnh thiếu máu để tăng cường hiệu quả điều trị.
- Nên tránh một số loại thực phẩm có chứa các hợp chất ức chế sự hấp thụ sắt như sôcôla, trà, cà phê và rượu, … Nếu bắt buộc phải dùng các loại thực phẩm này, nên giữ khoảng cách ít nhất 30 phút sau khi ăn trái cây để cơ thể có thể hấp thụ sắt tốt hơn.
- Việc ăn trái cây chỉ hỗ trợ một phần nhỏ, do đó người bị thiếu máu không nên chủ quan mà cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ (nghỉ ngơi đầy đủ, phối hợp dùng viên uống bổ sung sắt, tập luyện thể thao,…).
- Bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xây dựng chế độ ăn để có thể lựa chọn các loại trái cây phù hợp, cũng như lên thực đơn tốt nhất cho sức khỏe.
>> Tìm hiểu thêm về: Thiếu máu cần bổ sung những chất gì?
Các thực phẩm khác cho người thiếu máu
Ngoài việc tìm hiểu thiếu máu ăn quả gì, người bị thiếu máu cũng cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một số thực phẩm khác như:
- Trứng: Trứng là một lựa chọn phù hợp cho những người bị thiếu máu thiếu sắt. 2 quả trứng có thể giúp bổ sung 1,7 mg sắt.
- Thịt bò: Thịt bò là một loại thịt đỏ có hàm lượng sắt dồi dào nên nếu bạn bị thiếu máu, bạn chắc chắn không thể bỏ qua loại thịt này.
- Gan: Gan cũng là một loại thực phẩm giàu sắt. Khẩu phần ăn với khoảng 28,5g gan lợn có thể chứa 6,6 mg sắt.
- Hàu: Đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho người thiếu máu. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 6 con hàu sống có thể cung cấp 4,9 mg sắt và khoảng 31,8 mg kẽm, cũng như 13,6 microgram vitamin B12 [2].
- Hạt bí ngô: Hạt bí ngô không chỉ giàu sắt, mà còn giàu magie và các chất dinh dưỡng khác như canxi, phốt pho, chất xơ, chất đạm, carbohydrate,…
- Đậu đen: Trong các loại hạt thì đậu đen là một trong những lựa chọn tốt nhất với người bị thiếu máu. Mỗi cốc đậu đen luộc có thể cung cấp khoảng 3,6 mg sắt, rất tốt cho người bị thiếu máu.
- Đậu lăng: Một loại đậu khác đáng được nhắc đến trong danh sách các loại thực phẩm giàu chất sắt chính là đậu lăng. Khi nấu chín, đậu lăng cung cấp khoảng 12,5 mg sắt cho mỗi cốc nên rất thích hợp cho những ai bị thiếu máu, thiếu sắt.
>> Tham khảo chi tiết: Bị thiếu máu nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm khác cũng tốt cho người bị thiếu máu như ngũ cốc nguyên hạt, đậu gà, đậu nành, sò, cá hồi, …
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, bài viết đã góp phần cung cấp thêm thông tin về thiếu máu ăn trái cây gì và những lưu ý khi bổ sung hoa quả cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng trên mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thể trạng và bệnh lý của từng người. Bạn có thể đăng ký thăm khám với bác sĩ huyết học tại khoa Nội tổng hợp hoặc bác sĩ dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn cho người bị thiếu máu phù hợp nhất.