Câu hỏi “Quản trị nhân lực học trường nào?” là một vấn đề thu hút sự quan tâm rất nhiều bạn sinh viên và các bậc phụ huynh hiện nay. Thậm chí, câu hỏi này còn được cả những người làm trong ngành quản trị nhân lực tìm hiểu khá chi tiết. Quản trị nhân lực cũng là một ngành nghề “hot”, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy quản trị nhân lực học trường nào?. Hiện nay cũng có rất nhiều trường đào tạo ngành nghề này.
Mùa tuyển sinh đến gần và các có rất nhiều câu hỏi được gửi đến MPHr như: “Quản trị nhân sự học trường nào ở Hà Nội?”, “ngành Quản trị nhân lực khối C00 học trường nào?”, “Ngành quản lý nhân sự thi khối nào?”… Chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin và gửi đến độc giả câu trả lời trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc nội dung chi tiết.
Ngành Quản trị nhân lực là gì?
Ngành quản trị nhân lực là lĩnh vực bao gồm việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực vẫn luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó mà việc quản lý nhân lực sao cho hiệu quả chính là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu.
Quản trị nhân lực là gì? Quản trị nhân lực học trường nào dễ xin việc? Quản trị nhân lực học những môn gì?
Hoạt động quản trị nhân lực không chỉ dừng lại ở việc quản lý, điều hành. Hoạt động này cần có đánh giá, định hướng khai thác tối đa năng lực chuyên môn của mỗi nhân sự khác nhau. Điều này lý giải vì sao bộ phận Quản trị nhân lực phải có tầm nhìn về chiến lược về định hướng phát triển nhân sự cho doanh nghiệp.
HR Manager là gì?
Ngành Quản trị nhân lực học trường nào miền Bắc tốt nhất?
Ở miền Bắc, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành quản trị nhân lực có tiếng như:
- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân (viết tắt NEU)
- Trường ĐH Nội Vụ (HUHA)
- Trường ĐH Thương Mại (TMU)
- Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội (viết tắt HaUI)
- Trường ĐH Công Đoàn (TUU)
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (ULSA) (Cơ sở Sơn Tây) (ULSA)
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (ULSA) (Cơ sở Hà Nội)
- Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam (viết tắt VYA)
- Trường ĐH Thành Đô (viết tắt TDU)
- Trường ĐH Dân Lập Phương Đông (PDU)
- Trường ĐH Thành Tây
- Trường ĐH Dân Lập Đông Đô (HDIU)
- Trường ĐH Hải Phòng
Quản trị nhân sự học trường nào ở Hà Nội? Các trường đào tạo quản trị nhân lực ở Hà Nội tốt nhất
Ngành Quản trị nhân lực học trường nào miền Trung?
Nếu bạn sinh sống ở khu vực miền Trung, hãy cùng MPHR tham khảo những ngôi trường được đánh giá là có chất lượng đào tạo tốt nhất sau đây:
- Trường ĐH Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng (DDQ)
- Trường ĐH Kinh Tế - Đại Học Huế (UEHC hoặc HCE)
- Trường ĐH Quy Nhơn (QNU)
- Trường ĐH Đông Á - Đà Nẵng (UEA)
Ngành Quản trị nhân lực học trường nào khu vực miền Nam?
Khu vực miền Nam có một số trường đào tạo ngành quản trị nhân lực học được nhiều sinh viên đăng kí trong các đợt tuyển sinh như:
- Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH)
- Trường ĐH Mở TPHCM (HCMCOU)
- Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU)
- Trường ĐH Lao Động - Xã Hội (kí hiệu ULSA) (thuộc cơ sở phía Nam)
- Trường ĐH Kinh Tế -Tài Chính TPHCM (UEH)
- Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (viết tắt NTTU)
- Trường ĐH Trà Vinh (TVU)
- Trường ĐH Hoa Sen (HSU)
Ngành quản trị nguồn nhân lực học trường nào ở TPHCM? Ngành quản trị nhân lực ở Đà Nẵng? Quản trị nhân sự đại học kinh tế Tp HCM
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực học những gì?
Ngoài câu hỏi “Quản trị nhân lực học trường nào?” thì câu hỏi sinh viên ngành quản trị nhân lực học những gì cũng rất được quan tâm. Vậy khi lựa chọn theo học ngành quản trị nhân lực, sinh viên sẽ được đào tạo và bổ sung những kiến thức chuyên môn như:
- Kiến thức cơ bản: Sinh viên sẽ được bổ sung hệ thống kiến thức tổng quát về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, xã hội và nhân văn… Những kiến thức này giúp cho bạn có thể nắm vững được các nền tảng kiến thức giáo dục đại cương dựa theo chuẩn chương trình đào tạo Quốc gia.
- Kiến thức chuyên sâu: Từ những kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được hướng dẫn chi tiết để có thể tìm hiểu sâu và ứng dụng trong thực tế. Những lý thuyết trước đó sẽ được vận dụng để xây dựng và tổ chức thực hiện
Những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự mà sinh viên được đào tạo sẽ là nền tảng để giúp cho hoạt động nghề nghiệp về sau được đảm bảo với chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, các môn học chuyên sâu cho sinh viên ngành quản trị nhân lực sẽ gồm: Quản trị Nguồn nhân lực, Luật Lao động, Hành vi Tổ chức, Định mức Lao động Tiền lương, An toàn Lao động, Nghệ thuật Lãnh đạo, Quản trị Nhân lực trong môi trường đa văn hóa… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm khác…
HRBP là gì?
Học Quản trị nhân lực thi khối nào?
Mã ngành Quản trị nhân lực được xác nhận là: 7340404
Tổ hợp các bộ môn xét tuyển ngành Quản trị nhân lực phổ biến gồm:
- Khối A00 (gồm các môn: Toán - Lý - Hóa)
- Khối A01 (gồm bộ môn: Toán - Lý - Anh)
- Khối D01 (gồm bộ môn: Toán - Văn - Anh)
- Khối C00 (gồm môn: Văn - Sử - Địa)
Ngành quản trị nhân lực học trường nào? Thi khối nào? Học phí ngành Quản trị nhân lực là bao nhiêu?
Ngoài ra, ngành quản trị nhân lực ở một số trường còn tuyển các khối khác như:
- Khối D03 (gồm: Toán - Văn- Tiếng Pháp)
- Khối D09 (gồm: Toán - Anh- Lịch sử),
- Khối D03 (gồm: Toán - Văn- Tiếng Pháp)
Ngành Quản trị nhân lực lấy bao nhiêu điểm?
Quản trị nhân lực điểm chuẩn tại các trường đào tạo nhân lực khu vực phía Bắc thường là:
- Trường ĐH Nội vụ: Số điểm từ 20,5-22,5 tuỳ khối (thống kê năm 2020)
- Trường Đại học Thương Mại: Số điểm từ 25,55 (thống kê năm 2020)
- Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: Số điểm từ 27,10 (thống kê năm 2020)
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Số điểm từ 24,20 (thống kê năm 2020)
- Trường Đại học Lao Động - Xã Hội: Số điểm từ 15 (thống kê năm 2020)
- Trường ĐH Công đoàn: Số điểm từ 22 (thống kê năm 2020)
Khu vực miền Trung gồm
- Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Điểm chuẩn từ 20 (năm 2020)
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: Điểm chuẩn từ 25 (Năm 2020)
- Đại học Đông Á: Điểm chuẩn từ 14 (năm 2020)
Khu vực miền Nam gồm các trường đào tạo Quản trị nhân lực như:
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM: Điểm chuẩn từ 26,2 (Năm 2020, với ngành Kinh tế)
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Điểm chuẩn từ 15 (thống kê từ năm 2020)
- Trường Đại học Hoa Sen: Điểm chuẩn từ 16 (năm 2020)
- Trường Đại học Mở TP. HCM: Điểm chuẩn từ 25,05 (năm 2020)
- Trường Đại học Kinh tế-Tài chính TP. HCM: Điểm chuẩn từ 22 (năm 2020)
- Trường Đại học Lao Động - Xã Hội TPHCM: Điểm chuẩn từ 21 (Năm 2020)
Mức lương ngành Quản trị nhân lực bao nhiêu?
Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên nhân sự cho ngành quản trị nhân lực nếu mới là Internship (thực tập sinh) hoặc vừa tốt nghiệp thường chỉ có lương khởi điểm khoảng từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức lương cho vị trí chuyên viên nhân sự là từ 5 - 12 triệu đồng/ tháng, với mức kinh nghiệm từ 2 - 5 năm tùy theo chính sách của mỗi doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự học ngành gì? Câu hỏi quản trị nguồn nhân lực? Quản trị nhân lực học trường nào để ra trường có mức lương cao?
Mức lương của các vị trí cao hơn trong ngành quản trị nhân lực được xác định:
- Giám sát nhân sự mức 10 - 20 triệu đồng/ tháng.
- Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi mức 20-40 triệu đồng/ tháng.
- Trường phòng nhân sự mức trung bình từ 15 - 45 triệu đồng/ tháng.
- Giám đốc nhân sự mức từ 30 - 100 triệu đồng/tháng.
C&B là gì?
Bài viết trên giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Quản trị nhân lực học trường nào?”. Dựa theo những thông tin này bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất để phát triển ngành quản trị nhân lực. Đặc biệt, với danh sách top các trường đào tạo ngành quản trị nhân lực có chất lượng cao nhất ở ba miền Bắc - Trung - Nam chính là gợi ý tốt nhất cho các bạn.
Trước khi lựa chọn theo học quản trị nhân lực hoặc quyết định tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn cũng nên cân nhắc đến việc lựa chọn trường đào tạo phù hợp. Đến đây, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời ưng ý về vấn đề: “Quản trị nhân lực học trường nào?”. Chúc bạn có được những lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình!