Cách làm gừng mật ong đơn giản tại nhà
Cách làm gừng mật ong đơn giản tại nhà
Cách làm mứt gừng dẻo thơm đón Tết
Cách làm mứt gừng mật ong chanh dây này bạn sẽ có một món ăn cay ngọt, tính nóng trừ đờm, lợi thủy, tính ôn và lạnh. Đối với những người bị phong thấp, sổ mũi, ngạt mũi, cảm lạnh, tiêu chảy, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng ăn mứt gừng với mật ong rất có lợi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và người bị nóng trong nên hạn chế sử dụng gừng.
Nguyên liệu làm mứt gừng mật ong cay cay ngày tết
- 1 kg gừng tươi (Để mứt gừng mật ong giòn, không quá cay và không bị xơ thì bạn cần chọn gừng không quá non cũng không quá giòn)
- 5 thìa mật ong nguyên chất
- 450-500g đường kính trắng
- 1 quả chanh
- 1 ống vani
Tùy theo sức và khẩu vị của gia đình mà các bà nội trợ có thể tăng giảm lượng đường hoặc các nguyên liệu khác cho phù hợp.
Cách làm mứt gừng dẻo thơm đón Tết
Bước 1: Chần gừng
– Gừng mua về rửa sạch bụi bẩn, sau đó dùng dao sắc cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, không gọt vỏ. Cắt gừng thành những lát mỏng, đều nhau.
– Chuẩn bị một nồi nước sôi để chần gừng, lưu ý nước trong nồi phải ngập gừng.
– Sau khi chần khoảng 3 phút, chắt bỏ nước cũ trong nồi và cho nước nóng mới vào. Lặp lại nhiều lần cho đến khi gừng bớt cay. Với những gia đình ăn cay được thì có thể chỉ cần chần qua 2 lần. Nếu không ăn được cay, các bà nội trợ nên chần gừng từ 3-4 lần.
Trong lần chần gừng cuối cùng, bạn cho nước cốt của 1 quả chanh tươi vào nước sôi để chần gừng.
Bước 2: Ướp gừng với đường và mật ong
– Sau khi gừng đã chuyển sang màu trắng, vớt ra rổ, rửa nhiều lần với nước lạnh để vị chua của chanh yếu đi. Vớt gừng ra rổ cho ráo nước.
– Chờ gừng khô hẳn thì cho mật ong và đường vào ướp khoảng 4 tiếng, lúc này đường có thể tan hết. Tuy nhiên, theo cách làm mứt gừng truyền thống, do gừng không ra nhiều nước nên người nội trợ có thể phải chờ lâu hơn để đường tan hết.
Bước 3: Mứt gừng mật ong
– Bắc nồi hoặc chảo gang đáy dày lên bếp, cho đường và gừng vào đun lửa nhỏ, đừng quên đảo đều để gừng ngấm đường.
– Khi nước đường bắt đầu đặc lại thì khuấy nhanh hơn để đường không bị cháy, trong khi khuấy nếu thấy nặng tay nhớ giảm lửa nhỏ nhất.
– Tiếp tục đảo mứt cho đến khi đường kết tinh và chuyển thành dạng bột trắng bám vào miếng gừng, các miếng gừng tách rời nhau. Tắt bếp, bắc chảo ra và để gừng nguội hoàn toàn, cho gừng vào lọ đậy nắp kín để bảo quản ăn dần.
Mứt gừng mật ong có thể pha thành trà gừng mật ong
Công dụng và cách bảo quản mứt gừng mật ong
Cách làm mứt gừng mật ong tại nhà không có chất bảo quản nên không để được lâu như mứt gừng mật ong công nghiệp. Mứt sau khi tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ bị chảy nên phải bảo quản cẩn thận, cho mứt vào túi ni lông sạch, để nơi khô ráo hoặc đựng trong hộp thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh.
Mỗi lần lấy ra dùng chỉ lấy một lượng vừa đủ sau đó đóng gói cẩn thận để tránh không khí làm mứt bị chảy nước. Mứt gừng với mật ong bảo quản theo cách này có thể để được 1 tháng trong bóng tối.
Khi bày mứt gừng mật ong ra khay, bạn chú ý đậy kín sau khi dùng, tránh để quá nhiều lên khay kẹo, mứt không chảy hết dễ sinh vi khuẩn gây đau bụng. Mứt thừa không được bỏ lại vào túi mứt cũ.