Khi nhắc đến tai nạn lao động các mối nguy và rủi ro được biết đến là nguyên do gây nên những tai nạn lao động trong quá trình làm việc của công nhân, nhân sự. Hai thuật ngữ “mối nguy” và “rủi ro” có sự khác biệt ra sao và mối liên hệ giữa chúng là gì?
Mối nguy và rủi ro là gì?
Mối nguy (hay mối nguy hiểm) là các điều kiện, yếu tố hoặc tác nhân gây hại và tác động xấu đến sức khỏe của người lao động và những người xung quanh có liên quan. Các mối nguy có thể là do các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học gây nên hoặc một quá trình, một hoạt động trong quá trình sản xuất có khả năng dẫn đến rủi ro.
Rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng xấu và để lại thiệt hại không thể lường trước đối với người lao động. Nó có thể do một hoặc nhiều mối nguy gây nên trong lúc làm việc.
Các mối nguy hiểm có thể gây nên các rủi ro thiệt hại ngoài ý muốn (Nguồn: Internet)
Tại sao cần phải nhận diện mối nguy?
Những hành vi mất an toàn tạo nên điều kiện để các mối nguy và rủi ro có khả năng xảy ra và gây nên tai nạn lao động. Các hành vi mất an toàn trực tiếp thông thường có thể dễ dàng để nhận diện. Ngược lại, các hành vi mất an toàn gián tiếp lại khó nhận diện hơn và tạo tiền đề để tạo nên các mối nguy hiểm và rủi ro khi làm việc.
Khi phát sinh mối nguy hiểm gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc dưới tác động của các hành vi mất an toàn thì sẽ gây nên rủi ro, dẫn đến các tai nạn và sự cố. Các hành vi mất an toàn có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ người lao động (không làm theo quy trình, thiếu kiến thức an toàn, áp lực công việc, v.v.), hoặc cũng có thể từ nguyên nhân khách quan từ điều kiện ngoại cảnh, yếu tố môi trường làm việc, máy móc thiết bị tác động nên.
Vì vậy, việc nhận diện và đánh giá đúng, đủ, rõ ràng các mối nguy và rủi ro giúp ngăn ngừa và phòng tránh xảy ra các tai nạn, sự cố không mong muốn.
Nhận diện chính xác, đầy đủ mối nguy hiểm giúp phòng và tránh các tai nạn sự cố có thể xảy ra (Nguồn: Internet)
Xác định mối nguy hiểm như thế nào?
Để nhận diện mối nguy hiểm, chúng ta cần tiến hành quan sát và xem xét kỹ những khả năng gây ảnh hưởng có thể có đối với hoạt động làm việc của chúng ta và những người xung quanh. Một số phương pháp giúp xác định mối nguy thường thấy như:
- Phân tích cây sai hỏng FTA
- Nhận dạng mối nguy HAZID
- Phân tích công việc chủ yếu CTA
- Tuần tra quan sát PO
- Phân tích cây sự cố ETA
- Phân tích tai nạn, sự cố AIA
- Dựa vào báo cáo
Thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc
Các bước đánh giá rủi ro khi làm việc gồm:
- Bước 1: Xác định mối nguy và rủi ro có thể xảy ra khi làm việc.
- Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Bước 3: Đánh giá rủi ro - Xác định và đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.
- Bước 4: Ghi nhận lại thông thông tin người chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro cùng khung thời gian thực hiện.
- Bước 5: Ghi nhận lại các pháp hiện; giám sát, rà soát hoặc cập nhật đánh giá rủi ro khi cần thiết.
Xem thêm bài viết: Quy trình và biểu mẫu đánh giá rủi ro an toàn làm việc (Nguồn: IDTEK)
Bài viết đã cung cấp một số thông tin về mối nguy và rủi ro để cập nhật đến bạn đọc. Hi vọng rằng bài viết có thể giúp ích phần nào. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết trong chuyên mục an toàn, sức khỏe, môi trường từ IDTEK.