Trong thời đại kỹ thuật số, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đã nổi lên và trở thành một nghề mũi nhọn cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, việc thúc đẩy sự phát triển Công nghệ thông tin đang trở thành ưu tiên hàng đầu. Vậy xu hướng phát triển CNTT những năm gần đây là gì? Tại sao CNTT lại trở nên cực kỳ quan trọng cho sự phát triển trong thời đại mới?
Ngành Công nghệ thông tin là gì?
Nói một cách đơn giản, công nghệ thông tin (IT - information technology) là việc sử dụng máy tính, phần mềm để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết. Mục đích của khối ngành này là phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng các hệ thống và thiết bị máy tính mới, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau.
Sinh viên chuyên ngành CNTT sẽ được đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, an toàn thông tin mạng,… Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành CNTT đồng thời được trang bị các kiến thức chuyên ngành liên quan đến kỹ năng nghiên cứu và phát triển phần mềm, kiến thức về thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng và phần mềm hệ thống máy tính, các thiết bị hỗ trợ máy tính,…
Ngoài ra, mỗi nhân viên CNTT cần trang bị cho mình những kỹ năng khác như: kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… Đây cũng là những kỹ năng cần thiết đối với sinh viên và người làm CNTT.
Phát triển Công nghệ thông tin trong những năm gần đây tại Việt Nam
Công nghệ Thông tin (CNTT) đã trải qua những sự biến đổi tích cực đáng kể, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, CNTT toàn cầu và ở Việt Nam đều có những bước tiến đáng kể. Trong thời kỳ dịch bệnh lan rộng, điều kiện học tập và làm việc trực tiếp bị hạn chế, hình thức học và làm việc trực tuyến đã trở nên phổ biến và dần trở thành một phương pháp học hiệu quả. CNTT qua đó đã thể hiện sức mạnh của mình, đứng đầu trong việc đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của mọi lĩnh vực trong thời kỳ khó khăn này. CNTT là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chú ý và phát triển không ngừng.
Số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới. Mọi hoạt động thương mại đều sử dụng Internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý kinh tế - xã hội. Theo thống kê từ năm 2000, ngành CNTT chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP cả nước, vẫn kém xa khu vực nông nghiệp và thương mại. Khi đó, ngành này vẫn được coi là một ngành nhỏ của nền kinh tế. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ, CNTT đã có những tiến bộ vượt bậc:
- Doanh thu của ngành vào năm 2023 đạt 143 tỷ USD, gấp hơn 470 lần so với năm 2000, với 1,3 triệu nhân lực trong năm 2023.
- Dự báo, tổng doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông năm 2024 và 2025 sẽ tăng lên 175 tỷ USD và 185 tỷ USD. Xuất khẩu công nghiệp CNTT sẽ đạt 148 tỷ USD năm 2024 và đạt mức 160 tỷ USD vào năm 2025.
Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam bám sát tốc độ phát triển chung của thế giới. Đặc biệt với nguồn lực trẻ (trung bình dưới 35), sáng tạo, năng động, ngành công nghệ thông tin ở nước ta chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai. Việt Nam đang dẫn đầu về ngành dịch vụ phần mềm trong số 6 nước phát triển nhất Đông Nam Á. Chất lượng nguồn nhân lực CNTT cũng ngày càng được nâng cao nhưng số lượng này vẫn chưa đủ để đáp ứng nguồn cung của các công ty trong và ngoài nước.
Xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin trong tương lai
Theo dự báo, xu hướng phát triển Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục được ứng dụng và nâng cao trong năm 2024 là công nghệ 5G, IoT (Internet vạn vật), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Các công nghệ này dẫn dắt và hỗ trợ lẫn nhau trong toàn bộ hệ sinh thái công nghệ số hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, chuyển đổi kỹ thuật số và làm việc từ xa đồng nghĩa với việc tỷ lệ tội phạm mạng và nguy cơ tấn công bảo mật đang gia tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, bảo mật thông tin sẽ vẫn là xu hướng công nghệ mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Đặt biệt, từ đợt dịch Covid-19 đến nay, hầu hết các dịch vụ trực tuyến phát triển và được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề như: buôn bán, dịch vụ tài chính, y tế, giáo dục, giải trí,…
Những yếu tố góp phần tạo nên thành công của ngành CNTT
Ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đang phát triển vượt bậc nhờ vào một số yếu tố quan trọng. Trước hết, lao động Việt Nam được đánh giá cao về sự cần cù, chịu khó và trình độ đào tạo cơ bản tốt. Đội ngũ doanh nhân trẻ và kỹ sư của Việt Nam mang trong mình sự quyết tâm, năng động và sáng tạo, có khả năng nhanh chóng tiếp cận và áp dụng công nghệ mới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có nguồn nhân lực dồi dào, cả ngắn hạn và dài hạn, đóng góp vào sức mạnh sản xuất và phát triển Công nghệ thông tin. Suất đầu tư nước ngoài tính cho 1 lao động là 20.000 USD, cao gấp 4,65 lần bình quân các ngành khác. Điều này tạo ra cơ hội cho việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong ngành CNTT, kỹ sư CNTT cần phải có khả năng đọc, viết, nói và hiểu tiếng Anh tốt để có thể làm việc hiệu quả với các tài liệu, công cụ và nguồn lực trực tuyến. Đặc biệt, trong môi trường làm việc quốc tế, việc sử dụng tiếng Anh để tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác là hết sức quan trọng.
Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của kỹ sư CNTT. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu, giúp bạn trao đổi ý kiến, làm việc nhóm và giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Kỹ năng quản lý thời gian giúp kỹ sư CNTT hoàn thành công việc đúng hạn, đồng thời với kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề giúp lập trình viên xử lý các tình huống phức tạp trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc xây dựng hệ thống. Hơn nữa, việc học hỏi và nâng cao kỹ năng liên tục là chìa khóa giúp kỹ sư CNTT duy trì sự năng động và đáp ứng được các thách thức mới trong ngành.
Có thể thấy, cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam và trên thế giới, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong ngành này luôn tăng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu bạn có ý định học ngành công nghệ thông tin thì nên chuẩn bị nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc. Và lựa chọn cho mình một trường học uy tín để có thể phát triển và phát huy thế mạnh của mình.
Thấu hiểu nhu cầu đó của các bạn trẻ yêu thích lập trình cũng như đáp ứng yêu cầu về khả năng chuyên môn của các nhà tuyển dụng, Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE) - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đưa vào chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin. Cho sinh viên tiếp cận những công nghệ, ngôn ngữ lập trình mới, tiếp xúc với giảng viên doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tế, chú trọng phát triển tiếng Anh, kỹ năng mềm.
—————————————-
Bạn đang có nhu cầu đăng đăng ký xét tuyển hoặc tư vấn để biết thêm thông tin về ngành Công nghệ thông tin, hãy để lại thông tin tại: https://xettuyen.niie.edu.vn/
Hay đang cần tìm hiểu thông tin về ngành Công nghệ thông tin thì đừng quên truy cập vào trang: https://huongnghiep.niie.edu.vn/ để biết thêm nhiều thông tin nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu nè.