1. Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo sách cánh diều 10
1.1 Tác giả Trần Đăng Khoa
Nhà thơ Trần Đăng Khoa:
- Trần Ðăng Khoa, sinh vào ngày 26-4-1958 ở thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh thuộc tỉnh Hải Dương. Hiện đang ở Hà Nội.
- Ông là một hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1977).
- Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du đồng thời cũng tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân và cũng là học viên trường Sĩ quan Lục quân.
- Hiện đang là biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Ông nổi tiếng là một “thần đồng” thơ từ khi mới lên 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em được in ở NXB Kim Ðồng lúc ông vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ra ông còn viết phê bình về văn học.
1.2 Tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo
Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo:
Bài thơ viết về chủ đề những người lính trên quần đảo Trường Sa trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ có thiếu thốn về mặt vật chất, sân khấu xếp lên bằng đá san hô, cánh gà được chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng với chiếc đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để có thể tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vẫn luôn luôn lạc quan và yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát thật ngang tàng, toàn nhớ và thương. Dù chưa biết "người thương" ở nơi nào, họ vẫn luôn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định rằng tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa từng biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ bị thiếu thốn cả về mặt vật chất lẫn tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống cùng với tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa trong tim.
>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều
1.3 Hiểu biết về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của các chiến sĩ trên đảo
Những hiểu biết của em về quần đảo Trường Sa cùng với cuộc sống của những người chiến sĩ sống trên các đảo:
- Về quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa chính là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở vị trí giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước, quần đảo Trường Sa thường được gọi với cái tên chung với quần đảo Trường Sa đó là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa... Trên những bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng với Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau có hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc phía bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng đến cuối đồng bằng Nam bộ. Đầu thế kỷ 20, nhờ vào sự phát triển của ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới có thể tách hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trong những bản đồ nước ngoài, quần đảo Trường Sa thường được biết với cái tên quần đảo Spratly.
- Về cuộc sống của những người lính ở trên đảo: Điều kiện sống của những người đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa còn có quá nhiều mặt thiếu thốn, gian khổ tới mức khắc nghiệt. Cuộc sống của những cán bộ và chiến sĩ ở đây có còn nhiều khó khăn: thiếu rau xanh, thiếu nước ngọt, thiếu văn công cùng với các hoạt động nghệ thuật. Nhưng, ở nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ, những người lính canh biển vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng. Không có sự yếu lòng ở trước những thử thách trong cuộc sống.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân
2. Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh sách cánh diều 10: Đọc hiểu
2.1 Khổ 1, 2: Chú ý vào từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng cùng với sự đặc biệt của sân khấu do chính lính đảo tự tạo.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ hơn ở khổ 1, 2
- Liệt kê các từ ngữ xưng hô và sự đặc biệt của sân khấu do chính lính đảo tự tạo.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ của nhân vật trữ tình tự xưng ở trong 2 khổ đầu bài thơ: hỡi các chiến hữu, bọn chúng anh, ta.
Sự đặc biệt của sân khấu do chính lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên để thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn thành mấy cánh gà → Sự thiếu thốn và khó khăn đặc biệt về mặt vật chất nơi đây.
2.2 Khổ 3, 4: Chú ý vào chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của chính mình.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ hơn ở khổ 1,2
- Liệt kê những chi tiết thể hiện về ngoại hình của những người lính đảo.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết thể hiện về ngoại hình của những người lính đảo: lính trọc đầu, mấy chàng đầu trọc, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc → Ngoại hình hết sức ấn tượng với đầu trọc lốc không có tóc, càng làm nổi bật hơn sự khó khăn và thiếu thốn về mặt vật chất nơi đây, điều kiện sống hết sức nguy hiểm.
2.3 Bản tình ca của lính đảo có điều gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ hơn khổ 5,6.
- Chỉ ra điều đặc biệt trong bản tình ca của lính đảo
Lời giải chi tiết:
Điều đặc biệt trong bản tình ca của lính đảo: Có giai điệu ngang tàn hệt như gió biển, lời ca toàn những sự nhớ nhung và yêu thương. Lời hát của họ rì rào ở trong không gian, như những tiếng vỏ ốc vang vọng ở ngoài biển khơi. Lời hát của họ giống một câu chuyện kể thật dịu êm với những điều vô cùng lãng mạn: hàng cây xanh, đêm trăng, tay nắm tay.
2.4 Chú ý tới phép điệp ở trong các khổ thơ 8, 9.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ hơn khổ 8, 9.
- Chỉ ra phép điệp đã được sử dụng.
Lời giải chi tiết:
Phép điệp đã được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9 đó là: Điệp lại cấu trúc thơ: Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu. Phép điệp cấu trúc sẽ giúp cho hai khổ thơ liên kết gần gũi và dễ đọc dễ nhớ giống như đoạn điệp khúc của một bài hát.
2.5 Kết thúc bài thơ có gì bất ngờ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ hơn câu thơ cuối cùng
- Chỉ ra điều đặc biệt trong kết bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Kết thúc bài thơ chính là một câu cảm thán mang ngữ khí vô cùng bất ngờ và đặc biệt: “Ô, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”, thể hiện thái độ hết sức bất ngờ về sự xuất hiện của những người lính đảo. Họ được ví von như những hòn đá, chịu nắng chịu mưa để có thể bảo vệ cho an nguy tổ quốc.
3. Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh sách cánh diều 10: Câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Nhân vật trữ tình ở trong tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ ra làm mấy phần? Hãy đặt tên cho từng phần đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc thật kĩ để tìm hiểu về nhân vật trữ tình
- Chỉ ra bố cục cho bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật trữ tình ở trong bài thơ chính là những người lính trên đảo.
- Bố cục bài thơ có thể chia thành 2 phần.
+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu là giới thiệu chung về những người lính đảo.
+ Phần 2: Còn lại là bản tình ca của những người lính đảo.
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
3.2 Câu 2 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Sân khấu cùng diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có điều gì đặc biệt? Đâu là lí do đã tạo ra sự đặc biệt ấy? Qua đó, em thấy được hình tượng người lính đảo hiện ra như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc kĩ những khổ thơ nói về buổi biểu diễn của những người lính đảo.
- Chỉ ra được điều đặc biệt trong buổi biểu diễn của những người lính đảo. Rút ra nhận xét về hình tượng của những người lính đảo.
Lời giải chi tiết:
Sân khấu cùng diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn được thể hiện: Sân khấu biểu diễn vô cùng sơ sài, đơn giản. Đó là không gian của biển cả, chỉ có đá san hô và vài tấm tôn. Diễn viên cùng khán giả của màn biểu diễn đều là một - những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm và tự tạo niềm vui giải trí với nhau nhằm vơi đi nỗi nhớ nhà và nhớ quê hương da diết.
Lí do để tạo ra sự đặc biệt này, đó chính là: Khung cảnh biển đảo, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến cho người ta chỉ muốn chạy trốn, gió cát. Nhưng những người lính đảo vẫn lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho chính mình.
Hình tượng những người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về mặt ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại vô cùng phong phú và tươi đẹp. Tâm hồn họ chất chứa sự lạc quan, niềm vui và tinh thần bất khuất.
3.3 Câu 3 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Phân tích tác dụng của một vài biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng nhằm thể hiện hình tượng người lính đảo ở năm khổ thơ cuối.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chú ý đọc thật kĩ 5 khổ thơ cuối bài.
- Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật sau đó phân tích tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng nhằm thể hiện hình tượng của người lính đảo trong năm khổ thơ cuối:
- Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn
- Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời
- Điệp cấu trúc: Nào hát lên/ Rằng...
→ Thể hiện nên hình tượng những người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và cũng đầy mơ mộng với cuộc sống.
3.4 Câu 4 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ. Nêu nhận xét của bản thân về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ.
- Nêu nhận xét của bản thân về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ
Lời giải chi tiết:
Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho tới lúc trình diễn và lời ca được cất lên một cách cao trào.
Nhận xét của em về ngôn ngữ cùng với giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ vô cùng gần gũi, giản dị lại vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương và trầm bổng, lúc lại rộn rã và vui tươi đầy sự tự hào.
3.5 Câu 5 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Bài thơ viết về những người lính sống trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc sống vật chất cùng với tâm hồn của những người lính đảo.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Nêu cảm nhận của bản thân về cuộc sống vật chất cùng với tâm hồn những người lính đảo.
Lời giải chi tiết:
Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất cùng với tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa vô cùng khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận việc thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ điều, trong đó có cả nước ngọt, vì vậy phần lớn họ đều phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa với nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa ra vui nhộn do cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng của người lính Trường Sa hiện ra thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca ở trên đảo với biết bao những tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao có được một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn cùng với lòng chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật sự kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” những lời lẽ tình tứ không có chỗ nào để chê, bồi hồi và bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.
3.6 Câu 6 trang 75 SGK văn 10/2 Cánh diều
Tưởng tượng em là một khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của nhưunxg người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận và suy nghĩ của em khi ấy bằng một đoạn văn (độ dài khoảng 6 - 8 dòng)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Tưởng tượng và chia sẻ về cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Lời ca của những người lính đảo xa được cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng cùng với gió và cát mang tới hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ bé đã được dựng lên. Đó là sân khấu của những người ca sĩ vô cùng đặc biệt - được mệnh danh là ông sư của biển cả. Họ cất lên những tiếng hát giữa những sự khó khăn và khốc liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng và say đắm, lúc lại tự hào và hào hùng cất lên, khiến cho người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ rất lãng mạn và hào hoa là thế, nhưng chất lính cùng với sự kiên cường và dám dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả nhất về lòng yêu nước. Hát tình ca nhằm khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định về chủ quyền đất nước với biết bao nhiêu khát vọng bình thường mà tạo hóa đã ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó chính là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói vô cùng nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đang đứng giữa trời nước bao la để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc cũng chính là trách nhiệm lớn lao và thiêng liêng không gì có thể sánh được.
Bài viết trên đây chính là phần Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo sách Cánh diều VUIHOC muốn gửi đến các bạn. Thông qua bài viết chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu cuộc sống, yêu đất nước vô cùng sâu sắc của những người lính. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn nào khác ở trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập vào website của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng bài trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- Soạn bài Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước