Một số món ăn bổ dưỡng theo quan niệm của Đông Y có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ thuyên giảm. Các món ăn giảm mồ hôi trộm mà mẹ có thể chế biến cho bé đó là nấu cháo với tim lợn, các loại hải sản và thêm đỗ xanh, đỗ đen, rễ hẹ, lá dâu... để tăng cường tác dụng.
Trẻ bị đổ mồ hôi vào ban đêm là điều bình thường nếu phòng ngủ quá nóng, hoặc cha mẹ quấn bé quá kỹ hay mặc cho trẻ quần áo quá nặng nề. Lúc này, tình trạng vùng đầu của trẻ em đổ mồ hôi suốt đêm là khá phổ biến, ngay cả khi phần còn lại của cơ thể không đổ mồ hôi.
Dù vậy, trong các trường hợp trẻ đổ mồ hôi quá nhiều một cách bất thường vào ban đêm, đã loại trừ khả năng có thể là do nhiệt độ trong phòng quá nóng, tình trạng này được gọi là đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và thường vô hại, nhưng đôi khi chúng có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn. Nếu trẻ hay bị mồ hôi trộm là do một bệnh lý nào đó gây ra, trẻ có thể sẽ có các triệu chứng đáng chú ý khác.
Một số tình trạng cơ bản có thể khiến cho trẻ hay bị mồ hôi trộm ban đêm bao gồm:
Những cơn ác mộng rất dữ dội xảy ra khi trẻ đang trong giấc ngủ sâu. Mặc dù nỗi sợ hãi là rất thực, trẻ em lại thường không nhớ những giấc mơ khi chúng thức dậy để kể lại cho cha mẹ.
Trẻ em khi mơ thấy ác mộng sẽ đổ mồ hôi nhiều, cũng quẫy đạp trên giường và thậm chí có thể kêu hoặc la hét. Các dấu hiệu khác là trẻ ngồi bật dậy, khó chịu hoặc thở nặng nhọc.
Trẻ bị đổ mồ hôi nhiều ban đêm trong lúc ngủ có thể là một trong các triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Trẻ em bị ngưng thở khi ngủ sẽ có biểu hiện thở ngáy, khò khè, thở mệt, ngưng thở và sau đó sẽ thở nhanh từng cơn, khi thức dậy luôn cảm thấy ngủ không đủ, thường xuyên bị đau đầu. Các trẻ nhỏ có thể tăng cân ít và chậm lớn hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Bởi vì trẻ không ngủ đúng cách, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi hoặc thành tích học tập kém.
Đây là tình trạng đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân, khiến trẻ em và cả người lớn đổ mồ hôi quá mức ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Thông thường, chứng tăng tiết mồ hôi vô căn gây bài tiết nhiều mồ hôi ở cả những vị trí ít phân bố tuyến mồ hôi như mặt, bàn chân và bàn tay.
Người lớn và trẻ em hay bị đổ mồ hôi trộm ban đêm mà không có lý do bệnh lý được chẩn đoán có thể được kết luận là mắc chứng tăng tiết mồ hôi vô căn. Về mặt y học, tình trạng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, khi bài tiết mồ hôi quá nhiều, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, khó khăn khi sinh hoạt, đặc biệt là trong các tình huống xã hội.
Một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất khiến cho trẻ hay bị mồ hôi trộm là bệnh bạch cầu hoặc một số loại ung thư khác. Trong một cuộc khảo sát, hơn 30% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm một cách nghiêm trọng.
Sự khác biệt với chứng đổ mồ hôi ban đêm thông thường là trẻ có thể thức dậy ướt đẫm mồ hôi và không thể hạ nhiệt. Bộ đồ ngủ hoặc ga trải giường của trẻ có thể bị thấm nước hoàn toàn đến mức trẻ không thể tiếp tục ngủ. Một số trẻ lớn hơn có thể mô tả cảm giác thức dậy giống như đang ở trong hồ bơi hoặc phòng tắm hơi.
Ngoài ra, các triệu chứng khác cần chú ý nếu trẻ hay bị mồ hôi trộm ban đêm nghiêm trọng để tích cực tìm kiếm nguyên nhân là: Sốt, ho, tiêu chảy, giảm cân, có các triệu chứng giống như cúm, ăn mất ngon, mệt mỏi, chảy máu mũi, đau nhức xương.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể không cần điều trị gì cả. Bởi chứng đổ mồ hôi đôi khi và thậm chí thường xuyên trong khi ngủ là bình thường đối với nhiều trẻ em, đặc biệt là các bé trai.
Điều đơn giản nhất để điều trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ mà cha mẹ có thể làm đầu tiên là lựa chọn những bộ đồ ngủ và ga trải giường thoáng khí hơn, nhẹ hơn, ưu tiên loại có chất vải hút ẩm tốt và giữ nhiệt độ phòng mát mẻ vào ban đêm. Đặt túi chườm mát dưới gối để giữ mát vùng đầu cổ cho trẻ. Ngoài ra, hãy cố gắng để trẻ tránh tập thể dục hay vận động mạnh, đùa giỡn quá sát giờ đi ngủ.
Nếu trẻ hay bị mồ hôi trộm có nguyên nhân cơ bản về sức khỏe như cảm lạnh hoặc nhiễm cúm, tình trạng này có thể sẽ biến mất sau khi trẻ đủ miễn dịch vượt qua được bệnh cảnh cấp tính.
Bên cạnh đó, việc điều trị và duy trì ổn định cho các tình trạng sức khỏe khác như hen suyễn và dị ứng có thể giúp kiểm soát chứng đổ mồ hôi ban đêm ở một số trẻ nhỏ.
Mặt khác, nếu tình trạng trẻ hay bị mồ hôi trộm kéo dài mà không cải thiện với các biện pháp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám, làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, loại trừ các bệnh lý khác có thể mắc phải.
Mặc dù bài tiết mồ hôi thường là phản ứng sinh lý giúp ổn định nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ hay bị mồ hôi trộm kéo dài hoặc mức độ nặng thì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ thức giấc, quấy khóc và cha mẹ lo lắng. Do đó, cho trẻ ăn gì để hết mồ hôi trộm là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ.
Theo Đông y, đổ mồ hôi trộm ở trẻ hay cả ở người lớn xảy ra trong lúc ngủ gọi là đạo hãn. Căn nguyên của đạo hãn thuộc về âm khí hư. Do đó, cách chữa trị là cần phải giáng hỏa bổ huyết làm nền tảng.
Như vậy, có một số món ăn bổ dưỡng theo quan niệm của Đông Y mẹ có thể làm cho bé ăn để hết mồ hôi trộm là nấu cháo với chất đạm như tim lợn, các loại hải sản, có thể thêm đỗ xanh, đỗ đen, rễ hẹ, lá dâu... để tăng cường tác dụng. Số lượng nguyên liệu không cần quá nhiều, nấu cháo cho trẻ chỉ cần một lượng nhỏ, vừa đủ một bát với một nắm gạo tẻ hay gạo nếp. Đun sôi nước, cho vào nồi các nguyên liệu đã cắt hay băm nhuyễn, sau đó hãm nhỏ lửa cho cháo mềm mịn. Khi trẻ đói, múc ra bát, nêm nếm cho vừa miệng và đút trẻ ăn. Cho trẻ ăn mỗi ngày một cữ, xen kẽ với các món khác. Thay đổi nguyên liệu nấu cháo hằng ngày, sau 4 - 5 ngày có thể thấy tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ cải thiện.
Bên cạnh cách nấu cháo, nguyên liệu đỗ xanh, đỗ đen có thể nấu chè cho trẻ ăn cũng đem lại hiệu quả không kém, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ, vừa là một món tráng miệng thơm mát cho cả gia đình.
Hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không cần điều trị chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Tuy nhiên, khi tình trạng trẻ hay bị mồ hôi trộm kéo dài mà không cải thiện với các biện pháp nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám, làm xét nghiệm để kiểm tra và loại trừ các bệnh lý khác có thể mắc phải.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần é cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để giúp bé cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, oliveandcrate.com
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tri-mo-hoi-trom-cho-be-a69639.html