Operation Manager là những nhân sự tài năng trong doanh nghiệp. Họ có thể dẫn dắt doanh nghiệp phát triển đúng hướng, an toàn và hợp pháp. Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức về Operation Manager và lộ trình thăng tiến Operation Manager. Các bạn hãy theo dõi để có những kiến thức hữu ích cho mình nhé! MỤC LỤC: 1- Operation manager là ai? 2- Chức năng nhiệm vụ của Operation Manager 2.1- Chức năng của Operation Manager 2.2- Nhiệm vụ của Operation Manager 3- Lộ trình thăng tiến vị trí Operation Manage
Operation Manager là người giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức. Họ có trách nhiệm vận hành và quản lý doanh nghiệp theo các đường lối, chính sách của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào quy mô, cơ cấu hoạt động của từng doanh nghiệp mà Operation Manager sẽ chịu trách nhiệm quản lý các khâu, các bộ phận khác nhau. Đó có thể là nhân sự, tài chính, kỹ thuật, sản xuất,…
Công việc chính của Operation Manager là lên kế hoạch và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể đảm nhận đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau như: theo dõi báo cáo tài chính, phân tích chi phí, kiểm soát ngân sách, phân công nhiệm vụ cho nhân viên,…
Với vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, Operation Manager cần đảm bảo có các kỹ năng quan trọng để quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. >>>> Xem thêm: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Operation Manager
Vai trò chính của Operation Manager là đảm bảo doanh nghiệp luôn vận hành thuận lợi và hiệu quả. Cụ thể, trong doanh nghiệp Operation Manager có các chức năng chính sau:
Thứ nhất, quản lý tài chính
Operation Manager có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm soát các khoản chi phí của doanh nghiệp và tìm cách tối ưu chúng. Cụ thể họ sẽ phân tích lợi ích do các khoản chi phí đó mang lại và theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất nhằm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Operation Manager cần vận dụng các công cụ tài chính hiệu quả để kiểm soát ngân sách và các hoạt động chi tiêu trong doanh nghiệp phù hợp với doanh thu đạt được. Họ cần có một bộ óc nhạy bén để có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, quản trị nhân sự
Operation Manager là người hiểu rõ nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp. Họ cũng tham gia vào công tác quản lý và giám sát các vấn đề nhân sự của công ty. Đồng thời họ còn góp phần vào việc điều chỉnh quy trình làm việc để nâng cao hiệu suất của nhân viên.
Nói cách khác Operation Manager còn là một chuyên gia nhân sự trong doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm tạo động lực, truyền cảm hứng và tạo điều kiện để nhân viên ngày càng phát triển hơn, chuyên nghiệp hơn.
Thứ ba, quản lý, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp
Về cơ bản, trách nhiệm chính của Operation Manager là quản lý tổng thể các hoạt động trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, họ có thể chỉ chịu trách nhiệm một hoặc một vài bộ phận nhất định tùy thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn.
Chẳng hạn, Operation Manager có chuyên môn về marketing sẽ quản lý công tác marketing của doanh nghiệp. Còn Operation Manager am hiểu về sản xuất sẽ giữ vai trò điều hành và giám sát hoạt động sản xuất. >>>> Bạn xem thêm: Doanh nghiệp như thế nào sẽ tuyển dụng vị trí Operation Manager?
Tuỳ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà Operation Manager sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
+ Quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân viên và xử lý các hồ sơ, giấy tờ, chế độ cho nhân viên trong công ty.
+ Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp.
+ Đảm bảo các thủ tục, quy định về nhân sự được tuân thủ nghiêm ngặt.
+ Tiến hành đánh giá các kế hoạch, chiến lược sản xuất và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng.
+ Lập dự toán ngân sách cho từng năm và có biện pháp xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
+ Xây dựng hệ thống quản lý và quy trình tiếp nhận, sử dụng các sản phẩm, thiết bị trong doanh nghiệp.
+ Quản lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa tồn kho và giao nhận, vận chuyển hàng hoá.
+ Phân tích quy trình làm việc và thực hiện các thay đổi khi cần thiết.
+ Theo dõi và quản lý giá cả, chất lượng của nhà cung cấp.
+ Xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
+ Thiết lập các nguyên tắc, quy định nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động đúng pháp luật.
Operation Manager là một chức vụ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Nó đòi hỏi bạn phải có sự thông thạo và hiểu biết chuyên sâu mới có thể đảm nhận được.
Vì vậy để thăng tiến lên vị trí này bạn cần có định hướng phát triển từ sớm. Việc có định hướng rõ ràng từ sớm sẽ giúp bạn biết phải rèn luyện, tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết nào. Từ đó bạn có thể vạch ra một kế hoạch cụ thể để từng bước trau dồi và nâng cấp hành trang sự nghiệp cho mình.
Operation Manager là vị trí cần được đào tạo bài bản và có thời gian tích luỹ kinh nghiệm đủ lâu chứ không thể chỉ trong một, hai ngày là có thể đảm nhận được. Tức là bạn sẽ phải trải qua lộ trình sự nghiệp kéo dài vài năm, có khi là chục năm mới có thể ngồi vào vị trí này.
Về cơ bản, lộ trình thăng tiến vị trí Operation Manager sẽ như sau: Nhân viên => Chuyên viên => Leader => Operation Manager => COO (Giám đốc vận hành). >>>> Có thể bạn quan tâm: Những đặc điểm của Operation Manager tại công ty đa quốc gia
Bạn sẽ bắt đầu từ những vị trí đơn giản, cấp nhân viên, sau đó mới dần tích luỹ các kinh nghiệm cần thiết để trở thành Operation Manager.
Phụ thuộc vào chuyên môn được đào tạo mà bạn sẽ chọn cho mình một vị trí công việc trong lĩnh vực phù hợp để bắt đầu sự nghiệp. Bạn sẽ làm tại vị trí này từ 1 - 2 năm sau đó thăng tiến lên vị trí cao hơn.
Khi đã có một số kinh nghiệm làm việc nhất định bạn sẽ tiếp tục thăng tiến lên vị trí chuyên viên, sau đó trở thành leader rồi tiếp tục thăng tiến lên cao hơn. Trong một số trường hợp bạn có thể thăng tiến thẳng lên vị trí leader mà không trải qua vị trí chuyên viên. Hoặc bạn có thể từ vị trí chuyên viên rồi trở thành manager mà không làm leader.
Sau khi làm việc tại vị trí chuyên viên hoặc leader từ 3 năm trở lên bạn có thể nghĩ tới việc tìm kiếm cơ hội việc làm Operation Manager. Lúc này bạn hãy cân nhắc cơ hội thăng tiến tại công ty mình đang làm việc. Nếu không bạn có thể tìm việc làm Operation Manager tại các công ty khác trong cùng lĩnh vực.
Tại vị trí Operation Manager bạn sẽ có cơ hội trở thành COO sau một thời gian làm việc với thành tích và năng lực xuất sắc.
Tóm lại, bạn cần trải qua một quá trình rèn luyện dài để được doanh nghiệp tín nhiệm và giao cho bạn đảm nhận chức vụ Operation Manager. Vì vậy, đừng nôn nóng mà hãy kiên trì và nỗ lực chuẩn bị các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để trở thành một Operation Manager bạn nhé!
Để trở thành một Operation Manager giỏi, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng quan trọng sau:
Đối với một nhà quản lý kỹ năng chuyên môn rất quan trọng. Bởi vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất với Operation Manager là phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức liên quan khác.
Mặt khác, Operation Manager còn là hình mẫu, là chuẩn mực của các nhân viên cấp dưới. Do đó, họ không thể có thiếu sót về mặt kiến thức chuyên môn.
Operation Manager không những phải chịu trách nhiệm vận hành, quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp mà họ còn phải lãnh đạo đội ngũ nhân viên và xử lý tất cả các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả. Do đó, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu với một Operation Manager.
Operation Manager sẽ phải làm việc với tất cả các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp và cả những đối tác, khách hàng của công ty. Vì vậy họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt.
Thực tế cũng cho thấy, các Operation Manager sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt có thể xử lý công việc hiệu quả hơn. Đồng thời họ cũng được đánh giá cao và có nhiều cơ hội thăng tiến tốt hơn. >>>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một Operation Manager
Trong vai trò của người quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp, Operation Manager sẽ phải lên kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng công việc. Đồng thời họ còn phải dự đoán được các rủi ro và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Ngoài ra, Operation Manager còn phải lập kế hoạch và phân chia công việc cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó có thể đảm bảo các hoạt động được thực hiện thuận lợi và luôn theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
Việc phát sinh các sự cố bất ngờ, ngoài ý muốn là điều khó tránh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó nhiệm vụ của Operation Manager là phải giải quyết nhanh chóng các vấn đề này. Vì vậy giải quyết vấn đề trở thành kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản lý.
Để có được kỹ năng giải quyết vấn đề, Operation Manager sẽ phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ chính quá trình làm việc thực tế. Nhờ vậy họ mới có thể giải quyết thỏa đáng các tình huống phát sinh.
Với vai trò là người kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp nên Operation Manager bắt buộc phải có kỹ năng làm việc nhóm siêu giỏi. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp họ liên kết các thành viên trong một nhóm và các nhóm với nhau. Từ đó họ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và mang lại kết quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn khám phá được nhiều điều về Operation Manager và lộ trình thăng tiến của một Operation Manager. Nếu yêu thích công việc này, bạn hãy vạch ra một kế hoạch cụ thể để từng bước tiến tới mục tiêu sự nghiệp của mình nhé. Chúc bạn thành công với công việc mà mình yêu thích.
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/operations-manager-la-gi-a69307.html