Âm nhạc ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo những cách khác nhau, vì vậy thật khó để trả lời chính xác câu hỏi âm nhạc giúp ta những gì hay âm nhạc có lợi ích nhiều hay không? Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy, một số loại nhạc có thể giúp tăng cường khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ. Theo đó, lợi ích của âm nhạc được thể hiện một cách gián tiếp nhưng vẫn có thể tạo ra sự khác biệt lớn như sau:
Nếu bạn phải vật lộn với những bài tập hoặc công việc đầy mệt mỏi thì động lực để vượt qua chúng sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thứ tốt hơn. Bạn có thể tạo động lực cho mình bằng các phần thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành công việc như xem tập mới nhất của một chương trình yêu thích, ăn một món ăn yêu thích... Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2019 cho thấy rằng âm nhạc giúp kích thích tạo động lực tương tự như những phần thưởng trên, tự thưởng cho bản thân một bản nhạc yêu thích sẽ giúp tăng động lực học tập, làm việc, tìm hiểu thông tin mới. Trường hợp thể loại nhạc yêu thích không có nhiều lợi ích trong học tập thì việc nghe chúng trong giờ giải lao cũng là biện pháp giúp bạn tăng động lực.
Nguyên nhân âm nhạc giúp tạo động lực được giải thích là do các tế bào thần kinh ở não phản ứng với âm nhạc và làm thay đổi nhịp điệu não, từ đó làm ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Các tế bào thần kinh này hoạt động chậm khi bạn nghe nhạc nhịp điệu chậm và sự hoạt động tăng lên cùng với nhịp điệu của âm nhạc. Vì vậy, để giữ động lực cho bản thân bạn hãy thử nghe nhạc nhanh hơn trong thời gian nghỉ học, thêm vào các bài tập thể dục hoặc một bữa ăn nhẹ để duy trì năng lượng, duy trì động lực và giảm căng thẳng.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 từ trường đại học Standford cho thấy nhạc cổ điển giúp não bộ tiếp thu, xử lý thông tin mới dễ dàng hơn và cải thiện suy luận không gian. Suy luận không gian là khả năng tìm kiếm, suy nghĩ, rút ra mối quan hệ giữa các đối tượng và giải quyết vấn đề. Công dụng này từ âm nhạc cổ điển được gọi là hiệu ứng Mozart.
Não bộ xử lý thông tin tiếp nhận từ bên ngoài bằng cách tách chúng thành những phân đoạn nhỏ. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy rằng âm nhạc có thể thu hút não bộ theo cách giúp nó chú ý tốt hơn đến các sự kiện và đưa ra dự đoán về những gì có thể xảy ra, từ đó cho thấy âm nhạc giúp học tập hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho thấy rằng âm nhạc cổ điển dường như giúp người lớn tuổi ghi nhớ thông tin mới và xử lý công việc tốt hơn. Phát hiện này cũng chỉ ra rằng một số loại nhạc nhất định có thể giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức của con người. Âm nhạc giúp kích thích não bộ, tương tự như cách tập thể dục giúp kích thích cơ thể - bạn càng tập luyện cơ bắp, chúng càng trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, não bộ thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ, củng cố tinh thần tốt hơn.
Các bài kiểm tra, kỳ thi trong học tập hay thời gian hoàn thành công việc là một trong nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, stress. Tình trạng căng thẳng nếu diễn ra trong trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe và dẫn đến những hậu quả sau:
Vì vậy, nghe nhạc giúp thư giãn, giảm căng thẳng và âm nhạc giúp học tập trung hơn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghe nhạc một giờ mỗi ngày sẽ giúp tạo ra những thay đổi trong não và giúp tình thần được thư giãn hơn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cho thấy những người nghe nhạc cổ điển có huyết áp thấp hơn so với những người nghe nhạc jazz, pop hoặc không nghe nhạc.
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì âm nhạc cũng gây ra một số tác hại như sau:
Bên cạnh lợi ích tăng độ tập trung cho não bộ từ các loại nhạc cổ điển thì tác động tiêu cực của âm nhạc đến độ tập trung được thể hiện ở khả năng đánh lừa sự chú ý. Chẳng hạn như khi tâm trạng buồn hoặc căng thẳng việc nghe một bản nhạc âm điệu vui tươi sẽ giúp đánh lạc hướng bản thân và làm cho tâm trạng được vui vẻ, nâng cao tinh thần của bạn. Sự tiêu cực ở đây thể hiện khi bạn đang cần tập trung nhiều vô một công việc nhưng tiếng âm nhạc quá lớn và quá nhanh sẽ làm gián đoạn suy nghĩ và cản trở quá trình suy nghĩ cũng như độ tập trung.
Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng nhạc nền có lời bài hát có thể ảnh hưởng đến sự chú ý khi đang học tập, làm việc. Nghe nhạc có lời nhiều sẽ gây mất tập trung và giảm chú ý, giảm khả năng đọc hiểu.
Trí nhớ giúp bạn sử dụng các thông tin đã được lưu trữ để giải quyết vấn đề, học tập và làm các nhiệm vụ nhận thức khác. Hầu hết mọi người có thể làm việc khi sử dụng đồng thời nhiều thông tin một lúc, dung lượng bộ nhớ hoạt động cao có nghĩa là bạn có thể xử lý nhiều tài liệu hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nghe nhạc có thể làm giảm khả năng hoạt động của bộ nhớ. Vì vậy, trong trường hợp cần phải giải quyết nhiều thông tin bạn nên hạn chế nghe nhạc để tránh ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng học tập, công việc.
Một số loại nhạc bao gồm nhạc có nhịp điệu nhanh, âm lượng lớn và nhạc có lời bài hát có thể làm cho bạn khó hiểu, khó tiếp thu tài liệu đọc hơn.
Không phải lúc nào âm nhạc cũng giúp học tập hiệu quả hoặc gây tác động tiêu cực đến học tập, làm việc. Lựa chọn loại nhạc phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng được lợi ích to lớn mà âm nhạc mang lại. Một số biện pháp trong việc lựa chọn âm nhạc như sau:
Như vậy âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng, tăng động lực và mức độ tập trung hơn để giải quyết công việc, học tập. Tuy nhiên không phải lúc nào âm nhạc cũng mang lại lợi ích, vì vậy việc lựa chọn âm nhạc thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả mà chúng mang lại.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/nhac-ho-tro-hoc-tap-a68955.html