Đầu tôm ăn được không? Một số lưu ý khi ăn tôm để bảo vệ sức khoẻ

Tôm không còn là hải sản xa lạ gì bởi người Việt khá yêu thích chúng và đã tạo nên rất nhiều món ăn ngon từ tôm. Tuy nhiên đầu tôm là bộ phận thường được chúng ta bỏ đi, đặc biệt là với loại tôm nhỏ. Vậy đầu tôm ăn được không? Tại sao phải bỏ đi khi chế biến? Bài viết sẽ bật mí đến bạn.

Những lợi ích khi ăn tôm

Tôm giàu vitamin và khoáng chất, điển hình như vitamin A, E, B6, B12, cùng các chất chống oxy hoá niacin, riboflavin, thiamin. Bên cạnh đó tôm còn giàu sắt, canxi, phốt pho, kẽm, magie, kali. Tôm là loại hải sản ít calo, trong khoảng 80g tôm chỉ chứa 102 calo. Ngoài ra, chất kẽm có trong tôm rất có lợi để làm tăng mức leptin giúp điều chỉnh lượng chất béo. Một số lợi ích khi ăn tôm mà cơ thể nhận được:

Ngừa thoái hóa võng mạc khi lớn tuổi

Tôm có chứa hợp chất heparin giúp điều trị thoái hoá điểm vàng. Hợp chất astaxanthin trong tôm còn giúp giảm mỏi mắt, đặc biệt tốt cho những người thường xuyên làm việc với máy tính.

Tốt cho xương khớp

Nhiều người thắc mắc đầu tôm ăn được không hay ăn tôm có cần bỏ vỏ không bởi quan niệm các bộ phận của tôm rất giàu canxi. Theo chuyên gia về dinh dưỡng, thịt tôm có hàm lượng protein cao, giàu canxi, axit béo và khoáng chất. Thực chất vỏ tôm không hề có chứa canxi vậy nên ăn thịt tôm mới bổ sung đủ chất cho xương khớp.

Đầu tôm ăn được không? Ăn như thế nào cho khoa học? 1
Tôm rất tốt cho xương khớp

Tăng cường sức khỏe não bộ

Tôm là nguồn thực phẩm giàu sắt, khoáng chất vậy nên chúng tốt cho quá trình liên kết với oxy trong hemoglobin. Vậy nên khi ăn tôm sẽ giúp bổ máu, gia tăng lượng oxy đến tất cả các cơ quan bao gồm có não bộ. Ngoài ra ăn tôm với lượng phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não và tốt cho phụ nữ đang mang thai để thai nhi phát triển tốt trí não.

Tốt cho tim mạch

Tôm đặc biệt là tôm lên men có chứa một chất fibrinolytic, chất được sử dụng để làm tan cục đông máu trong y khoa. Bên cạnh đó tôm còn giàu axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ. Những ai đang thời kỳ “đèn đỏ”, ăn tôm sẽ giúp giảm đau bụng kinh bởi nó thúc đẩy sự lưu thông máu.

Đầu tôm ăn được không?

Thực tế, nhiều người Việt đã tự truyền tai nhau việc phải bỏ đầu tôm khi nấu ăn nhưng chưa hiểu thực sự tại sao phải làm thế. Nhưng vẫn còn có một số người vẫn giữ quan điểm dùng đầu tôm để nấu canh cho ngọt nước, đây là quan niệm sai bởi ăn đầu tôm không hề tốt.

Đầu tôm ăn được không? Ăn như thế nào cho khoa học? 2
Đầu tôm ăn được không? Câu trả lời là không

Đầu tôm chính là bộ phận phân huỷ đầu tiên khi tôm chết. Tại sao? Bởi đây là bộ phận chứa nhiều chất bẩn, chất độc gây hại do thức ăn mà tôm đã nạp vào. Tại đây có rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng tụ tập. Vậy khi nấu đầu tôm, đặc biệt khi nấu chưa đủ chín thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ xảy ra.

Đầu tôm có ăn được không? Chắc chắn là không nên ăn. Trong đầu tôm còn giàu cholesterol cũng như nhiều nghiên cứu chỉ ra trong mắt tôm còn chứa chất ức chế sinh sản. Một khi đầu tôm có màu đen thì phải tránh ăn bởi đây chính là dầu hiệu cho thấy tôm sống trong môi trường nước ô nhiễm kim loại nặng hay tôm đã mắc bệnh.

Những lưu ý khi ăn tôm để bảo vệ sức khoẻ

Sau khi thắc mắc đầu tôm ăn được không, ta cùng tìm hiểu về cách ăn chúng sao cho khoa học. Cần nắm một số nguyên tắc sau khi ăn tôm:

Không ăn 3 bộ phận: Đầu tôm, vỏ tôm và đường chỉ đen

Như đã trình bày ở trên, đầu tôm chính là bộ phận chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, vỏ tôm và đường chỉ đen trên lưng tôm là hai bộ phận không nên ăn. Trong vỏ tôm không hề chứa canxi, vỏ tôm cứng do chứa nhiều chất chitin và phần này không có dưỡng chất gì đặc biệt cả. Tương tự, đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hoá của tôm. Thực tế đường chỉ này không gây hại cho sức khoẻ nếu được nấu chín, nhưng đảm bảo không hề có vi khuẩn tồn tại khi sơ chế tôm thì nên loại bỏ đường này.

Không ăn tôm chết lâu

Tôm tươi sống giàu histidine, nhưng khi chết thì chất này bị vi khuẩn phân huỷ thành chất histamin gây hại cho cơ thể. Chưa kể việc ăn tôm đã chết lâu còn có nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh, tôm lúc này có thể bốc mùi, không ăn được.

Đầu tôm ăn được không? Ăn như thế nào cho khoa học? 3
Tuyệt đối không ăn tôm chết lâu

Không ăn quá nhiều tôm một lúc

Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng nên ăn với lượng vừa đủ và tôm cũng thế. Nếu ăn quá nhiều tôm, cơ thể bị thừa chất gây rối loạn tiêu hoá, làm chướng bụng, khó tiêu đôi khi dẫn đến tiêu chảy. Liều lượng thích hợp nhất là nên ăn khoảng 170 gram mỗi tuần. Ngoài ra với tôm, nên ưu tiên “ăn chín uống sôi”. Bởi ăn tôm sống có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng này sẽ đe dọa đến tính mạng khi chúng làm ổ và chui lên não.

Không ăn tôm khi cơ thể đang ốm

Tôm không phải là thực phẩm ưu tiên hàng đầu cho những ai có sức khoẻ không ổn định. Nếu bạn đang bị cường giáp, đang bị ho, đang bị tiêu chảy hay dị ứng thì hạn chế tiêu thụ tôm. Đối tượng mắc bệnh này khi ăn tôm sẽ khiến bệnh trở nặng. Tốt nhất khi cơ thể bị ốm nên ăn thịt nạc heo, thịt bò cùng rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Trên đây là những chia sẻ về đầu tôm ăn được không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn loại hải sản này và có cho mình cách ăn thật khoa học để đảm bảo không gây hại sức khoẻ.

Xem thêm: Chân gà hầm đu đủ có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/co-nen-an-dau-tom-a68949.html