Hãy cùng RCES tìm hiểu về đạo văn, các biểu hiện và phòng tránh để không mắc phải sai lầm này nhé!
Trong môi trường học thuật, đạo văn được coi là hành động thiếu trung thực và vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Các tác giả bị phát hiện đạo văn có thể chịu những hậu quả rất lớn liên quan tới công trình nghiên cứu và vị trí của họ trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi người nghiên cứu du vô tình hay cố ý vẫn gặp phải những lỗi đạo văn trong công trình của mình. Hãy cùng RCES tìm hiểu về đạo văn, các biểu hiện và phòng tránh để không mắc phải sai lầm này nhé!
Đạo văn ở mức độ nghiên cứu khoa học sinh viên được hiểu là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc.
Đạo văn được xem là hành vi thiếu trung thực về mặt học thuật và vi vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng. Ở cấp độ sinh viên, đạo văn sẽ khiến kết quả nghiên cứu bị huỷ bỏ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Ở cấp độ nghiên cứu chuyên nghiệp, người đạo văn có thể bị buộc thôi việc, thu hồi công trình đã công bố hoặc huỷ bỏ chức danh.
2.1. Trường hợp không dẫn nguồn
Trong các trường hợp sau đây, khi người viết sử dụng sản phẩm của người khác mà KHÔNG dẫn nguồn thì bị coi là đạo văn:
2.2. Trường hợp có dẫn nguồn
Trong các trường hợp sau đây, khi người viết sử dụng sản phẩm của người khác CÓ dẫn nguồn nhưng vẫn bị coi là đạo văn:
Trong học tập, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với những nguồn thông tin của các học giả đi trước, chính vì thế cách tốt nhất là hãy trích dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn sử dụng lời trích, chú giải một cách chi tiết và cụ thể. Đây cũng là cách bạn có thể kiểm tra lại thông tin tham khảo một cách nhanh chóng nếu muốn chỉnh sửa hay so sánh tước khi nộp bài. Hãy biết trân trọng thành quả lao động của người khác nếu bạn kỳ vọng người khác tôn trọng những nỗ lực của chính bạn.
>> Xem thêm: Trích dẫn như thế nào là đúng cách?
3.1. Các trường hợp cần trích dẫn nguồn
Để phòng tránh đạo văn, bạn nên ghi nhớ rằng luôn trích dẫn nguồn khi sử dụng câu văn, dữ liệu thống kê, biểu đồ, hình ảnh, kết quả nghiên cứu… của người khác. Ví dụ:
Trong trường hợp tác giả không lấy nguyên văn cách diễn giải của tác giả khác mà chỉ viết lại ý chính của họ, nội dung trình bày sẽ không cần để trong dấu ngoặc kép nhưng vẫn cần trích dẫn đầy đủ. Khi đó, người viết cần phải có kĩ năng để tự diễn giải thông tin gốc.
Quá trình diễn giải lại của tác giả khác trải qua ba bước:
- Bước 1: Đọc kĩ đoạn/câu cần tham khảo, ghi lại những từ/ý chính, theo dạng gạch đầu dòng, cất nguồn đi.
- Bước 2: Viết lại câu văn/đoạn văn theo những ý chính đã có bằng ngôn ngữ của riêng mình. Có 3 cách để diễn giải thông tin hay câu văn gốc là thay đổi cấu trúc câu văn, dùng những từ đồng nghĩa và thay đổi dạng của câu văn:
Thay đổi cấu trúc câu văn
Khi sử dụng cách này, tác giả cần phải đọc đoạn văn gốc vài lần cho đến khi hiểu được ý nghĩa, rồi sau đó viết lại bằng cách diễn đạt của mình.
Ví dụ bản gốc của Smith (2010): “Thay vì sử dụng EFA để ước lượng mô hình, chúng tôi sử dụng CFA để kiểm định ý nghĩa các nhân tố và chọn ra nhân tố phù hợp nhất”. Bản viết lại: Có hai phương pháp chính là EFA và CFA, nhưng nghiên cứu của Smith (2010) cho thấy CFA là phương pháp tốt nhất để kiểm định và chọn ra nhân tố phù hợp.
Dùng từ đồng nghĩa
Đôi khi nội dung gốc sử dụng câu rất ngắn nên việc viết lại có thể gặp khó khăn. Trong trường hợp này, có thể thay thế những từ đồng nghĩa. Ví dụ bản gốc của Kennes (2000): “Lạm phát giảm dẫn tới lãi suất giảm”. Bản viết lại: Sự suy giảm của lạm phát sẽ gây ra sự suy giảm của lãi suất (Kennes, 2000).
Thay đổi cách dạng của câu văn
Thông thường một câu văn ngắn có thể thay thế bằng cách đổi từ văn thụ động sang chủ động (hay ngược lại) và thay đổi từ. Ví dụ bản gốc của Clinton (1996): “Gia tăng đầu tư công sẽ giúp phát triển kinh tế”. Bản viết lại: Sự phát triển kinh tế có thể được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong các khoản đầu tư công (Clinton, 1996).
- Bước 3: Nhớ ghi nguồn tham khảo theo đúng quy định trích dẫn.
3.2. Các trường hợp không cần trích dẫn nguồn
Ai cũng biết rằng bất cứ tác giả đề cập đến thông tin từ ngoài thì tác giả phải trích dẫn nguồn thông tin. Nhưng cũng có trường hợp tác giả không cần phải đề nguồn. Có hai trường hợp chính:
Ví dụ câu: “Lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith” được xem là common knowledge, và tác giả không cần trích dẫn. Nhưng nếu viết “Lý thuyết bàn tay vô hình không hiệu quả vì sự điều tiết chậm và không hoàn hảo của thị trường” thì cần phải trích dẫn, bởi vì có đề cập đến quan điểm còn tranh cãi.
Tài liệu tham khảo:
Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/the-nao-la-dao-van-a68799.html