Tin tức & Sự kiện

Theo nghiên cứu của Fortune Business Insights, thị trường robot công nghiệp được dự đoán sẽ đạt mốc 31,3 tỷ USD vào năm 2028. Các nhà quản trị ngày càng nhận thức được lợi ích vượt trội của việc ứng dụng robot công nghiệp vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh vô vàn lợi ích, robot công nghiệp không phải là không có nhược điểm. Dưới đây cùngIntech Grouptìm hiểu một số nhược điểm của tự động hóa và robot công nghiệp.

1. Tự động hóa sản xuất là gì?

Tự động hóa sản xuất là việc ứng dụng robot công nghiệp, hệ thống điều khiển và các công nghệ lập trình hiện đại để vận hành, quản lý và giám sát quy trình làm việc trong nhà máy sản xuất, hạn chế sự tác động và can thiệp của con người. Tự động hóa được coi là bước tiến vượt bậc, loại bỏ cơ giới hóa.

Tự động hóa sản xuất là gì?

2. Những nhược điểm của tự động hóa công nghiệp

2.1 Chi phí đầu tư ban đầu lớn

Hơn nữa các máy móc thiết bị cũng như robot công nghiệp phát triển không ngừng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cập nhật và thích ứng nhanh nhạy với thị trường. Chính vì vậy việc đầu tư vào tự động hóa có thể là một thử thách đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

2.2 Nguy cơ rò rỉ thông tin bảo mật

Hệ thống tự động hóa và công nghệ robot hoạt động theo cơ chế tự vận hành, kết nối internet và liên kết với bảng điều khiển máy tính nên có nguy cơ bị rò rỉ thông bảo mật khi bị hacker xâm nhập. Khi hệ thống bị hack, bộ điều khiển bị rối loạn có thể gây ra khó khăn, đình trệ thậm chí là tạm ngừng sản xuất, sai lệch trong các thông số kỹ thuật dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

2.3 Tốn chi phí vận hành, bảo dưỡng

Hệ thống máy móc và công nghệ robot trong tự động hóa cần được bảo trì định kỳ, thường xuyên để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả. Theo thời gian, một số linh, phụ kiện hoặc động cơ có thể bị hao mòn hoặc cần thay thế. Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần trả một khoản chi phí nhất định cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng này

2.4 Đòi hỏi đội ngũ nhân sự có trình độ cao

Để hệ thống tự động hóa có thể vận hành trơn tru trong nhà máy sản xuất, doanh nghiệp cần đội ngũ kỹ sư, lập trình viên có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và cả kiến thức tốt để giám sát tốt việc vận hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng công tác đào tạo nhân sự mới

2.5 Tính linh hoạt trong công việc chưa cao

Cho đến nay, robot công nghiệp vẫn là giải pháp lý tưởng để giải quyết các công việc mang tính chất lặp đi lặp lại và nhàm chán trong nhà máy, tuy nhiên một số quy trình sản xuất đòi hỏi mức độ phức tạp cao hơn khả năng mà robot công nghiệp chưa thể đáp ứng được

2.6 Khiến nhiều lao động mất việc làm

Trong tương lai, “tự động hóa” đang trở thành bước phát triển tiếp theo của nền kinh tế thế giới. Báo cáo gần nhất của trường đại học Oxford cho biết > 35% việc làm hiện tại ở Anh chuyển sang hướng tự động trong vòng 20 năm tới. Chưa dừng lại, nhiều tập đoàn lớn cũng nhận định về sự phát triển hùng hậu của robot công nghiệp thay cho lao động thủ công truyền thống

Không chỉ diễn ra nhanh chóng tại các nước phát triển, robot công nghiệp cũng đã tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ tại các nước châu Á. Cụ thể, theo Tổ chức Lao động Quốc tế, 56% tổng lực lượng lao động của các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia tương ứng 137 triệu công nhân có khả năng bị thay thế bởi máy móc tự động hóa và robot công nghiệp

Khiến nhiều lao động mất việc làm

3. Doanh nghiệp có nên đầu tư vào tự động hóa và công nghệ robot ?

Mặc dù có những nhược điểm như kể trên, nhưng việc ứng dụng tự động hóa và robot công nghiệp mang đến những lợi ích vượt trội giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng nhà máy thông minh, phát triển bứt phá hơn trong tương lai.

Hệ thống tự động hóa và công nghệ robot hoạt động suốt ngày đêm 24/7 mà không cần thời gian nghỉ ngơi hay nghỉ phép. Điều này giúp tăng năng suất, cắt giảm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Tự động hóa còn đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế sai sót thường gặp khi hoạt động thủ công, giúp sản phẩm có tính đồng đều và độ chính xác cao.

Do vậy, với chiến lược đầu tư lâu dài cùng kế hoạch tài chính rõ ràng thì việc đầu tư vào tự động hóa và robot công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp sản xuất dù ở bất cứ quy mô nào, dù lớn hay nhỏ đều có thể hưởng lợi nếu tận dụng được những lợi thế mà tự động hóa và công nghệ robot mang lại. Để nâng cao hiệu quả quản lý cần ứng dụng những giải pháp như Nhà máy thông minh, nhà kho thông minh, Hệ thống phân loại hàng hóa, Robot tự hành AGV,...để tối ưu hóa tiến độ sản xuất, chất lượng, chi phí và giá cả sản phẩm.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0983 113 387 - 0966 966 032 để được tư vấn hỗ trợ 24/7

Xem thêm:

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tu-dong-hoa-va-cong-nghe-robot-ra-doi-co-diem-han-che-la-gi-a68727.html