NỘI DUNG, HÌNH THỨC, THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế hội nhập, đầu tư quốc tế cũng ngày càng phát triển và được xem là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu.

Vậy Đầu tư quốc tế là gì? có các hình thức đầu tư quốc tế nào? Nhà nước có các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư quốc tế như thế nào? Thực trạng tình hình đầu tư quốc tế hiện nay ra sao? Tác động tích cực và tiêu cực của FDI trong đầu tư quốc tế đối với quốc gia nhận đầu tư là gì? Những thắc mắc nào thường gặp về đầu tư quốc tế? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau

I/ Đầu tư quốc tế là gì?

Pháp luật đầu tư hiện hành chưa có quy định rõ về khái niệm “đầu tư quốc tế là gì”.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyên biên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đầu tư quốc tế là “việc doanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước được lựa chọn để đầu tư”.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đầu tư quốc tế xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.Trên cơ sở các khái niệm quốc tế nêu trên, cùng các quy định của Luật đầu tư hiện hành liên quan đến đầu tư quốc tế, có thể hiểu, đầu tư quốc tế là hoạt động của các nhà đầu tư của một quốc gia (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn /hoặc các tài sản góp vốn hợp pháp khác sang một quốc gia khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh /hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận /hoặc đạt các hiệu quả kinh tế- xã hội.

II/ Các hình thức đầu tư quốc tế

Có nhiều hình thức đầu tư quốc tế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư 2020, Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

III/ Các biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư quốc tế

Để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, các cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương luôn phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cụ thể, theo Điều 74 Luật đầu tư 2020 :

IV/ Thực trạng tình hình đầu tư quốc tế

Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tình hình đầu tư quốc tế của Việt Nam sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, cho đến nay, nước ta không chỉ là 1 quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà còn vươn lên, trở thành 1 quốc gia có nhiều doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài.

Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22 tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn thông.

V/ Tác động tích cực và tiêu cực của FDI trong đầu tư quốc tế đối với quốc gia nhận đầu tư

Việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI đem lại những tác động tích cực song song với đó cũng có tác động tiêu cực đến quốc gia nhận đầu tư, cụ thể:

Về tác động tích cực, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ giúp quốc gia tiếp nhận đầu tư:

Về các tác động tiêu cực, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ có thể tác động đến quốc gia tiếp nhận đầu tư:

VI/ Những thắc mắc thường gặp về đầu tư quốc tế

Trong hoạt động đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư thường gặp nhiều vướng mắc, cụ thể:

1. Nhà đầu tư được phép mở bao nhiêu tài khoản ngoại tệ trước đầu tư?

Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chỉ được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua 01 (một) tài khoản ngoại tệ trước đầu tư mở tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài thì phải mở tài khoản ngoại tệ trước đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Tuy nhiên về nguyên tắc có thể hiểu một dự án chỉ được mở 1 tài khoản ngoại tệ trước đầu tư.

2. Yêu cầu đối với mục đích chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nhà đầu tư được quy định như thế nào?

Mục đích chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư như sau:

“2. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:

a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư;

b) Khảo sát thực địa;

c) Nghiên cứu tài liệu;

d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư;

đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư;

e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học;

g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư;

h) Tham gia đấu thầu quốc tế, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư;

i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư;

k) Đàm phán hợp đồng;

l) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.”

3. Có phải nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế đó được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không?

Căn cứ theo khái niệm giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020, có thể hiểu khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế đó được gọi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đầu tư quốc tế NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/dau-tu-quoc-te-la-gi-a68662.html