Bật Mí Cách Nấu Lẩu Riêu Cua Không Thua Ngoài Tiệm

Nhắc tới lẩu riêu cua không thể quên những rau sống đi kèm như rau muống chẻ, mồng tơi, hoa chuối, kinh giới, tía tô,… với nồi nước lẩu ngọt lịm, thơm ngon, nóng hổi rất hợp để thưởng thức trong những ngày đầu thu se lạnh. Nếu đang thèm món ăn này, đừng vội ra ngoài tiệm bởi Bếp Trưởng Á Âu sẽ bật mí ngay cách nấu lẩu riêu cua trong bài viết dưới đây.

Món lẩu riêu cua

Món lẩu riêu cua ngọt thanh, mát lành được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Internet

Lẩu riêu cua là món ăn có mùi vị thơm ngon đặc trưng của sườn sụn, bắp bò, đậu phụ rán cùng với vị ngon thanh mát tự nhiên từ cua đồng. Không chỉ được ưa chuộng bởi hương vị, món lẩu này còn bổ dưỡng với sức khỏe người dùng. Cách nấu lẩu riêu cua không khó, nhưng việc chuẩn bị nguyên liệu rất công phu. Tìm hiểu bí kíp nấu lẩu không phải ai cũng biết để tự tin vào bếp chế biến món ăn này cho mọi người thưởng thức.

Tác dụng của cua đồng

Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc trên mâm cơm mọi gia đình Việt mà còn là một vị thuốc. Trong cua đồng chứa lượng vitamin, muối khoáng và canxi rất cao, ngoài ra còn có các loại vitamin B1, B2, PP,…

Thịt cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hằng ngày. Người ta thường dùng cua đồng để nấu các loại canh ngon bổ như canh cua rau dền, canh cua rau đay, canh cua rau mồng tơi,…

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương, dùng trị nhiệt tà, bạt độc, ghẻ lở và máu kết cục,… Tuy nhiên, không nên ăn món gỏi cua và uống nước cua sống vì có thể gây ngộ độc và nhiễm bệnh sán lá phổi.

Cua đồng

Cua đồng là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon. Ảnh: Internet

Nguyên liệu cho món lẩu riêu cua

Các bước thực hiện

Để nước dùng lẩu ngọt thanh, thơm đậm mùi cua đồng, bạn cần có được bí quyết chế biến. Nấu lẩu riêu cua có rất nhiều bước bởi trong thành phần món ăn sử dụng rất nhiều nguyên liệu.

Hướng dẫn dưới đây sẽ đi từng bước 1 từ sơ chế các loại nguyên liệu cho đến nấu và trình bày, thưởng thức như thế nào. Tất cả sẽ giúp bạn hoàn chỉnh hương vị và có một nồi lẩu thơm ngon.

Bước 1: Sơ chế sườn sụn

Sườn sụn sau khi mua về bạn rửa sạch với nước muối loãng. Tiếp đến, chần sơ sườn với nước sôi để loại bỏ tạp chất và khử mùi hôi của thịt. Ướp sườn sụn với 1 muỗng cà phê hạt nêm và hành khô băm nhỏ trong 15 phút cho ngấm gia vị. Sau thời gian ướp, cho sườn vào chảo xào sơ với chút dầu ăn.

Sơ chế sườn sụn

Sơ chế sườn sụn. Ảnh: Internet

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Cua đồng làm sạch, tách phần mai, dùng tăm lấy gạch cua ra để riêng trong chén nhỏ. Phần còn lại đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước.

Cua đồng xay nhuyễn rồi lọc lấy nước

Cua đồng xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Ảnh: Internet

Thịt bắp bò rửa sạch, thái mỏng. Bạn có thể cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc để thịt cứng lại cho dễ thái. Thịt sau khi thái ướp với gừng và một chút xíu dầu ăn.

Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng. Hành lá, mùi tàu nhặt rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, thái múi cau. Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ gốc và lá vàng úa, ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, để ráo.

Đậu phụ thái miếng vuông, rán với dầu ăn cho vàng giòn.

Mẻ lọc qua rây lấy một chén nước cốt.

Bước 3: Tiến hành nấu lẩu riêu cua

Sườn sụn cho vào nồi cùng với lượng nước đủ dùng, bắc lên bếp đun khoảng 30 - 45 phút cho đến khi sườn mềm.

Bắc một nồi khác lên bếp, cho nước lọc cua vào cùng với 1 muỗng cà phê muối, đun với lửa vừa. Dùng đũa khuấy nhẹ cho đến khi nước sôi và riêu cua nổi hết lên trên thì tắt bếp, vớt riêu cua ra để riêng. Sau đó, cho 1 muỗng cà phê mắm tôm vào nồi.

Cho cà chua vào xào với chút hành tím cho thơm, rồi cho gạch cua vào xào chín.

Xào gạch cua

Xào gạch cua với cà chua và chút gia vị cho dậy mùi thơm. Ảnh: Internet

Bắc nồi lẩu lên bếp, cho hỗn hợp nước hầm sườn sụn, nước riêu cua vào đun sôi. Tiếp theo cho nước mẻ, giấm bỗng rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Khi nước sôi lại bạn cho phần riêu cua vào, rưới gạch cua vừa xào lên trên cùng với đậu phụ rán và hành lá, mùi tàu thái nhỏ.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Khi ăn dọn bắp bò ra đĩa. Đun sôi nồi lẩu rồi nhúng thịt bò và các loại rau vào, thưởng thức với bún rối.

Lẩu riêu cua với nước dùng thơm mùi giấm bỗng, thanh ngọt tự nhiên, sườn sụn tươi ngon, bắp bò dai ngọt. Húp một ngụm nước lẩu chua, cay, sóng sánh riêu, nhúng rau muống chẻ, hoa chuối, kinh giới, tía tô, đưa lên miệng nhai giòn giòn, thêm một miếng đậu rán chấm mắm tôm, làm bạn cứ muốn ăn tiếp mãi.

Lẩu riêu cua thơm ngon

Lẩu riêu cua đậm đà hương vị đồng quê dân dã và gần gũi. Ảnh: Internet

Chỉ cần bỏ chút thời gian và chuẩn bị nguyên liệu, bạn sẽ có ngay một món lẩu thanh mát tự nhiên khiến bạn ăn một lần và nhớ mãi. Ngoài cách nấu lẩu riêu cua mà Bếp Trưởng Á Âu vừa chia sẻ, bạn cũng có thể tìm hiểu cách nấu các món lẩu hấp dẫn khác để làm phong phú thêm thực đơn món ngon mỗi ngày. Tìm hiểu ngay bằng cách điền vào form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để tư vấn viên thông tin chi tiết về khóa học nấu ăn chuyên nghiệp với Bếp trưởng giàu kinh nghiệm.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/nau-lau-rieu-cua-dong-a68633.html