Rolls-Royce luôn đi kèm với sự sang trọng, đẳng cấp và giá trị cao theo thời gian. Mặc dù có tuổi thọ lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm năm, nhưng những chiếc xe Rolls-Royce cổ luôn có mức giá hàng triệu đô la và được các nhà sưu tập săn đón. Dưới đây Thế giới Rolls-Royce sẽ giới thiệu những mẫu xe cổ có giá trị cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Rolls-Royce là thương hiệu xe ô tô hạng sang được thành lập bởi Charles Rolls và Henry Royce, đã trải dài hơn một thế kỷ và hiện tại những chiếc xe có giá ngày càng cao. Ngài Henry tạo ra chiếc xe hơi đầu tiên vào năm 1884, nhưng phải đến hai thập kỷ sau, tức là vào năm 1904, ông mới gặp Charles Rolls tại khách sạn Midland ở Manchester. Cuộc gặp gỡ này đã tạo ra thành công và định nghĩa mới cho thế giới ô tô.
Mặc dù những chiếc xe Rolls-Royce luôn đi kèm với giá bán cao, xa hoa, tuy nhiên những khách hàng giàu có luôn sẵn sàng chi tiền để sở hữu. Dưới đây thegioirollsroyce.com đã tập hợp một danh sách những chiếc xe Rolls-Royce cổ có giá trị cao nhất từng được bán.
Mặc dù không phải là đất nước nổi tiếng với xe hạng sang cũng như những chiếc siêu xe, tuy nhiên giới đam mê xe cổ Việt Nam sẵn sàng chi cả gia tài để phục vụ sở thích sưu tập xe.
Vào năm 2016 tại Hà Nội ghi nhận một chiếc Rolls-Royce Silver Spirit Mark I đời 1982 với biển số 30E - 032.37. Hiện tại Việt Nam có đến 3 - 4 chiếc xe Rolls-Royce cổ, trong đó, Silver Spirit Mark I gây ấn tượng đặc biệt bởi độ hiếm có cũng như giá trị xe cao.
Rolls Royce Silver Spirit Mark I thuộc dòng xe hạng sang cỡ lớn được sản xuất từ năm 1980 - 1988 và là mẫu xe nền tảng để phát triển Flying Spur, Silver Dawn, Touring Limousine, Park Ward và Bentley Mulsanne / Eight. Ngoài ra, đây cũng là chiếc xe đầu tiên của Rolls-Royce cổ có chức năng tự thu biểu tượng Spirit of Ecstasy vào trong vỏ tản nhiệt để tránh bị trộm cắp hoặc hư hỏng khi bị va chạm.
Phần đầu xe đặc trưng với lưới tản nhiệt lấy cảm hứng từ đền Pantheon, với các thanh chắn được chế tạo từ hợp kim nguyên khối và mài bóng bằng tay. Trên đỉnh lưới tản nhiệt là biểu tượng Spirit of Ecstasy được mạ vàng, sang trọng và đẳng cấp.
Chiếc xe Rolls-Royce cổ ở Việt Nam này có phần thân dưới màu xanh (Fame Green) và thân trên màu vàng hồng (Sunrise). Cụm đèn hậu và bộ la-zăng vẫn giữ được các thiết kế nguyên bản từ những năm 1980. Bên trong nội thất là các chi tiết được bọc da và ốp gỗ cao cấp.
Điểm đặc biệt là chiếc xe Rolls-Royce cổ này có kiểu cửa mở thông thường thay vì cửa mở ngược như những chiếc Rolls-Royce thời nay.
Chiếc xe này được trang bị động cơ L410 V8 dung tích 6.75 lít và hộp số 3 cấp tự động GM-sourced THM400. Xe cũng được trang bị hệ thống treo khí nén, hệ thống treo tự san lấp mặt bằng, hệ thống thủy lực kiểm soát chiều cao và bộ giảm xóc tích điện.
Được biết chiếc Rolls-Royce Silver Spirit 1982 này được một người đam mê xe tại Hà Nội đưa về từ Thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng hư hỏng và tổn thất nghiêm trọng do sự tàn phá của thời gian cũng như cách bảo quản của chủ trước. Sau đó chiếc xe được Xưởng dịch vụ Rolls-Royce Motor Cars Service Hanoi để tiến hành sửa chữa và phục hồi lại nguyên bản.
Theo đó, phần khung xe, thân vỏ bị oxy hóa do tác động của thời tiết cũng như không được bảo quản phù hợp. Rolls-Royce Motor Cars Service Hanoi đã mất nhiều giờ làm việc để đưa chiếc xe về đúng tình trạng nguyên bản, sau đó tiến hành sơn xe theo lựa chọn của người chủ mới.
Mặc dù đã gần 40 tuổi đời, tuy nhiên sau khi được phục chế Rolls-Royce Silver Spirit 1982 vẫn hoạt động tốt với nội thất sang trọng, nội thất đẳng cấp và động cơ mạnh mẽ. Không rõ chi phí phục chế cũng như giá xe Rolls-Royce là bao nhiêu, nhưng với tuổi xe và độ quý hiếm, các chuyên gia dự đoán, chiếc xe này có trị giá lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm tỷ đồng.
Rolls-Royce SIlver Cloud III được công bố lần đầu vào tháng 10 năm 1963 cùng với Bentley S3 và được trưng bày tại quầy dành cho xe sửa đổi theo đơn đặt hàng của những khách hàng cụ thể. Rolls-Royce SIlver Cloud III chỉ sản xuất 2.044 chiếc, trong đó tại Việt Nam ghi nhận một chiếc và được giới đam mê đánh giá là “Biệt thự di động”. Có thể nói Rolls-Royce SIlver Cloud III là một trong những chiếc xe Rolls-Royce cổ nhất và đẹp nhất trong nước.
Chiếc Rolls-Royce SIlver Cloud III tại Việt Nam thuộc đời 1963 hiện nay đã gần 60 tuổi nhưng vẫn nổi bật và thu hút sự chú ý khi xuất hiện trên đường phố Sài Gòn. Chiếc xe này có kết cấu thân trên khung với thân xe được sản xuất từ vỏ thép tiêu chuẩn. Một số hợp kim đã được sử dụng cho nắp capo, cửa xe, mui xe và nắp cốp để giảm trọng lượng xe. Chiếc xe dài 5.38 m, rộng 1.90 m và có khối lượng 1.95 tấn.
Tổng thể ngoại thất xe được sơn màu xanh đen và phần nắp capo, nóc xe và đuôi xe được sơn màu bạc. Các đường nét thiết kế mềm mại, các đường dập nổi và đường uốn lượn kết hợp hài hòa tại nên một kiệt tác nghệ thuật vượt thời gian. Có thể nói, đây là phong cách phối màu nổi bật và thường xuyên được sử dụng cho các chiếc xe Rolls-Royce cổ điển. Với hai tông màu khiến chiếc xe Rolls-Royce cổ 60 năm tuổi cực kỳ nổi bật, tinh tế và trang nhã. Về nội thất, bên trong khoang cabin xe được ốp gỗ cao cấp, có mày nâu đỏ và da bọc ghế màu xanh nhạt, làm tăng sự sang trọng và đẳng cấp của chiếc xe. Bên dưới thảm chân cũng được thêu năm 1963, năm chiếc xe được xuất xưởng.
Xe được trang bị động cơ 4.9 lít sản sinh công suất 155 mã lực, đi kèm hộp số tự động 4 cấp, giúp xe tăng tốc từ 0 - 100 km/h chỉ trong 13 giây.
Mặc dù được sản xuất vào năm 1963, tuy nhiên hiện tại chiếc xe vẫn có ngoại thất bóng loáng và gần như không có dấu hiệu của thời gian. Không rõ chiếc xe đã từng được sửa chữa hoặc phục hồi hay không, tuy nhiên theo giới đánh giá chiếc xe này vẫn có giá trị rất cao, đặc biệt là luôn được giới sưu tầm bảo quản kỹ lưỡng. Tại thị trường nước ngoài, một chiếc Silver Cloud III có giá khoảng hơn 100.000 USD, tuy nhiên khi về nước giá xe có thể cao hơn 3,4 lần. Không rõ chủ sở hữu cũng như chi phí cụ thể của chiếc xe, tuy nhiên chắc chắn chủ nhân đã chi hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng để sở hữu chiếc xe này.
Một số hình ảnh nổi bật của chiếc xe:
Vào năm 1966, Nicolae Ceausescu, nhà độc tài Cộng sản của Romania, quyết định đặt mua một chiếc ô tô. Cuối cùng chính trị gia này chọn Phantom V theo phiên bản State Landaulets với phần mui có thể chuyển đổi mở bằng cách chuyển đổi cửa sổ về phía sau và bảng điều khiển được thiết kế từ Perspex.
Chiếc xe này được trang bị hầu hết những tiện ích hiện đại nhất thời bấy giờ, chẳng hạn như ghế có thể nâng lên, hạ xuống để phù hợp với chiều cao của hành khách, quầy bar, cocktail kết hợp với màn hình TV giải trí, điều hòa không khí kép cho khoang trước và sau, đèn chiếu huỳnh quang và một tủ rượu có thể ướp lạnh. Tại thời điểm ra mắt, chiếc xe có giá khoảng 20.000 Euro, một con số khổng lồ và đắt đỏ nhất từng biết cho một chiếc Phantom V.
Sau một năm sử dụng, chiếc xe này bị phàn nàn về sự xa hoa và hoàn toàn mang tính tư bản. Do đó, chiếc xe đã được chuyển trở lại Anh. Tại thời điểm năm 1967, có rất ít người có khả năng tái sở hữu chiếc xe này. Tuy nhiên, sau đó, Tiến sĩ Erle M. Heath và vợ ông, Bonnie, ở tại Pittsburgh, Pennsylvania, đã đến thăm London và nghỉ dưỡng. Một năm sau đó, Tiến sĩ Erle M. Heath và Rolls-Royce kết thúc đàm phán và chiếc Phantom V State Landaulet thuộc sở hữu của Tiến sĩ Erle M. Heath.
Tiến sĩ Heath đã sử dụng chiếc xe này như phương tiện di chuyển cá nhân và đã vượt quãng đường 188.293 km trong gần 3 thập kỷ. Chiếc xe đã từng đi qua những con đường đồi núi ở Pittsburgh, đưa đón khách, đi ăn tối và đôi khi được sử dụng chỉ để lái xe đến văn phòng. Ngay cả bà Heath đôi khi cùng được nhìn thấy lái chiếc xe này để dạo phố trên đường.
Vào năm 1975, chính quyền Bermuda đã liên lạc với ông Heath mượn chiếc Phantom V State Landaulet để sử dụng trong lễ đón chuyến thăm cấp nhà nước của Nữ hoàng Anh. Ông Heath đã đồng ý.
Sau đó tiến sĩ Heath qua đời vào năm 1992, chiếc xe được bán lại cho Tom và Catherine Driscoll ở Illinois, sau đó được mua lại bởi Bộ sưu tập Calumet.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ một vết xước nhỏ ở thân xe liên quan đến một vụ tai nạn ở Pittsburgh, chiếc xe gần như vẫn còn nguyên vẹn với lớp sơn dày, thân xe bóng và nội thất gần như nguyên bản. Tất cả các phụ kiện nguyên bản đều hoạt động tốt, bao gồm cả radio và hệ thống điều hòa đi kèm.
Đối với một chiếc Rolls-Royce cổ, có lịch sử lâu dài, từng đưa đón rất nhiều người nổi tiếng và gần như còn nguyên bản, hiện tại Rolls-Royce Phantom V State Landaulet 1967 có giá khoảng 445.000 USD.
Một số hình ảnh nổi bật của chiếc xe Rolls-Royce cổ:
Rolls Royce Silver Cloud I Drophead Coupe là chiếc xe mui trần có thân nhôm được sản xuất bởi HJ Mulliner và mang số hiệu 7410. Tổng cộng có 21 chiếc xe này đã được sản xuất và chỉ một trong chiếc có tay lái ở bên trái.
Chiếc xe này được đặt hàng vào năm 1956 bởi Bà Dorothy Staniar Assheton, với nơi cư trú được ghi ở Thành phố New York, Darien - Connecticut và Belleville - New Jersey. Không có nhiều thông tin về bà Assheton, tuy nhiên người phụ nữ này rất giàu có và biết mình muốn gì và đã yêu cầu nhiều tính năng đặc biệt cũng như giao khung xe càng sớm càng tốt. Cụ thể, chiếc xe được trang bị còi Windtone, bóng đèn và thấu kính độc đáo cho đèn sương mù và đèn hậu, bộ điều chỉnh nhiệt mùa hè và mùa đông, lốp chống thủng, cũng như hộp số tự động và hệ thống lái trợ lực.
Chỉ sáu tháng sau khi đặt hàng, chiếc xe được giao hàng cho bà Assheton. Dường như bà đã sử dụng chiếc xe đến năm 1977 và sau đó chiếc xe được mua bởi Samuel R. Schwartz ở Cedarhurst, New York. Ông Schwartz sẽ sở hữu chiếc Rolls trong 30 năm và phần lớn thời gian được trưng bày ở Bảo tàng Ô tô Auburn Cord Duesenberg ở Auburn, Indiana.
Sau đó chiếc xe được bán lại cho chủ sở hữu thứ ba, và người chủ này đã thực hiện nhiều bước phục hồi xe, bao gồm màu sơn Velvet Green và da mới cho chiếc xe. Phần gỗ óc chó ở nội thất được giữ nguyên bản và được phục hồi lại độ mới cũng như tăng độ bền. Chiếc xe vẫn giữ nguyên số số sê-ri và thân xe, cũng như động cơ ban đầu.
Xe được trang bị động cơ 155 mã lực / 4000 vòng / phút, đơn vị sáu xi-lanh 4.9 L (300 cu in) với cửa nạp qua van xả, bộ chế hòa khí SU, hệ thống phanh thủy lực và hỗ trợ tang trống 11 inch. Theo một số thử nghiệm, tốc độ tối đa được ghi nhận là 165.6 km/h và khả năng tăng tốc từ 0 - 100 km/h chỉ trong 13.5 giây.
Chiếc xe này cũng đi kèm với bộ phụ tùng đúng kích thước, chẳng hạn như dụng cụ cầm tay, đèn kiểm tra, tay lái, dụng cụ bơm lốp và bánh xe.
Hiện tại chiếc Rolls Royce cổ Silver Cloud I Drophead Coupe (1957) của HJ Mulliner có giá bán khoảng 546.000 USD.
Vào năm 2018, một chiếc Rolls Royce Phantom II Special Town Car cổ năm 1933 được bán đấu giá do nhà đấu giá Sotheby’s Monterey tổ chức. Sau nhiều lần đấu giá, chiếc xe này có giá cao ngất ngưỡng, lên đến 2.31 triệu đô la Mỹ và khiến chiếc xe này trở thành một trong những chiếc xe Rolls-Royce cổ có giá cao nhất thế giới.
Chiếc Rolls Royce Phantom II đặc biệt này được C. Matthew Dick ở Washington, DC, một người thừa kế trẻ tuổi của một công ty động cơ đặt làm riêng để làm quà tặng cho vợ tương lai và cô ấy sẽ sử dụng chiếc xe này để di chuyển trong thị trấn với các dịp đặc biệt. Tuy nhiên chiếc xe này được yêu cầu chế tạo không giống với bất cứ một chiếc xe trước đây, với khoang cabin rộng rãi nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Sau nhiều lần gặp gỡ, thiết kế và chỉnh sửa, cuối cùng chiếc xe được chuyển giao cho chủ sở hữu vào năm 1934.
Chiếc xe này kết hợp nhiều yếu tố phong cách thời đại với mui dài, thiết kế có mái gờ thấp, kính chắn gió chữ V ấn tượng, cửa sổ điêu khắc và phần khung màu bạc. Nội thất xe được trang bị tùy chỉnh với phần cứng mạ vàng, tủ trang điểm, ánh sáng và thảm len lông cừu. Tất cả các yếu tố này đã được kết hợp hoàn hảo để tạo ra một chiếc xe thành phố tinh tế, trang nhã, thanh lịch và thể thao.
Chi phí ban đầu để thiết kế và chế tạo kiệt tác Phantom II Special Town Car là 31.000 USD, khiến nó trở thành chiếc xe đắt nhất thế giới được chế tạo vào năm đó và hơn 50% so với chiếc Duesenberg Twenty Grand được chế tạo ra cùng năm.
Chiếc xe Phantom II Special Town Car này chỉ có 4 chủ sở hữu và gần như là giữ tất cả các thiết kế nguyên bản. Bà Dick rất thích chiếc xe này và lưu trữ xe ở Newport, Rhode Island, nơi các gia đình giàu có nhất nước Mỹ thường nghỉ mát và mùa hè.
Chủ sở hữu thứ hai là Gerald Rolph, lưu giữ xe trong hơn 40 năm và phần lớn thời gian được lưu giữ trên khu đất Isle of Man ở Anh. Sau đó vào năm 1990, chiếc xe này được mua bởi một nhà sưu tập và được trưng bày trong suốt nhiều năm. Vào năm 2008, chiếc xe được mua bởi chủ sở hữu cuối cùng cho đến ngày nay.
Chiếc Rolls Royce Phantom II Special Town Car này được hầu hết các nhà sử học và đánh giá ô tô coi là một trong những chiếc Rolls-Royce cổ đẹp nhất từng được chế tạo và có thể là chiếc Rolls-Royce thời hậu Thế chiến I duy nhất cũng như quan trọng nhất còn tồn tại. Với thiết kế độc đáo, lịch sử lâu đời và được bảo quản tốt, chiếc xe đạt được nhiều giải thưởng riêng và được định giá đến 2.31 triệu đô la Mỹ.
Mẫu Rolls-Royce cổ tiếp theo là Phantom II Continental Sports Coupe, chiếc thứ ba và cũng là chiếc xe cuối cùng sử dụng động cơ 40/50 hp của Rolls-Royce. Continental Sports Coupe là phiên bản có trục cơ sở ngắn hơn 144 inch (khoảng 365 cm) so với phiên bản tiêu chuẩn và hướng đến những khách hàng yêu thích phong cách thể thao, tự lái xe thay vì ngồi ở khoang hành khách.
Continental Sports Coupe được xây dựng trên nền tảng Phantom II và mỗi chiếc đều có thân xe riêng biệt.
Khung gầm Continental được nâng cấp với lò xo 5 lá cứng hơn, trục sau ngắn hơn 12/41 (3.416 mm) và giảm xóc điều khiển từ xa Hartford. Hơn nữa, sàn cabin được thiết kế thấp hơn nhiều so với phiên bản cũng được nâng cấp với độ nén cao và cung cấp năng lượng cho chiếc xe đạt tốc độ tối đa đến 160 km/h.
Vào tháng 8 năm 1933, Sir John Leigh, thành viên đảng Bảo thủ của Nghị viện Clapham, đã đặt hàng một chiếc Rolls-Royce Phantom II Continental Sports Coupe với khung gầm mang số hiệu 42PY. Vào ngày 8 tháng 12 năm 1933, chiếc xe đã được chế tạo hoàn chỉnh và được lái thử tại Freestone & Webb.
Thân xe có phần mui dài, chắn bùn kiểu “mũ bảo hiểm” và không có các phụ tùng khác được gắn hai bên thân xe. Bên ngoài, xe mang hình dáng dáng của một chiếc xe thể thao hai cửa, tuy nhiên bên trong khoang cabin là 4 chỗ ngồi rộng rãi và thoải mái.
Xe có đường mái thấp, ôm sát các cạnh cửa sổ, thể hiện phong cách thể thao và kiểu dáng quen thuộc của những chiếc Rolls-Royce cổ năm 1940 và 1950. Chiếc xe này cũng được cho là chiếc ô tô đầu tiên có thiết kế sắc cạnh như dao cạo, và là tiền thân của rất nhiều phong cách thân xe tùy chỉnh được tạo ra trong hai thập kỷ tiếp theo.
Chiếc xe này được Leigh và vợ sử dụng từ cuối những năm 1930. Đến tháng 7 năm 1938, chiếc xe thuộc sở hữu của B. Sleath, Esquire. Sau đó chiếc xe năm im lìm trong chiến tranh và được nhìn thấy ở London vào năm 1952, sau đó được Anthony Gibbs mua lại. Anthony Gibbs đã lái chiếc xe này hàng ngày trong suốt 5 năm sở hữu. Tuy nhiên vào năm 1957, chiếc xe được thỏa thuận mua bán và thuộc về Arthur W. Seidenschwartz, ở Waukesha, Wisconsin.
Arthur W. Seidenschwartz là thành viên quen thuộc của những người sở hữu xe Rolls-Royce cổ. Sau đó, chiếc Phantom II Continental Sports Coupé gắn bó với Arthur trong suốt 35 năm trước khi được chuyển giao cho David Scheibel, ở Toledo, Ohio, vào đầu năm 1992. Scheibel nhanh chóng tiến hành một đợt đại trùng tu, với hàng trăm nghìn đô la được chi vào thời điểm đó. Từ đó, Scheibel đưa chiếc xe đến một số sự kiện và nhận được nhiều giải thưởng như Giải thưởng Gwen Graham cho Xe kín thanh lịch nhất tại Pebble Beach Concours năm 1992 hay Giải thưởng xuất sắc nhất tại Hội nghị quốc gia RROC năm 1993. Trong thời gian sở hữu của Scheibel, 42PY cũng được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí The Flying Lady “Gặp gỡ hàng năm” năm 1993.
Vào năm 2000, chủ sở hữu hiện tại mua lại 42PY và được bảo quản cẩn thận và chiếc xe hiện đang ở trong tình trạng tuyệt vời nhất.
Trong số 1.400 chiếc Phantom II được xuất xưởng, chỉ có 275 chiếc Continental. Tính đến thời điểm hiện tại, The Robert Hall Phantom II Continental Sports Coupé (Freestone & Webb, 1933) có một lịch sử kéo dài, động cơ mạnh mẽ, thiết kế thể thao và mẫu xe cổ này được định giá lên đến 2.42 triệu USD.
Chiếc Rolls Royce Silver Ghost 1911, từng xuất hiện trong phim Titanic đã được bán đấu giá với giá lên 7.1 triệu đô la Mỹ, khiến chiếc xe trở thành một trong những chiếc xe Rolls Royces cổ đắt nhất từng được bán trên thế giới.
Rolls-Royce Silver Ghost ban đầu được đặt tên là 40/50 HP và là chiếc xe khung gầm đầu tiên được Rolls-Royce sản xuất. Trong suốt nhiều năm Silver Ghost được đánh giá là chiếc xe tốt nhất thế giới do các khách hàng và nhà đánh giá xe ô tô nhận định. Điều này khiến Rolls-Royce Silver Ghost trở nên danh giá và nhận được sử ưa chuộng của khách hàng, bao gồm những nhà sưu tập ngày nay.
Chiếc xe có động cơ van bên, sáu xi-lanh, 7036 cc, với các xi-lanh được đúc thành hai đơn vị, mỗi đơn vị ba xi-lanh. Xe đi kèm với hộp số 3 tốc độ, trục khuỷu bảy ổ, có áp suất bôi trơn đầy đủ và ổ trục chính ở giữa được làm đặc biệt lớn để loại bỏ rung động.
Chiếc Rolls-Royce Silver Ghost đời 1911 này thuộc sở hữu của John Maurice O’Quinn, một luật sư ở Hoa Kỳ. O’Quinn sở hữu một bộ sưu tập xe ô tô lên đến 100 triệu đô la Mỹ, bao gồm ít nhất 618 chiếc xe vào năm 2006 và đến 800 chiếc vào năm 2008, bao gồm chiếc Rolls-Royce Silver Ghost năm 1911 xuất hiện trong phim Titanic.
Sau khi John O’Quinn qua đời vào ngày 29 tháng 10 năm 2009 sau một tai nạn xe, chiếc Silver Ghost 1911 được bán đấu giá vào tháng 6 năm 2012 tại Lễ hội Tốc độ Bonhams Goodwood. Một khách hàng giấu tên đã mua chiếc xe này với giá 7.1 triệu USD. Hiện tại, Silver Ghost là một trong những chiếc Rolls-Royce cổ hiếm và có giá trị thương mại cũng như lịch sử cao.
1904 Rolls Royce 10 HP được biết đến là một trong những chiếc xe Rolls Royce cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Gần đây, một chiếc 1904 Rolls Royce 10 HP đã được bán trong một cuộc đấu giá với số tiền lên đến 7.3 triệu đô la Mỹ và trở thành một trong những chiếc Rolls Royces đắt nhất thế giới.
Chiếc Rolls Royce 10 HP là chiếc xe đầu tiên được sản xuất sau khi Rolls-Royce Limited được thành lập. Tại thời điểm sản xuất, chiếc xe này là một sản phẩm phiên bản giới hạn và chỉ có 17 chiếc từng được xuất xưởng. Chiếc xe đã được giới thiệu lần lượt tại các Salon Paris 1904 và 1905 và Triển lãm Ô tô Olympia. Chiếc xe cổ điển này là một trong những chiếc xe đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra vào năm 1904 và trở thành chiếc xe thứ ba mang bộ tản nhiệt Rolls Royce. Chiếc xe này cũng là chiếc xe thứ 4 trong danh sách xe mang thương hiệu Rolls Royce.
Chiếc xe có hai chỗ ngồi, công suất 10 mã lực và động cơ 1.7 lít với xi-lanh đôi, đèn pha lớn làm bằng đồng thau, còi có hình dáng của một nhạc cụ và bánh xe chấu bằng gỗ.
Rolls Royce 10 HP thực chất được sản xuất dựa trên chiếc Decauville của Royce và ông tin rằng mình có thể cải tiến cũng như khiến chiếc xe trở nên tốt hơn. Đặc biệt, Royce đã khiến chiếc xe yên tĩnh hơn đáng kể so với những chiếc xe hiện có.
Chiếc xe Rolls Royce 7.3 triệu USD này có có số khung 20154, bộ tản nhiệt hình tam giác, mang hình dáng của một cỗ xe được kéo bởi một con ngựa cổ điển. Chiếc xe đã được sửa chữa trong những năm 1830 nhưng sau đó vào năm 1950, chiếc xe một lần nữa được khôi phục lại hình thức ban đầu. Hiện tại chiếc 1904 Rolls Royce 10 HP là một trong những chiếc Rolls Royce cổ đắt nhất và vẫn giữ nguyên thiết kế nguyên bản.
“The Corgi” là một chiếc limousine mang số khung 1907 được sản xuất dựa trên khung gầm của Silver Ghost. Chiếc Rolls-Royce cổ này được chế tạo để tạo sự thoải mái và tăng sự trải nghiệm của người lái. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tại thời điểm đó, có một số chủ sở hữu thích tự lái xe hơn là ngồi ở khoang hành khách như những ông chủ.
Chiếc Rolls Royce Double Pullman còn được gọi là The Corgi và được đặt tên theo một dòng đồ chơi được tạo ra để tôn vinh chiếc xe. Chiếc xe sang trọng và lộng lẫy được một chủ sở hữu tên John M Stephens mua lần đầu tiên vào năm 1912 với mức giá 1.200 Euro, một con số khá cao vào thời đó.
Sau đó, John M Stephens đã thuê một nhà xây dựng thân xe giỏi nhất, Barker and Co. Ltd, để biến đổi thân xe. Từ đó xe mang phong cách giống với toa xe lửa “Pullman” sang trọng do George Pullman người Mỹ sáng tạo.
Trong thế chiến thứ nhất, nhiều chiếc xe đã được biến đổi thành thành xe cứu thương cũng như phương tiện hỗ trợ chiến tranh. Tuy nhiên chiếc The Corgi mang số khung 1907 vẫn tồn tại đến ngày nay với các thiết kế gần như nguyên bản. Với nguồn gốc xuất xứ hoàn hảo và động cơ 7.3 lít, sáu xi-lanh vẫn hoạt động trơn tru, chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa từ 80 - 100 km/h.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiếc xe đã thuộc sở hữu của John C. Sword và Denis de Ferranti ở Anh, những nhà sưu tập ô tô nổi tiếng nhất thế giới. Vào giữa những năm 1960 chiếc xe được bán cho một nhà sưu tập Scotland nổi tiếng. Sau đó, chiếc xe được đấu giá với mức giá lên đến 7.343.000 USD cho một chủ sở hữu ẩn danh.
Một số hình ảnh nổi bật của chiếc xe xe Rolls-Royce cổ The Corgi:
Silver Ghost là chiếc Rolls-Royce cổ đắt nhất thế giới, nó được sản xuất vào năm 1906 tại Vương Quốc Anh. Một năm sau khi ra mắt ông Claude Johnson, giám đốc điều hành của Rolls-Royce đã quyết định chế tạo phiên bản demo của mẫu xe 40/50 HP. Ông bắt đầu lên ý tưởng sáng tạo một khung xe có số hiệu 60511 và có số đăng ký là AX201, được sơn màu bạc và lần đầu tiên sử dụng tên gọi huyền thoại Silver Ghost.
Claude Johnson muốn chứng minh rằng Silver Ghost mà ông đang lái là chiếc xe tốt nhất trên thế giới. Do đó, ông quyết định thực hiện một bài kiểm tra độ bền vào năm 1907. Ông đã lái xe từ London đến thành phố lớn nhất Scotland, Glasgow, và quay lại 27 lần mà không có các điểm dừng, nghỉ hoặc kiểm tra động cơ. Chiếc xe thật sự đã lập nên kỷ lục mới và đi được 14.932 dặm, tương đương 24.000 km. Theo nhiều nguồn tin, chiếc Rolls-Royce Silver Ghost này đã thực hiện chuyến đi mà không có bất cứ vấn đề gì và không có bộ phận nào bị hư hỏng. Đối với kỹ thuật sơ khai thời điểm đó, điều này đúng là một thành tựu bất ngờ, trên cả tuyệt vời.
Sau cuộc thử nghiệm Claude Johnson đã bán chiếc xe vào năm 1908. Không biết trải qua bao nhiêu lần đổi chủ, tuy nhiên 40 năm sau, một người Ý đã bán chiếc xe này lại cho Rolls-Royce. Sau đó, Silver Ghost đã trải qua một cuộc khôi phục toàn diện. Vào năm 1991 chiếc xe lại được tân trang lại và 10 năm sau đó, tức là 2001, chiếc xe một lần nữa được phục hồi.
Sau thương vụ BMW mua lại Rolls-Royce vào năm 1998 và Volkswagen vẫn giữ nguyên nhà máy Rolls-Royce cũ, nơi đặt chiếc Silver Ghost đặc biệt này. Và sau đó, vào năm 2019, Volkswagen cuối cùng đã quyết định bán chiếc Silver Ghost 60511 AX 201 duy nhất trên thế giới này.
Mặc dù không rõ giá bán chính xác của chiếc xe. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin không chính thức, vào mùa hè năm 2019, Volkswagen đã bán chiếc xe cho một nhà sưu tập với giá lên đến 75 triệu USD. Điều này khiến chiếc Silver Ghost 60511 AX 201 vượt qua Ferrari 250 GTO 1960 có giá 48 triệu USD, và trở thành chiếc xe cổ đắt nhất thế giới từng được bán ra.
Một số hình ảnh của xe Rolls-Royce cổ Silver Ghost 60511:
Giá trị của những chiếc xe Rolls-Royce cổ đã tăng lên nhiều lần trong thập kỷ. Mặc dù có giá bán lên đến hàng triệu, thậm chí là chục triệu đô la Mỹ, tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng chi một gia tài khổng lồ cho những chiếc xe. Điều này cho thấy sức hút của thương hiệu xe Anh chưa bao giờ sụt giảm theo thời gian.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/roll-royce-co-a68335.html