Công nghệ AI (Artificial Intelligence) là thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta ngày nay. Không chỉ có tính ứng dụng cao trong đời sống, AI ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực trong mọi hoạt động của ngành công nghệ thông tin.
Cùng điểm qua một số kiến thức hữu ích liên quan đến công nghệ Trí tuệ nhân tạo qua bài viết dưới đây nhé!
Trí tuệ nhân tạo hay Trí thông minh nhân tạo (hay AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính.
AI được chính con người tạo ra với mục đích giúp cho máy tính có thể thay thế một số hoạt động con người, từ đó hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. AI tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người.
Nhìn chung công nghệ AI là một ngành rất rộng, bao gồm cả các yếu tố phức tạp như: tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số ứng dụng của AI dễ thấy như ô tô tự lái, phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo,…
Xem thêm: Công nghệ Big Data - Khái niệm và vai trò
Có nhiều cách phân loại Trí tuệ nhân tạo thành các nhóm. Trong đó, phổ biến hơn cả là phân loại công nghệ AI theo quy trình thiết lập AI, gồm có 4 loại như sau:
Công nghệ AI phản ứng (reactive machine) có khả năng dự đoán và phân tích những hành động của chính mình và của người đối diện, từ đó có phản ứng hợp lý nhất
Một ứng dụng tiêu biểu của AI phản ứng là chương trình máy tính Deep Blue của IBM những năm 1990. Sự kiện đáng nhớ là Deep Blue đã đánh bại kỳ thủ cờ vua nổi tiếng Garry Kasparov nhờ phân tích động thái và dự đoán được nước đi tiếp theo của đối thủ
Ngoài ra còn một sản phẩm khác do Google chế tạo - gọi là AlphaGO - một ứng dụng giải trí chơi cờ vây trên máy tính.
Công nghệ AI bộ nhớ hạn chế tiến bộ hơn so với công nghệ AI phản ứng ở chỗ nó có thể dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để áp dụng đưa ra các hành động phù hợp hơn trong tương lai
Ứng dụng phổ biến: máy bay drone, tàu ngầm, xe hơi không người lái
Công nghệ AI này được kết hợp với cảm biến của môi trường xung quanh để dự đoán những tình huống có thể xảy ra và đưa ra những quyết định tốt nhất cho thiết bị.
Lý thuyết công nghệ AI sở hữu suy nghĩ và lý thuyết riêng của mình. Một ví dụ điển hình là sản phẩm của Facebook nhằm hỗ trợ quá trình giao tiếp bằng công nghệ. Dự án AI này vượt quá khả năng của đội ngũ AI thời điểm đó, song không thể phủ nhận sự phát triển vượt bậc của loại hình này.
Trên lý thuyết đặt tên như vậy nhưng công nghệ AI nhận thức đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa
AI tự nhận thức được xem là sự phát triển tối tân bậc nhất của công nghệ AI, đưa máy tính đạt đến khả năng thông minh ngang với con người, thậm chí tương ứng với ASI.
Nếu thực hiện thành công, AI tự nhận thức chắc chắn sẽ làm được những điều ngoài sức tưởng tượng, giải quyết được rất nhiều vấn đề bức bách của xã hội.
Hiện nay, nhu cầu về nhân sự cho ngành Trí tuệ nhân tạo là rất cao nhưng mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu tuyển dụng của thị trường trong nước, chưa kể thị trường nước ngoài. Vì vậy ngày càng nhiều các trường đại học lớp đã bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy các lĩnh vực công nghệ như: AI, Big Data, IoT,…
Trí tuệ nhân tạo có thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, vì vậy cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất đa dạng. Các ngành nghề liên quan đến trí tuệ nhân tạo có thể kể đến: Kỹ sư phát triển ứng dụng AI, Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot, Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, Kỹ sư dữ liệu, Phân tích kinh doanh…tại các công ty công nghệ trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, vị trí kỹ sư công nghệ tại Công ty VDI vẫn luôn mở rộng chờ đón và hứa hẹn mang đến cho sinh viên ngành CNTT những cơ hội phát triển tốt nhất trong công việc. Hãy theo dõi website tuyển dụng của VDI để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm: Ứng dụng của công nghệ AI trong đời sống
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/coong-nghe-ai-a68231.html