Có thể nói google chính là 1 trong những công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Chức năng tìm kiếm của google khá đơn giản và dễ sử dụng, chỉ cần “enter” là ra. Nhưng với kho dữ liệu khổng lồ của google, liệu rằng “enter” xong có ra đúng kết quả mà chúng ta mong đợi hay không thì thật khó có thể nói trước.
Thật ra có những mẹo nhỏ mà chỉ cần nắm được, chúng ta sẽ tận dụng được công cụ quyền lực này một cách hiệu quả hơn. Hãy cùng CO-WELL khám phá một số thủ thuật tìm kiếm google trong bài viết này nhé.
Khi nhập từ khóa tìm kiếm, Google sẽ không xác định theo thứ tự của từ khóa bạn muốn tìm mà sẽ tự động lấy những từ liên quan đến từ khóa không theo một trật tự nhất định. Chính điều này sẽ khiến bạn tự nhiên bị đưa đến một đường dẫn không liên quan chút nào. Và để việc tìm kiếm chính xác hơn, bạn có thể thêm vào giữa dấu ngoặc kép (“”) từ khóa cần tìm rồi nhấn lệnh tìm kiếm. Lúc này, kết quả của bạn sẽ được chính xác hơn nhiều.
Ví dụ: “Ruby array”
Đôi khi chúng ta cần tìm kiếm nhưng lại không nhớ rõ chính xác từ khóa hoặc phân vân cách viết có đúng hay không? Trong trường hợp này chúng ta có thể dùng ký tự | hoặc từ khóa OR để tìm kiếm 1 trong hai từ khóa cần tìm.
Ví dụ : ruby | rubi
Và hãy chú ý rằng bạn phải đặt dấu + sát từ khóa và không có khoảng trống nhé. Ví dụ như với “Apple +fruit”, Google sẽ hiểu các kết quả bạn tìm phải có chữ fruit, chứ không phải là hãng công nghệ Apple.
Ví dụ search: ruby +array
Tương tự với dấu + thì bạn cũng phải chú ý phải đặt dấu - sát từ khóa muốn loại bỏ nha. Ví dụ như với “Apple -fruit”, Google sẽ hiểu các kết quả bạn tìm không được có chữ fruit, không liên quan gì đến hoa quả cả.
Ví dụ: ruby -array
Dùng dấu ngã “~” trước từ khóa để có các kết quả chứa từ khóa đó hoặc chứa các từ đồng nghĩa hoặc tương tự .
EX: “ruby” ~ block (Kết quả nhận được bắt buộc phải có chữ ruby, có chữ block hoặc các từ đồng nghĩa với block)
Nếu chúng ta muốn tìm kiếm thông tin trên một trang web nhất định nào đó, thay vì search và ngồi lọc, kiểm tra kết quả, chúng ta có thể thêm cú pháp “site:<trang web mà bạn muốn tìm thông tin trên đó>”
VD: Khi muốn tìm kiếm từ khóa website trên trang Techblog của CO-WELL, bạn hãy search với cú pháp “website site:co-well.vn/nhat-ky-cong-nghe”
Sẽ có đôi lúc khi chúng ta muốn tìm kiếm một nội dung nào đó nhưng lại không nhớ rõ đầy đủ các từ khóa cần tìm. Nếu vậy chúng ta có thể sử dụng dấu * ở vị trí mà chúng ta không biết rõ là gì để Google xuất hiện các kết quả gợi ý. Chẳng hạn như bạn đang muốn tìm một bài hát của Bích Phương nhưng lại không nhớ rõ đầy đủ tên thì bạn có thể thử như sau:
Nói Thương Nhau * Tim Em Đau Và kết quả là:
Đối với trường hợp bạn quên quá nhiều từ trong cụm từ muốn search thì bạn có thể gõ từ đầu tiên và cuối cùng vào thanh search và sau đó là đặt cụm từ “AROUND (X)” ở giữa. Trong đó, X là 1 con số, và số chữ thiếu trong cú pháp search sẽ không vượt quá X. Rất đơn giản phải không nào?
Ví dụ chúng ta muốn tìm kiếm câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan nhưng lại không nhớ đầy đủ chính xác thì chúng ta có thể thử như sau:
Bước tới AROUND (4) xế tà
Và kết quả sẽ là:
Chúng ta đặt 3 dấu chấm ở giữa 2 mốc thời gian để tìm kiếm những tài liệu trong thời gian đó EX: văn học dân gian 1945..1954
Tìm tập tin cụ thể, chẳng hạn như PDF, PPT hoặc XSL, DOCX, PNG … bằng cách thêm filetype: và 3 ký hiệu viết tắt của tệp. EX: khai báo y tế filetype:pdf
EX: related:anuongdathanh
EX: allintext:ruby
EX: cache:array
EX: allinurl:co-well
EX: allintitle:co-well
Nếu bạn đang muốn biết Valentine năm nay rơi vào ngày nào trong tuần, hãy gõ What days is it in Valentine, Google sẽ cho ra kết quả là Thứ Hai, 14 tháng 2.
Bạn có thể tìm tính toán nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia bình thường trên google search. Ngoài ra bạn có thể thực hiện các phép tính logarit, hằng só pi cũng như các hàm lượng giác như Cos, Sin… Thậm chí bạn có thể vẽ biểu đồ bằng cách search với từ khóa graph.
Bạn có thể đổi tiền Việt sang tiền USD, Nhân dân tệ,… đổi từ độ C sang độ F, từ m sang km, từ dặm sang m,…và ngược lại ngay trên Google tìm kiếm, bằng cách nhập: số lượng + đơn vị cần chuyển = đơn vị chuyển.
Ex: 23000 vnd to usd,
30cm = inches, 37c = f
Để biết thời tiết ở một địa điểm cụ thể, hãy lên Google. Chẳng hạn, bạn muốn biết thời tiết ở Hà Nội ra sao, hãy gõ “thời tiết Hanoi”, Google sẽ cho bạn biết thời tiết ở khu vực này. Bạn không chỉ xem được thời tiết của các địa điểm ở Việt Nam mà còn có thể xem thời tiết của những địa điểm khác trên thế giới bằng cách nhập từ khóa: thời tiết Tokyo, Nhật Bản.
Nếu bạn chỉ gõ “thời tiết” mà không gõ thêm địa điểm cụ thể, Google sẽ ra kết quả thời tiết tại khu vực bạn đang sống. Ví dụ, bạn ở Hà Nội, chỉ cần gõ “weather” hoặc “Thời tiết” vào Google, bạn sẽ có kết quả là thời tiết Hà Nội vào hôm nay và 7 ngày sau đó. À nhớ là hãy bật allow location để google lấy được vị trí của bạn nhé!
Ngoài ra bạn có thể xem giờ hiện tại của một địa điểm nào đó bằng cách gõ giờ + địa điểm bạn muốn xem. Nếu bạn không gõ địa điểm thì google sẽ hiển thị giờ tại nơi của bạn, và để làm được điều này thì hãy nhớ cho phép google sử dụng định vị nhé.
Các bạn có thể gõ Do a barrel roll hoặc Z or R twice sau đó bấm tìm kiếm hoặc nhấn ENTER và điều kì diệu sẽ xảy ra. Được viết bằng HTML5 nên hiệu ứng này hoạt động được trên mọi trình duyệt
Vừa rồi là 1 số cách thức/kỹ thuật tìm kiếm trên google, hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thể tìm kiếm chính xác cũng như nhanh chóng kết quả mình muốn tìm.
Trương Công Trạng - CO-WELL Asia
Đọc thêm:
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-tim-kiem-nhanh-a68035.html