Toán Văn Hóa là khối gì? Xét tuyển được những ngành nào, trường nào?

Nhiều bạn học sinh có những thắc mắc khi phải lựa chọn khối thi trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc Gia. Bởi lẽ, hiện nay các khối thi rất đa dạng và ngày càng được mở rộng thêm bởi Bộ Giáo dục. Một số bạn có sở trường là môn Toán, Ngữ văn và Hóa học. Do đó, các bạn muốn chọn khối có 3 môn này để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các bạn chưa rõ có khối nào gồm 3 môn này không? Những ngành học bạn có thể lựa chọn khi thi bằng khối đó là gì? Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin quan trọng nhằm giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên.

Toán Văn Hóa là khối gì?

Toán, Văn, Hóa là ba môn học một thuộc khối C02 - là một trong số các tổ hợp khối C. Mặc dù khối C02 là một trong các khối mới được tách ra và triển khai trong chương trình tuyển sinh trong những năm gần đây bởi Bộ Giáo Dục. Tuy nhiên khối này đã thu hút được không ít sự quan tâm của các tử sĩ đang đứng trước thềm kỳ thi đại học.

Khối C02 gồm những ngành gì?

Mặc dù là một khối thuộc mở rộng của khối C. Tuy nhiên, khối C02 sẽ không làm bạn thất vọng khi cung cấp rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sức khỏe, marketing cho tới kỹ thuật,… Để có thể hiểu rõ hơn về thông tin các nhóm ngành thuộc khối C02, các bạn có thể tham khảo cụ thể danh sách sau:

Khối ngành Thú y

Thú y

Khối ngành Sức khỏe

Ngành Quản lý bệnh viện Ngành Dược học Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học Ngành Răng - Hàm - Mặt Ngành Điều dưỡng Ngành Y khoa

Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

Ngành Sư phạm Toán học Ngành Giáo dục Tiểu học Ngành Sư phạm lịch sử

Khối ngành Công nghệ kỹ thuật

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường Ngành Kỹ thuật phần mềm

Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng

Ngành Kỹ thuật xây dựng

Nhóm ngành Sản Xuất và Chế Biến

Ngành Công nghệ thực phẩm

Khối ngành Kinh doanh và Quản lý

Ngành Tài chính - Ngân hàng Ngành Quản trị kinh doanh Ngành Kế toán Ngành Marketing Ngành Kiểm toán Ngành Kinh doanh quốc tế Ngành Kinh doanh thương mại

Khối ngành Khoa học và hành vi

Ngành Kinh tế Ngành Quản lý nhà nước

Khối ngành Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin

Ngành Công nghệ thông tin Ngành An toàn thông tin Ngành Hệ thống thông tin

Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Khối ngành Khoa học tự nhiên

Ngành Khoa học vật liệu Ngành Hoá học

Khối ngành Báo chí và thông tin

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành Kinh doanh nông nghiệp Ngành Khoa học cây trồng Ngành Chăn nuôi Ngành Lâm sinh

Khối ngành Dịch Vụ Xã Hội

Ngành Công tác xã hội

Khối C02 làm nghề gì thì dễ xin việc sau khi tốt nghiệp?

Tùy vào sở thích, sở trường và một số yếu tố khác mà bạn có thể lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân. Trong bài viết này, ReviewEdu.net sẽ đề cập đến một số ngành có cơ hội làm việc rộng mở như:

Ngành Kinh tế

Toán Văn Hóa
Cơ hội việc làm trong khối ngành kinh tế như thế nào?

Trong những năm qua, ngành Kinh tế luôn là ngành nằm trong top đầu của độ HOT. Bởi sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã khiến cho cơ hội việc làm trong ngành này vô cùng lớn và đa dạng. Ngoài ra mức lương béo bở mà ngành này mang lại cũng không kém phần phần quan trọng khiến cho rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể lựa chọn những công việc như: Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường, Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính, Chuyên viên phân tích dữ liệu, Nhà hoạch định tài chính, Kế toán, Nhà nghiên cứu kinh tế, Cố vấn tài chính,…

Ngành Quản trị kinh doanh

Cùng với sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, nhu cầu tìm kiếm nhân sự ngành Quản trị kinh doanh cũng ngày càng tăng cao và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể làm việc ở các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành Quản trị kinh doanh không phải là một ngành “mới tốt nghiệp đã làm chủ” như lầm tưởng của nhiều người. Có rất nhiều vị trí công tác cho các sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh lựa chọn như: Chuyên viên phụ trách hành chính - nhân sự, Chuyên viên marketing, Nhân viên kinh doanh, Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường, Giảng viên Quản trị kinh doanh,…

Ngành Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin là một trong số ít ngành vẫn duy trì và phát triển trong mùa dịch Covid. Bởi các ngành khác đều phải sống nhờ vào công nghệ thông tin. Một trong những ưu điểm khác của nghề này là bạn có thể ngồi tại nhà và làm việc cho các công ty tại châu Âu, châu Mỹ là chuyện hết sức bình thường. Không những thể, công việc liên quan đến công nghệ thông tin đều có mức lương cao “ngất ngưởng” và khá là ổn định. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí như: lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính và chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin,…

Ngành Marketing

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bất cứ công ty nào cũng cần một đội ngũ Marketing thật chuyên nghiệp để quảng bá sản phẩm, qua đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Marketing có thể lựa chọn làm việc trong bộ phận Marketing của công ty thuộc lĩnh vực mình yêu thích. Sau đây là một số vị trí tham khảo như: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Chuyên viên tại các công ty chuyên về Marketing, Nhân viên chăm sóc khách hàng, Chuyên viên bộ phận quan hệ công chúng, Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu, Giảng viên Marketing, Nhân viên SEO,…

Làm thế nào để chọn ngành đào tạo phù hợp?

- Thứ nhất, về chọn ngành xét tuyển khối C02. Thông thường các bạn thí sinh khi dự thi đã định hướng về ngành nghề tương lai của mình. Tuy nhiên, nếu các bạn tự tin thi đỗ vào đại học (nhóm học lực giỏi và xuất sắc), các bạn nên cân nhắc các ngành đào tạo của đại học tốp đầu, nếu chưa tự tin lắm thì có thể xem xét điểm chuẩn mức trung bình các ngành tại trường đại học, hoặc điểm chuẩn một số trường cao đẳng.

- Thứ hai, về khối C02, bạn cần tìm hiểu các vấn đề về vị trí, chất lượng đào tạo giảng dạy của trường, tình trạng kinh tế của gia đình. Các bạn lưu ý rằng bạn muốn học ngành nghề nào cần chọn trường chuyên đào tạo ngành đó. Ví dụ bạn có sở trường là các môn khối C02, muốn thi các ngành khối C02 nhưng lại yêu thích công việc sư phạm thì chắc hẳn bạn nên chọn trường sư phạm; hoặc bạn muốn một ngôi trường với cơ sở vật chất mới hiện đại, có sự quan tâm chăm sóc đến sinh viên bạn có thể chọn trường dân lập.

- Thứ ba, về nghiên cứu thị trường lao động. Thị trường lao động tại Việt Nam cần người lao động ở nhiều trình độ khác nhau, lĩnh vực khác nhau, với chuyên môn nghề nghiệp khác nhau. Học không phải chỉ học lấy kiến thức, quan trọng khi ra trường bạn phải có kỹ năng. Nhà tuyển dụng cần người có khả năng, có chuyên môn nghề nghiệp thực sự.

Review khối C02

Tuy khối C02 chỉ là khối mở rộng của khối C nhưng lại cho phép thí sinh sự lựa chọn ngành nghề đa dạng bao gồm cả những ngành đang dẫn đầu trong thị trường lao động như kinh tế, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và marketing. Do đó, nếu bạn có sở trường thuộc các môn khối C02 thì lựa chọn xét tuyển bằng khối này là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy bắt đầu lập mục tiêu về ngành nghề mơ ước của mình để có thêm động lực học tập và ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/toan-hoa-van-a67953.html