Để thi vào ngành Dược, trước đây, thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 tổ hợp đó là khối A00 (Toán, Lý Hóa) và B00 (Toán, Hóa, Sinh). Tuy vậy, những năm gần đây, việc thay đổi quy chế tuyển sinh, mở rộng phương thức xét đã giúp thí sinh thuận lợi hơn rất nhiều trong việc chọn phương thức xét/thi tuyển. Ngoài các tổ hợp truyền thống, đối với 1 số trường được sự cho phép của Bộ DGĐT, thí sinh có thêm lựa chọn D07 (Toán, Hóa, Anh), tổ hợp D90 (Toán, KHTN, Anh).
So với các ngành khác, ngành Dược luôn có điểm chuẩn thuộc Top cao nhất và tỉ lệ cạnh tranh vào ngành cực kỳ gay gắt. Bởi Dược là ngành đặc thù liên quan đến sức khỏe con người; tốc độ phát triển bền vững và mạnh mẽ, do đó, dù điểm đầu vào cao, học phí cũng không hề thấp nhưng sức hút ngành này chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt.
Đặc biệt, ở các trường top đầu như Đại học Dược Hà Nội, ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh, ĐH y dược Huế, ĐH Y Dược- ĐH QG Hà Nội, ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, điểm chuẩn xét vào ngành luôn dao động từ 25-29 điểm. Vì vậy, đối với những bạn có học lực không quá xuất sắc, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đặt nguyện vọng vào các trường đại học top đầu.
Dưới đây là điểm chuẩn vào ngành Dược của một số trường trong năm 2022:
STT
Trường
Tổ hợp
Điểm chuẩn
Ghi chú
1
Đại học Dược Hà Nội
A00
26
2
ĐH Y Dược - ĐH QG Hà Nội
A00
25.7
3
ĐH Y dược Huế
A00; B00
25.1
4
ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh
A00; B00
25.5
5
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
B00
25.45
6
ĐH Kỹ thuật Y- Dược Đà Nẵng
B00
23.7
7
ĐH Y Dược Cần Thơ
B00
24.6
8
ĐH Đông Á
A00; B00;D07;D90
21
Thí sinh có thể chọn 1 trong 2 phương thức: Xét điểm thi và xét học bạ THPT (Điểm TBC cả năm 12 >=8, học lực giỏi)
Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty Dược phẩm trong nước càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại Việt Nam. Không chỉ là bốc thuốc, kê đơn; sinh viên ngành Dược có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường với rất nhiều vị trí khác nhau như: - Làm việc tại bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng có trách nhiệm đảm bảo và cung ứng thuốc, tham vấn bác sĩ, hướng dẫn bệnh nhân - Tại các cơ sở sản xuất: Nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, bào chế, theo dõi quy trình, chiết xuất dược liệu…. - Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về Y, Dược - Làm việc tại trung tâm nghiên cứu: Kiểm tra, nghiên cứu, bào chế thuốc…. - Tại các cơ sở kinh doanh: Dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ hoặc các công ty - Ngoài ra, dược sĩ còn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí như trình dược viên, nhân viên tư vấn, nhân viên kinh doanh….
Hy vọng, với những thông tin trên từ ban tuyển sinh trường Đại học Đông Á, các em sẽ có thêm thông tin về ngành Dược để có những định hướng cho mình tong tương lai.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/dai-hoc-duoc-thi-khoi-gi-a67909.html