Thanh tra giao thông: Có được quyền dừng xe, xử phạt không?

1. Thanh tra giao thông là gì?

Thanh tra giao thông là tên thường gọi của Thanh tra viên ngành Giao thông vận tải. Thanh tra giao thông là những công chức của Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra (theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 57/2013/NĐ-CP).

Thanh tra giao thông có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật thanh tra, pháp luật giao thông vận tải và điều ước quốc tế có liên quan. Họ có quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng các biện pháp nghiệp vụ.

2. Tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên giao thông là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Thanh tra 2022, ngạch thanh tra viên giao thông bao gồm: Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp. Tiêu chuẩn để trở thành thanh tra viên giao thông của từng ngạch được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT như sau:

* Tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên giao thông:

- Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, trung thực, liêm khiết, công minh, khách quan.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, cơ khí, viễn thông, công nghệ thông tin, luật, kinh tế, tài chính.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra ngành giao thông.

- Chứng chỉ tiếng Anh trình độ C và tương đương trở lên (đối với Thanh tra viên của Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam).

Tiêu chuẩn trở thành thanh tra giao thông là gì?
Tiêu chuẩn trở thành thanh tra giao thông là gì? (Ảnh minh họa)

* Tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên chính ngành giao thông:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên giao thông.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng thanh tra viên chính và chứng chỉ khác theo quy định.

- Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu 09 năm.

- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc được xét chuyển ngạch.

* Tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên cao cấp ngành giao thông:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn trở thành thanh tra viên giao thông.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác theo quy định.

- Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương ít nhất 06 năm.

- Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra giao thông thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thanh tra giao thông có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình. Trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn kịp thời hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, thì được phép dừng phương tiện và yêu cầu người điều khiển thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe và tại cơ sở kinh doanh vận tải.

- Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, hoạt động đăng kiểm xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định riêng.

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định.

4. Thanh tra giao thông có được dừng xe không?

Để biết thanh tra giao thông có được dừng xe hay không cần căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Theo quy định này, thanh tra giao thông có quyền thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ. Trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả thì được phép dừng phương tiện.

Như vậy, thanh tra giao thông hoàn toàn có quyền dừng xe người đi đường. Tuy nhiên, không phải bất cứ vi phạm nào cũng được dừng xe.

Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy định rõ các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng xe bao gồm:

(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm giao thông.

(2) Khi phát hiện xe có dấu hiệu vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật công trình nhằm kịp thời ngăn chặn hậu quả, cụ thể bao gồm:

- Lỗi vượt quá tải trọng cho phép.

- Lỗi vượt khổ giới hạn cho phép.

- Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không có biện pháp bảo vệ đường.

- Đổ đất, vật liệu xây dựng, phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ.

5. Thanh tra giao thông được bắt những lỗi gì?

Khi nhắc đến thanh tra giao thông, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc thanh tra giao thông được bắt những lỗi gì? Theo khoản 5 Điều 74 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, thanh tra giao thông được bắt các lỗi sau đây:

- Lỗi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ tại điểm dừng, đỗ xe, bãi đỗ xe, bến xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

- Lỗi vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ.

- Lỗi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

- Lỗi vi phạm về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe.

- Lỗi vi phạm về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

- Một số hành vi vi phạm khác như: Ô tô đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy nhưng không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm; ô tô dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;…

>> Gọi ngay tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ khi bị thanh tra giao thông bắt xe.

Thanh tra giao thông được bắt lỗi gì?
Thanh tra giao thông được bắt lỗi gì? (Ảnh minh họa)

6. Thanh tra giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 77 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa thanh tra giao thông được quy định như sau:

- Thanh tra giao thông thi hành công vụ có quyền phạt tiền tối đa 500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và 01 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền phạt tiền tối đa 37,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải quyền phạt tiền tối đa 52,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 105 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

- Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, có quyền phạt tiền tối đa 75 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và 150 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

7. Thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông: Ai quyền lực hơn?

Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông đều có quyền dừng xe xử phạt vi phạm giao thông trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh về thẩm quyền xử phạt giao thông giữa hai lực lượng này thì CSGT có phần quyền lực hơn thanh tra giao thông. Cụ thể:

Thanh tra giao thông

Cảnh sát giao thông

Quyền dừng xe

- Được dừng xe khi phát hiện vi phạm

Các trường hợp được phép dừng xe bao gồm:

(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm giao thông.

(2) Khi phát hiện xe có dấu hiệu vi phạm:

- Hành vi vượt quá tải trọng cho phép.

- Hành vi vượt khổ giới hạn cho phép.

- Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không có biện pháp bảo vệ đường.

- Đổ đất, vật liệu xây dựng, phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ.

- Được dừng xe ngay cả khi không có vi phạm

Các trường hợp được phép dừng xe bao gồm:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

Lỗi được xử phạt

Xử phạt các lỗi liên quan đến việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

Xử phạt hầu hết các lỗi vi phạm giao thông

Thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông ai quyền lực hơn?
Thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông ai quyền lực hơn? (Ảnh minh họa)

8. Giải đáp một số thắc mắc về thanh tra giao thông

8.1. Mức lương của thanh tra giao thông là bao nhiêu?

Mức lương của thanh tra giao thông được thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP với hệ số lương như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp áp dụng hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Ngạch Thanh tra viên chính áp dụng hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Ngạch Thanh tra viên áp dụng hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Mức lương của thanh tra giao thông = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương thanh tra giao thông được tính như sau:

Ngạch thanh tra giao thông

Hệ số lương

Mức lương (đồng)

Thanh tra viên cao cấp

6,20

11.160.000

6,56

11.808.000

6,92

12.456.000

7,28

13.104.000

7,64

13.752.000

8,00

14.400.000

Thanh tra viên chính

4,40

7.920.000

4,74

8.532.000

5,08

9.144.000

5,42

9.756.000

5,76

10.368.000

6,10

10.980.000

6,44

11.592.000

6,78

12.204.000

Thanh tra viên

2,34

4.212.000

2,67

4.806.000

3,00

5.400.000

3,33

5.994.000

3,66

6.588.000

3,99

7.182.000

4,32

7.776.000

4,65

8.370.000

4,98

8.370.000

8.2. Thanh tra giao thông học ngành gì?

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT, một trong những tiêu chuẩn để trở thành thanh tra giao thông đó là phải có trình độ đại học trở lên (hoặc tương đương) thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, cơ khí, viễn thông, công nghệ thông tin, luật, kinh tế, tài chính.

Như vậy, nếu muốn làm thanh tra giao thông thì cần học ngành giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, cơ khí, viễn thông, công nghệ thông tin, luật, kinh tế, tài chính.

Thanh tra giao thông học ngành gì?
Thanh tra giao thông học ngành gì? (Ảnh minh họa)

8.3. Số điện thoại thanh tra giao thông tiếp nhận phản ánh là số nào?

- Đường dây nóng của thanh tra Bộ Giao thông vận tải: 024. 3941 3313; 024. 3942 0631.

- Đường dây nóng của thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội:

024-38217922.

- Đường dây nóng của thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh: 028.38.300.701.

- Đường dây nóng của thanh tra Sở Giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng: 0236.3774666.

- Đường dây nóng của thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Phòng: 0225.3747.420.

8.4. Ngày thành lập thanh tra giao thông là ngày nào?

Theo Điều 1 Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022, ngày 23 tháng 11 hằng năm được chọn là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.

Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Đây chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ. Dó đó mà sau này ngày 23 tháng 11 trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.

8.5. Xe thanh tra giao thông được nhận diện thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 52/2015/TT-BGTVT, xe thanh tra giao thông bao gồm các loại sau:

- Xe ô tô 07 chỗ: Màu xanh đen, nóc có đèn vàng, có vị trí treo cờ hiệu, trong cabin có vị trí gắn các thiết bị chuyên dùng khác. Hai bên cửa sơn chữ “THANH TRA GIAO THÔNG” phản quang.

- Xe ô tô tải và xe ô tô bán tải: Có 04 chỗ ngồi, có đèn hiệu màu vàng ở nóc cabin, có thùng chở hàng và các thiết bị phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành; hai bên thành xe sơn “THANH TRA GIAO THÔNG” phản quang; trên nóc cabin có gắn loa.

- Xe cần cẩu, xe nâng, máy ủi, máy xúc, xe cứu hộ: Hai bên thành xe sơn chữ “THANH TRA GIAO THÔNG” phản quang. Riêng xe cứu hộ có màu trắng hoặc màu xanh đen.

- Xe mô tô: Được sơn chữ “THANH TRA GIAO THÔNG” phản quang.

- Tàu, xuồng chuyên dùng phục vụ công tác Thanh tra đường thủy nội địa và hàng hải: Màu trắng, có vị trí treo cờ hiệu, hai bên cabin tàu và hai bên mạn xuồng có sơn chữ “THANH TRA GIAO THÔNG” phản quang.

8.6. Đồng phục của thanh tra giao thông màu gì?

Căn cứ Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 52/2015/TT-BGTVT, đồng phục của thanh tra giao thông có 02 màu chủ đạo là xanh da trời và xanh tím than. Cụ thể:

NAM

Nữ

1. Áo măng tô

Màu sắc: xanh tím than

2. Áo veston

Màu sắc: xanh tím than

3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè

Màu sắc: xanh da trời

4. Áo sơmi xuân hè ngắn tay

Màu sắc: xanh da trời

5. Quần thu đông, xuân hè

Màu sắc: xanh tím than

1. Áo măng tô

Màu sắc: xanh tím than

2. Áo veston

Màu sắc: xanh tím than

3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè

Màu sắc: xanh da trời

4. Áo sơmi xuân hè ngắn tay

Màu sắc: xanh da trời

5. Quần thu đông, xuân hè

Màu sắc: xanh tím than

6. Juyp

Màu sắc: xanh tím than

Trên đây là những nội dung đáng chú ý liên quan đến thanh tra giao thông. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/thanh-tra-giao-thong-la-gi-a66451.html