Quy tắc xử sự luôn là một trong những quy tắc quan trọng trong việc vận hành hệ thống bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung này là nội dung khó và không dễ nhớ đối với đối tượng là học sinh.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành?
A. Nhiều quy định của pháp luật.
B. Một quy phạm pháp luật.
C. Một số quy phạm của pháp luật.
D. Một số quy định của pháp luật.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật.
- Quy tắc xử sự là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức,.. Trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Những quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn là những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước là những quy định về địa vị pháp lý của các đoàn thể tổ chức quần chúng và các chủ thể pháp luật khác.
- Mỗi quy tắ xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật, cụ thể:
+ Giả định: Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.
+ Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định.
+ Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Trong thực tiễn xây dựng pháp luật phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận giả định và quy định hoặc giả định và chế tài.
Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định.
Các quy phạm pháp luật Hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật Hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.
- Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỉ nhất của hệ thống pháp luật:
+ Quy phạm xung đột thông thường là quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước.
+ Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng nên.
Do đó, có thể thấy mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn đáp án B.
Như vậy, Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành? là nội dung đã được chúng tôi phân tích và trả lời trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích được các em học sinh trong quá trình hệ thống lại kiến thức.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/moi-quy-tac-xu-su-thuong-duoc-the-hien-thanh-a66295.html