Khi tạo hồ sơ tìm kiếm việc làm, có thể không ít một lần bạn đã nghe qua khái niệm reference trong CV. Vậy reference là gì? Vì sao cần có trong CV và nên thêm vào như thế nào? Hãy cùng giải đáp các thắc mắc này trong nội dung sau đây nhé.
“Reference (hay còn gọi là người giới thiệu, người tham khảo) là những người mà nhà tuyển dụng có thể liên hệ để xác nhận thông tin bạn cung cấp trong quá trình tuyển dụng.”
Khi nhà tuyển dụng xem qua CV của bạn, họ mong muốn thu thập đủ thông tin về bạn để giúp họ quyết định xem bạn có bộ kỹ năng và phẩm chất phù hợp cần thiết cho vai trò mà bạn đang ứng tuyển hay không. Giờ đây, nếu bạn không có nhiều bằng cấp học thuật hoặc kỹ năng chuyên môn giúp bạn nổi bật trong CV, việc thêm những người tham khảo đáng tin cậy, những người có thể chứng thực đạo đức làm việc và tính cách của bạn là một cách dễ dàng để bán bạn cho nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn.
Có 3 kiểu người tham khảo mà bạn có thể đưa vào CV là người tham khảo việc làm, học vấn và tính cách.
Người tham khảo việc làm là người có thể chứng thực lịch sử làm việc của bạn. Người tham khảo học thuật là người đã dạy bạn trong quá khứ. Người tham khảo tính cách là người biết bạn dựa vào mối quan hệ cá nhân và có thể nói về các giá trị cũng như tính cách của bạn.
Người giới thiệu là những người có thể nói về kinh nghiệm làm việc, thói quen làm việc, tính cách và kỹ năng của bạn, thế nên bạn cần lựa chọn một cách cẩn thận.
Nếu có thể, bạn nên chọn người quản lý trực tiếp, giám sát hoặc đồng nghiệp trong quá trình làm việc trước đây. Vì làm việc cùng nhau nên họ mới có thể nói về thói quen làm việc và các kỹ năng của bạn một cách chính xác.
Những người tham khảo khác có thể bao gồm một người nào đó biết về thói quen hoặc kỹ năng làm việc của bạn thông qua công việc tình nguyện hoặc cộng đồng của bạn.
Nếu bạn đang xin học bổng thì giáo viên hướng dẫn có thể là người tham khảo đáng tin cậy. Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể nhờ giảng viên đã trực tiếp dạy bạn và một người có chuyên môn hiểu rõ về bạn để chứng minh tư cách tốt của bạn. Tuy nhiên, hầu hết các vai trò sơ cấp không chú trọng nhiều vào người tham khảo.
Đừng nhờ bạn bè hoặc các thành viên gia đình làm người tham khảo vì nhà tuyển dụng có thể cho rằng họ sẽ có những đánh giá thiên vị. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu người tham khảo cá nhân, hãy nhờ những người từng làm việc chung hoặc tham gia vào quá trình học tập cùng bạn - những người sẽ nói về đặc điểm tính cách và kỹ năng mềm của bạn.
Nếu công việc bạn đang ứng tuyển liên quan đến tương tác với khách hàng và đối tác, bạn có thể nhờ khách hàng trước đây đã từng hợp tác với bạn - người có thể chứng thực sự siêng năng của bạn với tư cách là một nhân viên.
Bên cạnh đó, để chọn người tham khảo tốt, bạn nên xem xét:
- Vai trò của họ;
- Mức độ kinh nghiệm của họ;
- Bạn làm việc với họ khi nào.
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn nên chọn người giới thiệu mà bạn đã làm việc cùng gần đây nhất và có trình độ cao.
Bây giờ đã hiểu reference trong CV là gì và nên chọn ai là người tham khảo, chúng ta hãy xem chính xác cách liệt kê chi tiết một cách hợp lý, bao gồm:
- Họ tên người tham khảo và chức vụ;
- Tên công ty và địa chỉ làm việc;
- Số điện thoại làm việc và địa chỉ email của người tham khảo
- Mô tả ngắn gọn về mối quan hệ của bạn với người tham khảo và lí do họ có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Bạn nên đưa số lượng người tham khảo như nhà tuyển dụng yêu cầu vào CV. Nhưng nếu họ không nói rõ, bạn có thể thêm 2-3 người tham khảo nếu bạn đang ứng tuyển vào các vị trí nhân viên, quản lý cấp trung và 3-5 người tham khảo nếu bạn đang nhắm vào các vị trí quản lý cấp cao hơn. Các vị trí cấp cao đòi hỏi nhiều người tham khảo hơn vì nhà tuyển dụng cần tìm hiểu kỹ hơn về bạn trước khi đưa bạn vào vai trò lãnh đạo công ty.
Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi đặt bút viết người tham khảo là cósự chấp thuận hoặc cho phép của họ. Phép lịch sự yêu cầu rằng trước khi bạn cung cấp thông tin liên hệ của ai đó, trước tiên bạn phải kiểm tra xem họ có đồng ý làm người tham khảo của bạn hay không. Hãy nhớ rằng họ sẽ thay mặt bạn nhận các cuộc gọi và email từ nhà tuyển dụng và họ có thể không đưa ra các phản hồi tốt nhất nếu bị bất ngờ.
Ngay cả khi bạn đã biết thông tin liên hệ của người tham khảo, bạn vẫn nên nhờ họ xác nhận thông tin đó. Ngoài việc đảm bảo rằng thông tin liên hệ bạn có là chính xác, họ cũng sẽ biết những phương tiện liên lạc nào cần kiểm tra thường xuyên.
Khi nhận được sự đồng ý, hãy gửi bản sao CV của bạn và nội dung tin đăng tuyển để người tham khảo biết mục tiêu của bạn. Họ sẽ có thể nói nhiều hơn về các kỹ năng của bạn liên quan đến vị trí và thậm chí có thể cung cấp các minh chứng cụ thể. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bạn đã nhận được công việc? Thật tuyệt vời! Phản hồi tích cực từ những người tham khảo có thể đã đóng một vai trò quyết định đạt được kết quả này. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để cảm ơn họ. Nếu có thể, bạn có thể khao họ một bữa ăn chẳng hạn.
Tránh những đồng nghiệp hoặc người quản lý cũ mà bạn từng có xung đột cá nhân hoặc nghề nghiệp, ngay cả khi xích mích đã được hòa giải. Chỉ cần một nhận xét khó chịu cũng có thể hủy hoại cơ hội nhận được công việc của bạn.
Reference letter là thư giới thiệu - là một lá thư trong đó một người đánh giá kỹ năng và năng lực của người khác, thường là theo hướng tích cực. Thư giới thiệu thường được sử dụng để xin học bổng hoặc xin việc.
Reference check đề cập đến một phương pháp mà trong đó nhà tuyển dụng kiểm tra lại thông tin mà ứng viên cung cấp thông qua người giới thiệu.
Qua nội dung giải thích reference là gì trên đây, có thể thấy rằng reference là yếu tố quan trong trọng quá trình tìm kiếm việc làm của bạn. Nhìn chung, hãy đảm bảo người giới thiệu sẽ nói về những phẩm chất quan trọng nhất của bạn và giúp bạn có được việc làm mơ ước. Để tìm được công việc phù hợp, đừng quên truy cập vào website Careerlink.vn với hàng ngàn cơ hội đang chờ đón bạn khám phá.
Huỳnh Trâm
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-ghi-reference-a65849.html