Cách làm dấu Thánh Giá và việc đọc kinh sau khi làm dấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Công giáo. Những bài kinh đều bắt nguồn từ kinh thánh trong cựu ước của Thiên Chúa, việc đọc kinh không chỉ là cách cầu nguyện cho mọi sự tốt đẹp đến với cuộc sống của chúng ta mà còn là một hình thức truyền đạo phổ biến.
Cùng với việc làm dấu thánh giá trước khi bắt đầu và khi kết thúc một bài kinh đó là cách thể hiện tâm tình sâu lắng trước đấng tối cao, là người con của Thiên Chúa và luôn có Người ở bên cạnh, thậm chí còn trước mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ mọi người đều có thể đọc kinh và làm dấu để Chúa ngự bên và ban đầy đủ cuộc sống no ấm và ơn lành đến cho mọi người.
Vậy cách làm dấu Thánh Giá có ý nghĩa gì mà người Công giáo lại thường xuyên thực hiện, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.
Xem thêm: Những điều lạ kỳ về Đức Mẹ Núi Cúi cao 50 mét ở Việt Nam 2022
Chúng ta có thể làm dấu thánh giá bằng tay trái hoặc tay phải đều được, miễn là làm dấu thánh giá một cách cẩn trọng và thành tâm với Thiên Chúa.
Luật làm dấu Thánh giá bằng tay trái được ban hành từ thế kỷ thứ 12 khi Đức giám mục Athen (Hy Lạp) tách ra khỏi giáo hội Công giáo để thành lập Chính Thống giáo, nhưng đối với phong tục người Việt Nam, cha mẹ thường hay có thói quen bắt con cái sử dụng tay phải là tay thuận để viết hoặc làm việc, từ đó người Việt có thói quen sử dụng tay phải để làm dấu. Hiện tay thì việc làm dấu bằng tay nào không quan trọng.
Vừa đưa tay lên vừa đọc nhân danh Cha (đưa tay phải lên trán), và con (đưa tay phải xuống giữa ngực) và Thánh Thần (đưa tay qua vai trái rồi đưa tay qua vai phải) . Amen (Chắp hai tay trước ngực).
Đưa tay phải lên và đọc lạy Chúa chúng con, vì dấu Thánh giá (ngón tay cái của tay phải ghi hình chữ thập (+) trên trán), xin chữa chúng con (dấu + trên môi), cho khỏi kẻ thù (dấu + giữa ngực). Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
In the Name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit, Amen.
Thiên Chúa ban cho những con chiên của ngài chính là 1 đặc ân, đức tin chính là đặc ân đó mà Ngài muốn gửi đến chúng ta như là một món quà vô giá của Chúa. Nhiều người trên thế giới này, nhiều vị quan chức muốn có được Đức tin như chúng ta, muốn Chúa đoái hoài và dạy dỗ như chúng ta mà mãi mãi không được. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng những gì Chúa ban.
Trong kinh thánh của sách Luca (Lc 12, 8-9) có câu phán của Chúa Giêsu: “Phàm ai tuyên bố nhận ta trước mặt thiên hạ, thì ta cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước các thiên thần của Thiên Chúa, còn ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị ta chối trước các thiên thần của Thiên Chúa.”
Khi chúng ta làm việc bên ngoài, nơi công sở, ngồi ăn những quán ăn, vỉa hè, nơi xí nghiệp, trường học…Việc làm dấu thánh giá ở những nơi như vậy giúp cho nhiều người Công giáo nhận ra nhau, để được gần gũi và tin tưởng Đức tin của nhau,
Việc thể hiện lòng tôn kính Chúa như vậy, còn làm cho những người ngoại đạo cũng thấy việc tôn trọng Thiên Chúa của họ lớn lao đến nhường nào, họ cũng chính là những người lương thiện, đang tin và thật thà. Chúng ta đã truyền giáo và làm sáng danh Thiên Chúa.
Những ơn lành mà Chúa ban cho chúng ta như niềm vui, may mắn, hạnh phúc, có sức khỏe để làm việc, đó chính là những điều quan trọng đối với cuộc sống khó khắn đầy rẫy trên cõi đời. Nhờ những ơn Chúa chúng ta mới có sức khỏe để làm ra của cải vật chất, và những của ăn này để phục vụ cho đời sống của chúng ta. Cảm ơn Thiên Chúa.
Mỗi bữa cơm là những giây phút gia đình được đoàn tụ quây quần bên nhau, thời gian này rất quý báu để mọi người cùng cầu nguyện bên nhau để được có Chúa, làm dấu trước khi ăn để Chúa luôn mang đến cho mỗi gia đình bữa ăn đầm ấm, trọn vẹn và đủ đầy. Chúa luôn đồng hành và soi sáng đường chúng ta đi.
Khi chúng ta làm dấu chính là lúc chúng ta được tôn vinh ba mầu nhiệm chính là Thiên Chúa Ba Ngôi, Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Trong cuộc sống chúng ta làm bất cứ việc gì mà chúng ta thể hiện, cũng là để tôn vinh Thiên Chúa, cũng là để nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Chúa ban cho chúng con lương thực hàng ngày, chớ cho chúng con sa trước cám dỗ, giúp cho chúng con biết chia sẻ của ăn, vật chất và mở rộng tấm lòng đối với người khác, xin Chúa ban bình an và may mắn cho chúng con và cho gia đình.
Theo văn hóa người Việt, trước mỗi bữa ăn chúng ta phải biết kính trên nhường dưới, luôn mời những người lớn tuổi như ông bà, cha me, chú bác ăn cơm. Việc làm dấu trước khi ăn cũng vậy, thể hiện lòng tôn kính đối với Người, chúng ta chính là những người con của Thiên Chúa, cũng hiếu thảo như đối với các bậc Cha mẹ.
Khi chúng ta gặp khó khăn trước những thử thách, việc làm dấu để nguyện xin ơn trợ giúp của Chúa để vượt qua. Khi bắt đầu một ngày sống mới, làm dấu giúp chúng ta xin Chúa ban cho sự bình an trên con đường. Khi chúng ta ăn cơm, làm dấu để mong Ngài ban ơn thánh hóa.
Việc khi dấu thánh giá để thể hiện niềm tin mầu nhiệm của Chúa Ba Ngôi, thể hiện niềm xác tín vào ơn cứu độ của Người, kêu cầu ơn lành và sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
Khi đưa tay lên trán nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ Chúa sẽ soi sáng tâm trí ta, trên ngực thể hiện Chúa ngự trong lòng và thánh hóa tâm hồn ta, trên ai vai thể hiện Chúa sẽ giúp sức trong mỗi hành động mà chúng ta đang làm.
Những cách làm dấu Thánh giá dù là cách làm dấu thánh giá nào đi nữa đều mang ý nghĩa to lớn về cách chúng ta thể hiện lòng tin và sự tín thác đối với Thiên Chúa. Chúng ta phải luôn ghi nhớ trong lòng, làm dấu Thánh giá mọi lúc khi mà chúng ta cảm thấy cần đến sự che chở và bảo vệ của Người. Thiên Chúa của chúng ta.
Qua bài viết hi vọng banthochuadep.vn sẽ mang đến những thông tin bổ ích về cách làm dấu thánh giá cho những người yêu đạo Thiên Chúa.
Mọi người muốn tham khảo thêm những mẫu bàn thờ Chúa đẹp và ý nghĩa vui lòng truy cập theo đường dẫn sau:
➕ #50 mẫu Bàn Thờ Chúa Phòng Khách đẹp và ý nghĩa
➕ 50+ mẫu bàn thờ Công giáo đẹp nhất năm 2023
➕ Top 10 mẫu bàn thờ Chúa hiện đại đáng mua nhất 2023
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-lam-dau-a65543.html