Khung tên bản vẽ kỹ thuật trên khổ giấy A4, A3, A2, A1
Ngày đăng: 28/10/2024
Khung tên bản vẽ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật và kiến trúc. Khung tên không chỉ giúp nhận diện thông tin dự án mà còn mang đến cái nhìn tổng quát và chuyên nghiệp cho các bản thiết kế. Hãy cùng Vạn An Group tìm hiểu chi tiết về khung tên bản vẽ trên các khổ giấy hiện nay và một số lưu ý khi thiết kế khung bản vẽ nhé!
Khung tên bản vẽ kỹ thuật là gì?
Khung tên bản vẽ kỹ thuật là phần nội dung cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố kỹ thuật được thể hiện trên khổ giấy có kích thước A4, A3, A2,v.v. Khung tên thường được bố trí chiều dọc theo một cạnh của bản vẽ.
Đối với khổ giấy A4, khung tên luôn được đặt theo chiều dài của cạnh ngắn. Trong khi đó, ở các khổ giấy có kích thước lớn hơn, khung tên thường đặt theo chiều dài của cạnh dài. Tuy nhiên, trong một số tình huống đặc biệt, nếu giấy được đặt theo chiều dọc, khung tên sẽ được bố trí theo chiều dài của cạnh ngắn.
Cấu trúc của khung tên bản vẽ kỹ thuật
Cấu trúc khung tên bản vẽ kỹ thuật bao gồm nhiều thành phần quan trọng nhằm cung cấp thông tin rõ ràng và dễ hiểu cho người xem. Thành phần trong cấu trúc bao gồm:
Thông tin dự án: Bao gồm tên dự án và thông tin tóm tắt về nội dung hoặc mục tiêu của dự án.
Thông tin người thiết kế: Gồm tên kiến trúc sư/kỹ sư, người chịu trách nhiệm thiết kế bản vẽ. Chức danh và vai trò cụ thể trong dự án.
Thông tin đơn vị thực hiện: Tên đơn vị, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email.
Thông tin kỹ thuật: Gồm ngày hoàn thành, kích thước thực tế và tỷ lệ thu phóng được sử dụng trong bản vẽ.
Chú thích và ký hiệu: Bao gồm các ký hiệu kỹ thuật và biểu tượng được sử dụng trong bản vẽ, có chú thích giải thích cụ thể trong bản vẽ.
Các thông tin bổ sung: Ký tên hoặc dấu phê duyệt. Nếu có sửa đổi thì cần ghi lại thông tin về các lần sửa đổi.
Hướng dẫn đặt kích thước khung tên bản vẽ A4
Đối với bản vẽ từ A3 đến A0 thì ta sẽ đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên, theo chiều b1 như trong hình
Đối với bản vẽ A4 thì ta sẽ đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên, theo chiều a1 như hình trên.
Những ký hiệu trong khung tên bản vẽ
Một số ký hiệu được sử dụng trong mẫu khung tên bản vẽ:
Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật trường học
Trong đó:
Ô số 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.
Ô số 2: Vật liệu của chi tiết.
Ô số 3: Tỉ lệ.
Ô số 4: Ký hiệu bản vẽ.
Ô số 5: Họ và tên người vẽ.
Ô số 6: Ngày vẽ.
Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra.
Ô số 8: Ngày kiểm tra.
Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp.
Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật dùng trong sản xuất
Trong đó:
Ô số 1: Ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , ngắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật, tốt nhất là một vài từ VD: Trục máy khuấy, bánh răng Hộp số BG50 v.v..
Ô số 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ - cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ( đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên) với đầu các ký hiệu hướng về phía khung tên, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.
Ô số 3: Ghi Vật liệu chế tạo chi tiết.
Ô số 4: Số lượng chi tiết chế tạo.
Ô số 5: Ghi khối lượng chi tiết tính toán.
Ô số 6: Tỷ lệ bản vẽ.
Ô số 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì Ô 7 để trống.
Ô số 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
Ô số 9: Tên cơ quan, đơn vị phát hành ra bản vẽ.
Ô số 14 - 18: là bản sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
Ô số 14: ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.
Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng cho bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp
Trong đó:
Ô số 1 - Người vẽ
Ô số 1′ - Tên người vẽ
Ô số 1” - Ngày hoàn thành bản vẽ
Ô số 2 - Kiểm tra
Ô số 2′ - Để trống
Ô số 2” - Để trống
Ô số 3 - Trường, lớp, mã số sinh viên
Ô số 4 - Tên bài vẽ, tên vật thể
Ô số 5 - Vật liệu chế tạo
Ô số 6 - Tỉ lệ bản vẽ
Ô số 7 - Ký hiệu bản vẽ
Mẫu khung tên bản vẽ đồ án tốt nghiệp ngành XDDN và công nghiệp đại học kiến trúc
Mẫu khung tên bản vẽ của Vạn An Group
Các tiêu chuẩn trong kích thước khung tên bản vẽ kỹ thuật
Các tiêu chuẩn trong kích thước khung tên bản vẽ kỹ thuật:
Tiêu chuẩn về tỷ lệ
Tỷ lệ trong bản vẽ kỹ thuật là chỉ số thể hiện việc thu nhỏ hoặc phóng lớn kích thước thực tế của một chi tiết thiết kế hoặc toàn bộ bố cục. Cụ thể:
Tỷ lệ kích thước thực được ký hiệu là 1:1.
Tỷ lệ phóng lớn được ký hiệu là X:1 (trong đó X lớn hơn 1).
Tỷ lệ thu nhỏ được ký hiệu là 1 (trong đó X lớn hơn 1).
Trong đó, giá trị X là số nguyên dương chẵn và có thể là 1, 2, 5, 10, 20, 50, v.v.
Tiêu chuẩn về chữ và số
Trong bản vẽ kỹ thuật, nhằm đảm bảo tính rõ ràng của chữ viết và khả năng lưu trữ cho loại phim cực nhỏ Microfilm, tiêu chuẩn ISO 3098 quy định chiều cao chữ theo tỷ lệ 1:√2.
Ví dụ về chiều cao chữ có thể là: 1,8mm - 2,5mm - 3,5mm - 5mm - 7mm - 20mm. Chữ có thể được viết theo chiều đứng hoặc nghiêng 75 độ. Chiều cao chữ nên tương thích với độ dày nét đường trong bản vẽ theo tỷ lệ.
Tiêu chuẩn về đường nét
Trong bản vẽ kỹ thuật, các đường nét biểu thị các cạnh có thể nhìn thấy, đường kính, và các đường phụ. Việc sử dụng các loại đường nét này phụ thuộc vào kích thước của bản vẽ với các nguyên tắc sau:
Nét từ 0,5 - 0,7mm: Dùng cho các cạnh nhìn thấy, đường viền, và các đường giới hạn chiều dài cho các ren xoáy trôn ốc và đinh vít trong lĩnh vực cơ khí.
Nét từ 0,25 - 0,35mm: Dùng cho đường kích thước, đường giới hạn phụ, đường tượng trưng, đường chỉ dẫn ghi chú, và đường tâm của vòng tròn. Ngoài ra, còn áp dụng cho các đường phụ của phép chiếu, các cạnh cong của chi tiết thiết kế, đường nối giữa các mặt phẳng cong, đường giới hạn kích thước để kiểm tra, đường ghi chú dung sai, đường chéo cho các vật liệu có cấu hình nhiều cạnh, và đường kính cho các ren xoáy trôn ốc.
Một số lưu ý khi thiết kế khung tên
Khi thiết kế khung tên cho bản vẽ kỹ thuật, cần lưu ý một số yếu tố sau đây để đảm bảo tính chuyên nghiệp và dễ dàng cho người đọc:
Kích thước và tỷ lệ: Chọn kích thước khung tên phù hợp với kích thước bản vẽ. Đảm bảo tỷ lệ của khung phải cân đối với kích thước bản vẽ.
Bố cục hợp lý: Sắp xếp các thành phần thông tin trong khung một cách khoa học, phù hợp. Nên có các phần riêng biệt cho từng loại thông tin để người xem có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Chọn phông và kích thước chữ: Sử dụng phông chữ dễ nhìn, kích thước chữ đủ lớn để đọc mà không làm mất thẩm mỹ bản vẽ, thường từ 2mm đến 5mm.
Màu sắc và độ tương phản: Sử dụng màu sắc hài hòa và độ tương phản cao để các thông tin được nổi bật và dễ nhìn.
Ký hiệu và chú thích rõ ràng: Sử dụng các ký hiệu và biểu tượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật để người xem dễ dàng hiểu ý nghĩa.
Tuân thủ các tiêu chuẩn quy định: Đảm bảo khung tên phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong ngành kỹ thuật hoặc theo yêu cầu của dự án.
Với vai trò cung cấp thông tin quan trọng và tạo ấn tượng đầu tiên về bản vẽ, một khung tên bản vẽ được thiết kế chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm thiết kế. Nếu bạn đọc có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công khách sạn, hãy liên hệ với Vạn An Group qua hotline 0985 385 102 hoặc email: vngroupcenter@gmail.com.