Môi trường là gì? Vai trò, chức năng và các biện pháp bảo vệ môi trường

Môi trường là một khái niệm quen thuộc, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ môi trường là gì và vai trò của nó đối với cuộc sống như thế nào chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết về môi trường và hiểu rõ hơn về lý do thực sự cần bảo vệ môi trường sống. Hãy cùng theo dõi các thông tin ngay sau đây cùng Alternō nhé!

1. Môi trường là gì?

Môi trường là tất cả các điều kiện tồn tại xung quanh để chúng ta và các sinh vật có thể sống, phát triển. Trong một phạm vi rộng hơn, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên như nước, không khí, đất, sinh vật và yếu tố nhân tạo tác động đến sự sống như cơ sở hạ tầng, giao thông,…

Ngoài ra, môi trường còn bao gồm các khía cạnh hóa học, sinh học, vật lý và các yếu tố văn hóa, kinh tế xã hội mà con người tạo ra. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường sống là điều quan trọng để cân bằng đa dạng sinh học và chất lượng cuộc sống cho mọi người.

Theo định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có viết rằng: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”.

môi trường là gìTìm hiểu môi trường là gì?

2. Một số khái niệm liên quan đến môi trường

Sau khi hiểu rõ hơn môi trường là gì, dưới đây là một số khái niệm liên quan về môi trường:

2.1. Môi trường nhân tạo là gì?

Môi trường nhân tạo là kết quả của hoạt động do con người tạo ra như các khu đô thị, nhà cửa, giao thông, công trình, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại,… Môi trường nhân tạo còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên, làm thay đổi cảnh quan, điều kiện, chất lượng cuộc sống của con người.

2.2. Môi trường tự nhiên là gì?

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên không phải do con người tạo ra. Các yếu tố này bao gồm nước, đất, không khí và sinh quyển như động vật, thực vật và các sinh vật khác. Môi trường tự nhiên còn chứa các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình và các các hệ sinh thái như rừng, biển, núi lửa,,..

Môi trường tự nhiên rất quan trọng bởi nó cung cấp nguồn tài nguyên cho sự sống và phát triển của con người, các hệ sinh thái. Nó còn có vai trò duy trì sự cân bằng sinh thái, hỗ trợ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên hiện nay đang ngày càng bị ảnh hưởng, dẫn đến các hiện tượng ô nhiễm, biến đổi khí hậu.

môi trường sốngMôi trường tự nhiên gồm không khí, nước, đất và sinh quyển

2.3. Môi trường xã hội là gì?

Môi trường xã hội gồm các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Các yếu tố của môi trường xã hội ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và một số vấn đề con người chẳng hạn như quy định pháp lý, bình đẳng, phát triển bền vững.

3. Vai trò và chức năng của môi trường là gì?

Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ về vai trò của môi trường là gì. Chi tiết các vai trò quan trọng của môi trường đối với con người và sự tồn tại của hệ sinh thái như sau:

3.1. Môi trường là nguồn cung ứng tài nguyên cho con người

Môi trường là nguồn cung cấp tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống. Các tài nguyên dưới đây là cơ sở cho mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người:

3.2. Môi trường là nơi chứa các phế thải của con người

Trong quá trình sinh sống, sản xuất của con người sẽ đào thải các chất rác thải vào môi trường. Các chất thải này dưới tác động của môi trường, vi sinh vật sẽ phân hủy và biến đổi từ phức tạp thành đơn giản. Vai trò của môi trường trong việc chứa các phế thải chi tiết như sau:

môi trường sống là gìMôi trường đóng vai trò là nơi chứa các chất thải của con người

3.3. Lưu trữ và cung cấp thông tin

Ngoài hai vai trò trên, vai trò lưu trữ và cung cấp thông tin của môi trường cũng rất quan trọng:

3.4 Bảo vệ con người và các sinh vật

Môi trường tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự sống của con người cũng như các sinh vật trên hành tinh này. Dưới đây là những đóng góp cụ thể của môi trường đối với sự sống:

4. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường

Các vai trò quan trọng ở trên đã phần nào giải đáp thắc mắc tại sao phải bảo vệ môi trường sống hiện nay của chúng ta.

Hiện tượng Trái Đất đang nóng lên đã và đang tác động không nhỏ tới môi trường sống của con người. Hiện tượng này đã dẫn đến băng tan, mực nước biển tăng, xuất hiện nhiều cơn bão. Bên cạnh đó, nhiều loài động thực vật không kịp thích nghi với sự biến đổi môi trường sống, có thể dẫn đến tuyệt chủng, làm mất sự cân bằng sinh học.

Khi môi trường bị ô nhiễm, kéo theo chất lượng cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng. Ô nhiễm không khí, đất, nước có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh hô hấp, ung thư, và các bệnh truyền nhiễm,… Chính vì vậy, chúng ta cần có những việc làm bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên.

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và các quốc gia. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe, sự bền vững và sự phát triển lâu dài của hành tinh và các thế hệ tương lai.

bảo vệ môi trườngLý do chính mà chúng ta cần bảo vệ môi trường

5. Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay

Hiện nay, nhiều biện pháp bảo vệ môi trường đã được triển khai trên toàn cầu để giảm thiểu các tác động tiêu cực và đảm bảo sự bền vững của hành tinh. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà mỗi cá nhân có thể thực hiện để góp phần bảo vệ trái đất.

5.1. Tăng cường trồng cây xanh

Cây cối đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bởi chúng giúp sản xuất oxy và hấp thụ carbon dioxide (CO2) - một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính. Việc trồng cây không chỉ giúp làm sạch không khí mà còn giảm thiểu hiện tượng xói mòn đất và cải thiện chất lượng đất.

Ngoài ra, cây xanh còn tạo bóng mát, giúp điều hòa nhiệt độ và tăng cường độ ẩm trong không khí. Chính vì vậy, trồng cây quanh nhà hoặc tham gia các chiến dịch trồng rừng là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái.

5.2. Sử dụng vật liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường

Việc sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên thay vì các sản phẩm công nghiệp có hại là một biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chúng ta có thể thay thế các vật liệu nhựa bằng các sản phẩm từ tre, gỗ, vải hay các vật liệu tự nhiên khác có khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng.

Hơn nữa, việc chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông ít tác động đến môi trường như xe đạp, xe điện hay phương tiện công cộng sẽ giảm thiểu khí thải độc hại và bảo vệ chất lượng không khí.

5.3. Chuyển đổi sang năng lượng sạch

Một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường là chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối. Những nguồn năng lượng này không chỉ giúp giảm thiểu khí thải nhà kính mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giúp tiết kiệm chi phí lâu dài.

Chúng ta có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời tại gia đình hoặc hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo trong cộng đồng để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo.

5.4. Tiết kiệm điện năng

Việc sử dụng điện tiết kiệm không chỉ giúp giảm chi phí sinh hoạt mà còn góp phần giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên năng lượng. Các thói quen đơn giản như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, thay thế bóng đèn thường bằng bóng đèn LED tiết kiệm điện, hay sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao sẽ giúp giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ.

Hãy luôn nhớ rằng, ngay cả khi thiết bị ở chế độ chờ, chúng vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định, vì vậy việc rút phích cắm hoặc tắt hoàn toàn nguồn điện là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện.

5.5. Hạn chế sử dụng túi nilon

Túi nilon là một trong những sản phẩm nhựa phổ biến nhất, nhưng chúng lại gây ra rất nhiều tác hại cho môi trường. Túi nilon mất hàng trăm năm để phân hủy và có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với đất, nước và động vật hoang dã.

Việc sử dụng túi nilon trong sản xuất và tiêu dùng không chỉ tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm tăng lượng rác thải nhựa trong môi trường. Thay vì sử dụng túi nilon, chúng ta có thể chọn các vật liệu thay thế như túi vải, giỏ tre, giấy kraft hay các loại bao bì phân hủy sinh học. Những thay đổi nhỏ trong thói quen sử dụng túi nilon có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Những biện pháp bảo vệ môi trường trên không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực mà còn đóng góp vào việc xây dựng một thế giới bền vững hơn cho các thế hệ tương lai. Hãy bắt đầu thực hiện ngay từ hôm nay để góp phần bảo vệ trái đất.

6. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về môi trường

Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật nhằm bảo vệ môi trường, cho thấy sự cam kết trong việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ứng phó với các vấn đề môi trường. Tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định các nguyên tắc, chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam như sau:

  1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
  2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
  3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
  4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
  5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
  6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
  7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
  8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
  10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
  11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra còn có một số luật, nghị định và thông tư về bảo vệ môi trường như:

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về môi trường là gì, các khái niệm môi trường và vai trò quan trọng của nó. Hãy cùng hành động và có trách nhiệm với bảo vệ môi trường để giữ gìn môi trường sống bền vững và phát triển hơn cùng nhau bạn nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên hiệu quả và đơn giản nhất

Thông tin liên hệ:

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/moi-truong-la-j-a65185.html