Là quy trình thu gom các loại giấy đã được tiêu thụ để tạo ra giấy tươi khác và có thể sử dụng được. Nói dễ hiểu hơn, đó là cách tái chế đồ cũ thành đồ mới, mà cụ thể là giấy. Các loại giấy này sẽ được phân loại và tái chế trên quy trình tiên tiến. Góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị sử dụng, phục vụ đời sống chúng ta.
Giống như tái chế rác thải, tái chế giấy là hành động giúp tiết kiệm tài nguyên cho đất nước. Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ của chúng ta một cách hiệu quả. Cụ thể:
Gỗ chính là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Khi nhu cầu sử dụng giấy tăng cao thì nguồn rừng nguyên liệu không thể nào đáp ứng kịp. Dẫn đến cạn kiệt tài nguyên xanh của chúng ta.
Hằng ngày, rất nhiều hoạt động sinh hoạt, sản xuất từ con người, từ các nhà máy xí nghiệp thải ra nhiều khí CO2. Cây xanh có tác dụng điều hòa không khí, giảm CO2.
Nhưng nếu, nhu cầu sử dụng giấy nhiều thì việc khai thác gỗ, cây xanh cũng tăng. Dẫn đến quy trình hấp thụ CO2 và nhả ra khí O2 từ cây xanh bị suy giảm. Thậm chí có thể cạn kiệt trong tương lai. Chính vì thế, lợi ích của việc tái chế giấy chính là giảm số lượng gỗ bị khai thác, bảo tồn rừng, giảm khí CO2.
Giấy là một loại chất thải rắn có thể tái chế đến 6 lần trước khi đem xử lý để đốt hoặc chôn lấp. Tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên rừng. Đồng thời, tiết kiệm được diện tích đất dùng chôn lấp giấy.
Để có thể sản xuất là giấy mới hoàn toàn phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bao gồm khai thác gỗ, vận chuyển, chế biến... nên nguyên liệu cũng như năng lượng để làm sản xuất rất tốn kém. Chính vì thế, tái chế giúp tiết kiệm nguyên vật liệu mà còn tiết kiệm năng lượng hơn hẳn so với quy trình sản xuất mới hoàn toàn.
Tái chế giấy báo cũ ở Việt Nam gồm các phương pháp phổ biến sau:
Đối với phương pháp này, giấy đã qua sử dụng sẽ được đưa đến một khu vực quy định để thực hiện vùi lấp. Tại khu vực này, giấy sẽ được che phủ bằng đất hoặc các vật liệu khác để tự dần phân huỷ. Quá trình này được theo giỏi nghiêm ngặt bởi các cơ quan quản lý để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Phương pháp này thường áp dụng cho các chất thải hữu cơ không độc hại. Quá trình ủ sinh học này, độ ẩm và nhiệt độ luôn luôn được kiểm soát và giữ cho chất thải luôn ở trạng thái thiếu khí trong suốt thời gian ủ.
Đây là phương pháp để xử lý các chất thải rắn, đặc biệt là các loại chất thải rắn công nghiệp độc hại. Quá trình thiêu đốt rác thải sẽ được thực hiện trong các lò đốt chuyên dụng ở nhiệt độ cao từ 850 - 1.100oC. Chi phí cho phương pháp này thường rất cao.
Đây chính là một trong những phương pháp được quan tâm hiện nay. Về bản chất, đây là quy trình xử lý các loại giấy cũ để biến chúng thành giấy mới, phục vụ nhu cầu sử dụng. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung mà còn giúp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Đầu tiên, cần chọn lọc giấy phế liệu, không nên lựa chọn loại giấy có quá nhiều tạp chất, chất bẩn... bởi sẽ khó trong việc tái chế rác thải. Những loại giấy phế liệu có quá nhiều chất bẩn sẽ không tái chế để tái sử dụng được mà chỉ có thể tạo thành phân bón hoặc đốt huỷ đi.
Sau khi đã qua chọn lọc kỹ lưỡng, giấy phế liệu sẽ được đóng thành những khối lớn để đưa về nhà máy, nơi có đầy đủ các thiết bị và công nghệ tiên tiến để tái sử dụng giấy.
Tạo bột giấy bằng cách cho giấy vào bể chứa có nguồn nước và hóa chất để giúp đánh giấy thành bột. Tiếp theo, bột giấy vừa tạo được đưa đi để loại bỏ tạp chất nhỏ như nilon và băng keo bằng các lỗ và rãnh. Sau đó là bước tẩy sạch và tẩy mực, bước này sẽ loại bỏ hoàn toàn mực và dùng các loại keo dính.
Cuối cùng, dùng các hóa chất như xà phòng sục vào bột để giúp tách mực in, băng dính ra khỏi bột và đẩy chúng lên trên bề mặt.
Bột sẽ được nhồi và đập để làm xơ sợi trong lúc nghiền. Nếu trong bột còn có nhiều xơ sợi lớn, bước nghiền giấy sẽ giúp làm tơi chúng một cách triệt để và làm tách biệt hoàn toàn. Nếu giấy có màu thì dùng hóa chất tẩy để loại bỏ chúng.
Các hóa chất thường dùng để tẩy trắng giấy là chlorine dioxide, hydrogen peroxide hoặc oxygen. Với những loại giấy trong công nghiệp có màu nâu như bìa carton thì không cần đến công đoạn tẩy trắng này.
Bước cuối cùng trong quá trình là xeo giấy. Ở bước này, bột giấy sẽ được đem trộn cùng với nước. Sau đó dùng khuôn lưới chao hỗn hợp nước và giấy này, sau đó lắc nhẹ để hơi nước thoát đi.
Sau khi nước thoát hơi hết, bạn sẽ thấy bột giấy đọng lại trên các màng lưới. Lúc này, bột giấy sẽ được chuyển qua một trục ép và có bọc bạt một cách nhanh chóng để giúp vắt nước trước khi đem phơi.
Đồ tái chế từ giấy có nhiều cách và để tái chế giấy báo cũ thành những vật dụng sáng tạo, bạn hãy dùng giấy báo để tái chế thành hộp đựng bút. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cuộn trong giấy báo thành những que dài. Sau đó dùng keo dán chúng lại với nhau thành hình xoắn ốc.
Ngoài ra, bạn có thể cuộn giấy báo thành những miếng dẹp, có chiều rộng khoảng 2 cm. Và đan xen chúng lại với nhau thành một giỏ đựng trong rất xinh xắn.
Giấy vụn bị xé nhỏ cũng có thể tái chế được đó bạn. Không ngờ đúng không! Thật ra, có một cách để tái chế giấy vụn cực đơn giản.
Bạn hãy cho giấy vụn vào tô có đựng hồ nước. Dùng muỗng hoặc đũa đánh mạnh để giấy nát vụn và thấm hồ keo. Sau đó, bạn đem đi phơi nắng. Đợi đến khi hỗn hợp hơi đặc sệt., bạn bắt đầu tạo hình dáng cho nó. Bạn có thể tạo một chiếc ly nhỏ hoặc một chiếc thúng để đựng đồ chẳng hạn. Khi tạo hình xong, bạn hãy đem ra nắng và phơi khô thêm lần nữa. Thấy keo và giấy đã cứng, bạn có thể dùng màu tô lên để tạo thêm màu sắc cho tác phẩm của mình.
Đây vừa là cách tái chế giấy vụn, vừa là cách tái chế giấy A4 đơn giản và hiệu quả.
Giấy từ thùng carton rất hữu dụng trong một số trường hợp. Bởi vì giấy dày và cứng nên bạn có thể tạo hình một cách dễ dàng. Sau đây là một số cách tái chế giấy carton hữu ích mà bạn không ngờ tới.
Chẳng cần phải mua giá đỡ, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một chiếc giá đỡ từ bìa carton cũ. Hãy đo chiếc điện thoại của bạn, sau đó vẽ kích thước lên bìa carton và cắt theo. Tấm bìa sẽ được cắt thành hình chữ U và có kích thước đủ để kẹp vừa thiết bị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tái chế giấy carton thành đèn lồng. Chỉ cần có thùng carton cũ, kéo, thước và keo dán là bạn có thể tạo một chiếc đèn lông cực xinh rồi đấy. Cắt và ghép miếng giấy carton thành ngũ giác có 5 cạnh. Bạn có thể làm bao nhiêu tùy thích, sau đó ghép chúng xen kẽ với nhau.
Bạn có thể sử dụng lõi giấy vệ sinh để ươm mầm cây non. Bạn chỉ cần đặt những lõi giấy vệ sinh trong khay nhựa và đổ đầy đất vào bên trong. Sau đó, cho những chồi non vào, cách làm này giúp câu non có thể sống và phát triển một cách dễ dàng. Ngoài ra, khi bỏ lõi giấy vệ sinh vào ống giày cổ cao. Điều này giúp bạn hạn chế việc cổ của ống giày bị gập, đặt biệt là giày da. Nếu giày da bị gập cổ sẽ để lại những nếp gấp gây mất thẩm mỹ.
Trên đây là các cách tái chế giấy tại nhà, cách tái chế giấy cũ thành giấy mới đơn giản mà bạn có thể áp dụng.
Các sản phẩm được tạo ra từ giấy tái chế thường gặp nhất là túi giấy, ly giấy, hộp giấy… Giấy tái chế còn có thể tạo ra các vật dụng có kích thước lớn và trọng lượng nặng như thùng đựng đồ, khay đựng thực phẩm và trái cây.
Tái chế giấy là một phần của chiến dịch bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Hãy chung tay làm nên thành công của chiến dịch bằng cách thu gom và tiết kiệm giấy phục vụ cho việc tái chế.
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tai-che-giay-bao-cu-a64814.html