Ngành Công nghệ tài chính là gì? Học ngành Công nghệ tài chính ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... là câu hỏi được các sĩ tử đặc biệt quan tâm khi lựa chọn ngành học. Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật những băn khoăn đó.
Ngành Công nghệ tài chính là gì?
Công nghệ tài chính là sự kết hợp giữa tài chính (finance) và công nghệ (technology), mang đến những cải tiến đột phá cho các hoạt động tài chính truyền thống. Ngành này ứng dụng các sản phẩm công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn và công nghệ chuỗi khối để nâng cao hiệu quả và trải nghiệm của người dùng.
Fintech đang thay đổi mạnh mẽ cách thức thực hiện các hoạt động tài chính, từ thanh toán, chuyển tiền, vay vốn, đầu tư đến quản lý tài chính cá nhân. Một số ứng dụng phổ biến của Fintech bao gồm:
Sự phát triển của Fintech mang đến nhiều tiềm năng cho ngành tài chính và nền kinh tế nói chung. Ngành này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, người dùng và người lao động.
Học ngành Công nghệ tài chính ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Làm gì?
Sinh viên học ngành Công nghệ tài chính ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên phân tích dữ liệu
Chuyên viên phân tích dữ liệu có nhiệm vự theo dõi, tổng hợp và xử lý những dữ liệu thô ban đầu trở thành những số liệu biết nói, giúp cho doanh nghiệp hiểu được những chỉ số này cảnh báo điều gì hay dự đoán điều gì. Từ đó những dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi đúng cho mọi hoạt động kinh doanh, tránh được rủi ro lớn nhất có thể.
- Chuyên gia phát triển sản phẩm dịch vụ
Với một chuyên viên phát triển sản phẩm Fintech, phải am hiểu cả về thị trường tài chính, ngân hàng và có kiến thức về công nghệ cơ bản đến khá. Từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra những công cụ hiện đại, tối ưu ứng dụng trong các hoạt động tài chính, ngân hàng.
- Chuyên gia phân tích tài chính
Đây là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp vì chuyên gia phân tích tài chính sẽ giúp định hướng dòng tiền của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp bao gồm nhân sự, marketing, sale,... Vị trí này đòi hỏi sự nhạy bén, logic, dự đoán tốt và có bản lĩnh.
Sinh viên ngành Công nghệ tài chính trường Đại học Đại Nam có vô vàn lựa chọn hấp dẫn về vị trí công việc sau khi ra trường.
- Lập trình viên Fintech
Do đặc thù liên quan đến ngành tài chính ngân hàng, nên các lập trình viên được đào tạo Fintech sẽ có ưu thế hơn rất nhiều bởi sự am hiểu về thị trường tài chính. Giúp cho công việc lập trình, tạo nên sản phẩm sẽ hỗ trợ tối ưu nhất cho các hoạt động tài chính.
Ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính, sinh viên có thể làm việc tại các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, các tập đoàn công nghệ; trở thành các start-ups trong lĩnh vực công nghệ tài chính, tự kinh doanh các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ - tài chính.
Lương bao nhiêu?
Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam (Topdev), lương trong lĩnh vực Công nghệ tài chính xếp thứ 3 với mức lương đăng tuyển trung bình là 1.115 USD (khoảng 28 triệu đồng).
Theo các khảo sát thống kê sơ bộ, các cá nhân làm việc trong ngành công nghệ tài chính có thu nhập khá hấp dẫn, khoảng từ 1.000 - 1.500 USD (khoảng 25 - 37 triệu đồng) nếu nắm rõ các kiến thức và kỹ năng công nghệ và tài chính.
Công nghệ tài chính là một trong những ngành học có mức thu nhập tương đối cao, lên đến 8 chữ số/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính của Đại học Đại Nam có gì đặc biệt?
1. Thời lượng đào tạo rút ngắn: Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo trong 03 năm (9 kỳ).
2. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên nền tảng quốc tế
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính tại trường Đại học Đại Nam được xây dựng dựa trên nền tảng chương trình đào tạo quốc tế; cập nhật liên tục theo xu hướng phát triển mới nhất của ngành Công nghệ tài chính.
Bên cạnh đó, trường Đại học Đại Nam hợp tác với các trường Đại học Đài Loan như Đại học Á Châu... trong việc trao đổi, thảo luận về công tác giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo tài chính; trao đổi giảng viên - sinh viên; tổ chức các chương trình hội thảo quốc tế về Fintech...
Trường Đại học Đại Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Fintech tại Việt Nam, quy tụ nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự.
3. Đào tạo theo hướng ứng dụng
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính được xây dựng theo hướng ứng dụng với việc tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng công nghệ, kỹ năng mềm và kỹ năng ngoại ngữ; sinh viên thực chiến tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất; thường xuyên cập nhật những kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển không ngừng của ngành Công nghệ tài chính trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Nhiều cơ hội thực tập trong nước và quốc tế
Sinh viên ngành Công nghệ tài chính trường Đại học Đại Nam được thực hành tài Trung tâm thực hành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính ngân hàng của trường; trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp uy tín, là đối tác chiến lược của nhà trường xuyên suốt quá trình học tập.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ tài chính còn có cơ hội nhận học bổng và đến Đài Loan học tập, thực tập; mở rộng cơ hội việc làm tại thị trường quốc tế.
5. 100% sinh viên ngành Công nghệ tài chính tại Đại học Đại Nam có việc làm sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Đại Nam cam kết 100% sinh viên ngành Công nghệ tài chính được giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp thông qua Trung tâm Việc làm và khởi nghiệp sinh viên.
03 cách để trở thành sinh viên ngành Công nghệ tài chính trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Công nghệ tài chính (mã ngành: 7340205) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/hoc-fintech-ra-lam-gi-a64720.html