SpO2 hiện được xem như dấu hiệu sinh tồn thứ 5, thể hiện tình trạng oxy trong máu. Việc đo SpO2 bằng máy đo SpO2 kẹp ngón khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý cách sử dụng để tránh xảy ra sai số trong quá trình thực hiện. Biết được cách đo SpO2 đúng và theo dõi chặt chẽ chỉ số nồng độ oxy trong máu sẽ giúp xử trí kịp thời các biến cố và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.
Bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở thì chỉ số SpO2 hiện được xem như dấu hiệu sinh tồn thứ 5. SpO2 - Saturation of peripheral oxygen - là chỉ số thể hiện mức độ bão hòa của oxy trong máu ngoại biên. Đo SpO2 qua da có thể được thực hiện dễ dàng bằng một loại thiết bị gọi là máy đo SpO2 cầm tay, với đầu dò được kẹp ở ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.
Máy đo SpO2 kẹp ngón không xâm lấn, không gây đau, hoạt động dựa trên nguyên lý các phép đo xung. Nghĩa là, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay hoặc ngón chân, đầu dò cảm ứng của máy đo sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có nhiều mao mạch nhỏ. Hồng cầu có trong các mao mạch sẽ hấp thu một phần ánh sáng hồng ngoại. Từ lượng ánh sáng chưa bị hấp thu còn lại, máy đo SpO2 kẹp ngón sẽ tính ra số lượng hồng cầu chứa oxy, thể hiện phần trăm độ bão hoà oxy trong máu mao mạch.
Máy đo SpO2 cầm tay là thiết bị vừa nhỏ gọn, vừa đo nhịp tim kết hợp với độ bão hòa oxy trong máu qua đầu da. Đo SpO2 là một cách an toàn và hiệu quả để theo dõi sức khỏe, giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt oxy trong máu ngay cả khi cơ thể vẫn đang bình thường
Ở người lớn, dựa trên chỉ số SpO2, có thể đánh giá mức độ nặng như sau:
Đối với trẻ sơ sinh thì chỉ số SpO2 > 94% được xem là mức an toàn. Nếu chỉ số SpO2 < 90% cần phải báo ngay cho bác sĩ để can thiệp và xử lý kịp thời.
Máy đo SpO2 cầm tay giúp phát hiện ra tình trạng giảm oxy trong máu, dùng có người có bệnh lý cấp tính và mãn tính. Đặc biệt, đối với các bệnh lý gây giảm oxy trong máu như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, hội chứng ngưng thở khi ngủ và nhiễm virus SARS - CoV 2. Đối với những người nhiễm virus SARS - CoV 2, chỉ số SpO2 giúp đánh giá mức độ nặng của tình trạng suy hô hấp và theo dõi đáp ứng điều trị với oxy, qua đó điều chỉnh lượng oxy cũng như phương pháp hỗ trợ oxy cho phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Việc đo SpO2 bằng máy đo SpO2 kẹp ngón khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý cách sử dụng để tránh xảy ra sai số trong quá trình thực hiện. Biết được cách đo SpO2 đúng và theo dõi chặt chẽ chỉ số nồng độ oxy trong máu sẽ giúp xử trí kịp thời các biến cố và tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.
Hiện nay có rất nhiều loại máy để đo nồng độ oxy trong máu. Những thiết bị mới ra đời còn được tích hợp công nghệ hiện đại, hiển thị nhiều thông tin hơn nhưng nhìn chung một máy đo SpO2 cầm tay sẽ luôn hiển thị 2 thông số cơ bản đó là: chỉ số SpO2 - độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi thể hiện dưới dạng phần trăm và nhịp mạch (PR) với đơn vị nhịp/ phút.
Cách đo SpO2 sẽ tiến hành theo các bước sau:
Nếu chỉ số SpO2 giảm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như sau:
Không phải máy đo SpO2 cầm tay lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng bão hoà oxy trong máu ngoại biên. Đo chỉ số SpO2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trên đây là những thông tin quan trọng về cách sử dụng thiết bị đo SpO2, việc tham khảo kỹ sẽ giúp quá trình sử dụng đúng và đạt được kết quả tốt hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-su-dung-may-do-oxy-kep-tay-a64398.html