Khi tìm kiếm việc làm trên các trang web như CarerrLink bạn sẽ thường thấy các vị trí như Sales Executive, Marketing Executive, HR Executive… Vậy bạn có hiểu Executive là gì cùng các nhiệm vụ cụ thể? Nếu chưa thì cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
“Executive có khá nhiều nghĩa nhưng thường được biết đến với ý nghĩa “điều hành, quản lý”, chỉ vị trí quản lý trong một doanh nghiệp.”
Người đảm nhận vị trí Executive thường có nhiều năm kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhiệm tốt một chuyên môn cụ thể nào đó. Tùy theo các ngành nghề và cấu trúc của doanh nghiệp mà lượng công việc của Executive sẽ khác nhau.
Yêu cầu cụ thể cho vị trí Executive tùy vào vị trí và ngành nghề, tuy nhiên có những điều cơ bản mà mọi Executive cần đáp ứng, bao gồm:
Marketing Executive có vai trò thiết yếu trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp để giới thiệu, đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh đến gần hơn với khách hàng nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số.
Nhiệm vụ chính của Marketing Executive là nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu, từ đó lên các chiến lược tiếp thị, thực thi và theo dõi các hoạt động tiếp thị, phân tích kết quả và rút ra kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo…
Mức lương trung bình của Marketing Executive hiện nay khoảng 10 triệu đồng/tháng và cao hơn khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm.
Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm cải thiện lượt truy cập và thứ hạng của trang web trên các kết quả tìm kiếm.
Cụ thể, SEO Executive sẽ nghiên cứu từ khóa, thực hiện các hoạt động onpage và offpage SEO, theo dõi tốc độ tải trang, tính thân thiện cũng như index trang, phân tích và báo cáo SEO định kỳ hoặc khi có yêu cầu, phân tích đối thủ cạnh tranh và phối hợp với các bộ phận khác để cải thiện hoạt động SEO nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Mức lương trung bình hiện nay của SEO Executive rơi vào khoảng 12- 15 triệu đồng với 1 - 4 năm kinh nghiệm.
Như tên gọi, HR Executive đảm nhận vai trò thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp.
HR Executive tiếp nhận yêu cầu về nhu cầu nhân sự mới từ các bộ phận và tổ chức đăng tuyển, sàng lọc CV và lên lịch phỏng vấn; tổ chức chào đón và đào tạo nhân viên mới cũng như cải thiện kỹ năng cho nhân viên cũ khi theo yêu cầu của lãnh đạo; đánh giá năng lực nhân viên định kỳ, quản lý các vấn đề lương thưỡng, thuế TNCN, các loại bảo hiểm cho nhân viên và đề xuất các chính sách đãi ngộ nhân viên với cấp trên; cập nhật và lưu trữ các tài liệu và giấy tờ nhân sự cũng như các thông báo, quyết định của các cấp.
Mức lương của HR Executive nằm trong khoảng 12 triệu đồng/tháng và cao hơn nếu ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm và có khả năng vượt trội.
Thúc đẩy doanh số, tạo lợi nhuận cho công ty thông qua việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ và chốt giao dịch là trách nhiệm của Sales Executive.
Họ tìm kiếm khách hàng qua các kênh khác nhau, đại diện công ty giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng; thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng và cải thiện các chiến lược bán hàng để tăng năng suất; tạo báo cáo và dự báo về doanh số bán hàng; nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và phối hợp với các bộ phận trong doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả bán hàng.
Thu nhập của Sales Executive khá cao vì ngoài lương cứng họ còn được nhận các khoản hoa hồng khi chốt đơn hàng thành công. Có thể nói, càng chốt được nhiều giao dịch thì thu nhập của họ sẽ càng cao.
Còn được gọi là chuyên viên pháp lý, Legal Executive là người định hướng và bảo vệ doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy chế pháp luật.
Các công việc mà Legal Executive phải làm là soạn thảo, sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thỏa thuận; xem xét, đàm phán và theo dõi hoàn thiện hợp đồng; Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý khi có tranh chấp hoặc kiện tụng; thẩm định các vấn đề pháp lý khác.
Mức lương trung bình của Legal Executive khoảng 16 triệu đồng/tháng cho các ứng viên có 1-3 năm kinh nghiệm.
Ứng tuyển vào vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tích cực với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.
Công việc chính của PR Executive là lên chiến lược PR cho sản phẩm của công ty sau khi đã nghiên cứu từ nhiều nguồn; kết nối và duy trì quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí; quản lý các kênh truyền thông nội bộ và tổ chức các sự kiện, họp báo khi cần; theo dõi phản hồi từ công chúng và báo cáo cho cấp trên.
Mức lương trung bình của PR Executive có thể dao động từ 13 đến 15 triệu đồng/tháng cho ứng viên có 1- 5 năm kinh nghiệm.
Đây là vị trí thường thấy trong các agency hay các công ty quảng cáo. Dù chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng Account Executive nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi công việc khá thú vị.
Account Executive sẽ gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu marketing của họ, từ đó chia sẻ với các bộ phận có liên quan và lên ý tưởng thực hiện; theo dõi tiến độ thực hiện của dự án và điều chỉnh nếu có yêu cầu từ khách hàng.
Mức lương của Account Executive dao động từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng tùy vào mức độ kinh nghiệm.
Cũng chỉ mới xuất hiện gần đây, E-commerce Executive - Giám đốc điều hành kinh doanh thương mại điện tử cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.
Nhiệm vụ chính của E-commerce Executive là quản lý hệ thống thương mại điện tử và đưa ra các sáng kiến nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của các trang thương mại điện tử.
Mức lương của E-commerce Executive dao động từ 12 đến 30 triệu đồng tùy vào năng lực.
Vậy là bạn đã hiểu Executive là gì rồi phải không? Nếu bạn đang tìm kiếm các vị trí liên quan đến Executive từ SEO Executive đến HR Executive hay Marketing Executive thì hãy truy cập ngay trang web CareerLink.vn và nhanh chóng ứng tuyển. Cùng với các thông tin tuyển dụng hấp dẫn, CareerLink cũng hỗ trợ bạn hoàn thành CV và thư xin việc hoàn chỉnh để tạo điều kiện dễ dàng hơn khi tìm việc. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý nhé.
Thu Trang
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/executive-la-gi-a63664.html