IELTS Speaking có mấy phần? Bao gồm những phần nào? – Giải đáp chi tiết

IELTS Speaking có mấy phần? Bao gồm những phần nào? Hãy cùng IZONE tìm hiểu chi tiết cấu trúc phần thi nói trong bài viết dưới đây nhé!

IELTS Speaking có mấy phần? Gồm những gì?

Với bài thi Speaking thí sinh sẽ trực tiếp trò chuyện cùng ban giám khảo trong 11 - 15 phút, với khoảng thời gian này giám khảo sẽ đánh giá được kỹ năng nói của ban về từ vựng, cách phát âm, ngữ pháp, sự lưu loát…

Phần thi IELTS Speaking của 2 module IELTS AcademicIELTS General Training.

Một đề thi Speaking hoàn chỉnh bao gồm 3 phần:

[Xem thêm]: Các tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking

ielts-speaking-co-may-phan-1

Lưu ý để học IELTS Speaking hiệu quả

Với những tính chất vừa nêu trên, IZONE sẽ đưa ra 7 TIPS mà các sĩ tử cần nhớ trong lúc ôn thi và áp dụng trong phòng thi nhé:

IELTS Speaking có mấy phần

Pay attention to your language style: Chú ý đến phong cách ngôn ngữ

Tông giọng mà chúng ta cần sử dụng trong speaking part 1: INFORMAL - Gần gũi, không quá trang trọng.

Đừng quá tập trung vào học những từ vựng chuyên môn (Technical vocabulary) hay từ vựng đao to búa lớn (Big, fancy words), bởi vì những từ vựng này sẽ rất “kén” ngữ cảnh sử dụng. Nếu bạn không hiểu rõ ngữ cảnh khi sử dụng những từ vựng này, điều này sẽ khiến cho câu nói của các bạn trở nên mất tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc phải nhớ những từ vựng khó có thể khiến bạn không tập trung được vào việc suy nghĩ ý tưởng, dẫn đến fluency (độ trôi chảy) của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

It’s fine not telling the truth: Không nói sự thật cũng không sao

Hãy nhớ rằng đây là bài thi kiểm tra năng lực Tiếng Anh, giám khảo không đánh giá content hay ideas trong câu trả lời của bạn. Giám khảo sẽ không trừ điểm hay Check xem thông tin bạn đưa ra là đúng hay sai, do vậy mà trong một vài thế bí, bạn có thể nói dối.

Ví dụ: Một trong những chủ đề khá khó của speaking part 1 trong quý 1/2022 này là ART với câu hỏi ” Do you like to go to art galleries?” Nếu trên thực tế bạn chưa đi bao giờ nhưng bạn đã trang bị đầy đủ những từ vựng xịn sò để nói về việc đi đến các cuộc trưng bày nghệ thuật hay chỉ đơn giản trả lời “Yes” thì bạn có nhiều ideas để nói hơn “Nó” thì đừng ngần ngại kể cho giám khảo nhé!

Tất nhiên, khi bạn nói sự thật thì suy nghĩ của bạn sẽ mạch lạc hơn. Ngược lại, việc “chém gió” cũng là cả một nghệ thuật, yêu cầu trí tưởng tượng sáng tạo nên rất có thể, câu trả lời đưa ra không thống nhất về mặt nội dung. Vì thế, chân ái chính là khi bạn trả lời theo cách nào mà bạn thấy “dễ nói”, đồng thời thể hiện được khả năng ngôn ngữ của mình nhé.

Be direct in your answer: Trả lời trực tiếp

Khi trả lời câu hỏi, hãy vào thẳng vấn đề trước khi đưa ra giải thích hay những thông tin liên quan khác! Với câu hỏi dạng Yes/No thì bạn nên trả lời trực tiếp là Có/Không/Phân vân, với dạng câu hỏi có từ để hỏi là What/When/How often/Where/…, bạn cũng nên đưa ra thông tin tương ứng ở ngay đầu câu trả lời của mình nhé. Bạn có quyền dẫn dắt một chút, nhưng chỉ để điểm xuyết thôi nhé.

Ví dụ:

Do you compare prices when you shop?

Yes, especially when I shop online. When browsing websites in search for an item, I often visit several different online stores to find the best deal. ⇒ Trả lời trực tiếp

What do you often shop for?

I am a bit of a thrifty person, so most of my income goes to groceries and some basic necessities; but every once in a while, when I get bonuses or commissions from work, I can indulge myself a bit with …⇒ Điểm xuyết nhẹ nhàng.

Be prepared for common question types: Chuẩn bị trước cho các câu hỏi phổ biến

Có sự chuẩn bị kĩ càng cho những dạng câu hỏi quen thuộc. Bỏ túi những dạng câu hỏi và các expressions/phrases hữu ích dưới đây:

Do you like X?

Are you good at X?

Would you + V + Sth?

How often …?

Các trạng từ chỉ tần suất:

Với những câu hỏi thuộc các dạng quen thuộc, bạn có thể xây dựng cho mình những cấu trúc hay ho hay tham khảo các cách lập luận mạch lạc như ví dụ ở trên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần “nảy số” thật nhanh để nhận diện ra các dạng câu hỏi nữa đó.

Tuy nhiên, cần phải phân biệt kỹ giữa việc “chuẩn bị kỹ càng” và “học thuộc câu trả lời mẫu”. Chuẩn bị kĩ ở đây là bạn nắm chắc cả cụm đi với nhau, cách phát âm của từng từ trong cụm và quan trọng hơn là ngữ nghĩa và ngữ cảnh sử dụng của của các cụm trên.

Tuyệt đối tránh việc học thuộc câu trả lời vì Giám khảo được trained để spot được việc bạn liệu có đang đưa ra những câu trả lời thuộc lòng sẵn hay không. Trong trường hợp họ phát hiện ra, họ sẽ coi như chưa nghe thấy bạn trả lời gì.

[Xem thêm]: IELT Speaking Topic kèm hướng dẫn câu trả lời chi tiết

Add adjectives and adverbs to make your answers more colorful: Thêm tính từ và trạng từ để làm cho câu trả lời của bạn nhiều màu sắc hơn

Thêm các tính từ, trạng từ để làm cho câu trả lời thú vị hơn. Speaking part 1 mang đậm màu sắc cá nhân nên bạn hoàn toàn có thể thêm vào những tính từ, trạng từ mang tính chủ quan như: absolutely, definitely, completely, never, always, …. Điều này khác hoàn toàn với Writing - khi bạn cần phải làm cho essay của mình thật khách quan.

Your answers shouldn’t be too long: Câu trả lời của bạn không được quá dài

Thực ra không có hạn định về độ dài cho câu trả lời của thí sinh. Thí sinh có quyền ngưng nói, hoặc giám khảo có quyền ngắt lời khi cảm thấy đã nghe đủ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, mỗi câu trả lời chỉ nên dài khoảng 20 - 25s (khoảng 3 - 4 câu), không dài nhưng cũng không quá ngắn. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra câu trả lời dài trong Part 2 và Part 3 của bài thi.

Use mindmap - Sử dụng sơ đồ tư duy

Áp dụng sơ đồ tư duy mindmap trong bài Speaking để chia nhỏ và phân bổ các ý tưởng, giúp câu trả lời của bạn không quá ngắn và không quá dài.

Chiến thuật này là “Học 1 biết 10” bởi chúng ta sẽ tạo ra một câu trả lời mẫu và dựa vào đó để trả lời cho nhiều câu hỏi trong phần IELTS Speaking Part 2.

Nếu các bạn để ý, phần Part 2 thực ra chỉ bao gồm 06 topics chính, đó là:

  1. Describe a person (a family member, a leader that you admire, your closest friend, …)
  2. Describe an object (a painting, a book that you want to read again, a gift, …)
  3. Describe an activity or event (a concert, a good trip, a festival in your country, …)
  4. Describe a situation (a time when the weather prevented your activity, …)
  5. Describe a place (a city you’ve traveled to, a public building, a quiet place, …)
  6. Describe your favorite ( film, book, website, …)

Việc của chúng ta bây giờ là đối với mỗi topic, hãy chuẩn bị thật kĩ một dàn bài mẫu, và khi đi thi ta có thể dựa vào đó để ứng biến, tùy theo câu hỏi của đề bài.

IZONE sẽ làm mẫu cho mọi người về topic “Describe a person”. Các bạn nên ứng dụng mindmap vào quá trình này để brainstorm ideas được mạch lạc hơn.

IELTS Speaking có mấy phần Sơ đồ tư duy trả lời Speaking về đề bài “describe a person”[/caption]

Các bạn hãy thỏa sức sáng tạo và cố gắng viết ideas về những thứ mà ai cũng có.

Học ngoại ngữ cốt yếu để ta nói và hiểu người khác nói gì. IELTS Speaking là kỹ năng đánh giá khả năng nói của bạn. Nếu bạn còn đang băn khoăn, chưa rõ định hướng và trình độ hãy mạnh dạn làm ngay bài test này để xem mình đang ở đâu nhé.

Sau đó hãy tham gia khoá học, bổ trợ chính là Khóa Speaking & Writing Nền tảng (Dành cho đối tượng học viên 3-4 và 4-5) và khóa SW Chuyên sâu (Dành cho đối tượng hv 5-6 và 6-7). Thời lượng mỗi Khóa học là 40 tiếng. 2 khóa này được thiết kế giúp các bạn:

Chi tiết khoá học: Speaking & Writing cơ bản và nâng cao

Trên đây là thông tin chi tiết về IELTS Speaking có mấy phần? Bao gồm những gì? Rất mong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.

IZONE - hân hạnh được dồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục IELTS. Chúc các bạn thành công.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/phan-speaking-a63563.html