Là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Bệnh ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.
Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân tthể nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh cần được cảnh báo và điều trị sớm:
- Tâm trạng chán nản thường xuyên, gần như mỗi ngày.
- Giảm quan tâm hay niềm vui với tất cả hoạt động, hay sở thích.
- Chán ăn, sụt cân hoặc thèm ăn, tăng cân.
- Mất ngủ thường xuyên.
- Kích động hoặc thao tác chậm, phản ứng chậm, nói chậm hơn bình thường.
- Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng.
- Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.
- Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.
- Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.
XEM THÊM: TRẦM CẢM - NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP VÀ DỄ NHẬN BIẾT NHẤT
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm chưa được thống nhất, nhưng có thể phân độ nghiêm trọng thông qua triệu chứng, thời gian và các suy giảm chức năng cơ thể đi kèm. Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cho rằng mức độ và triệu chứng của bệnh trầm cảm có mối liên kết [5]. Trầm cảm được chia ra các mức độ bệnh như sau:
Các triệu chứng có mối liên quan chặt chẽ với mức độ suy giảm chức năng cơ thể, hoạt động ăn, uống, ngủ, độ tập trung… Quy ước theo thời gian, bệnh trầm cảm cũng được chia theo mức độ bệnh.
Bệnh có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
TLà một biến chứng rối loạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người bệnh và gia đình, gây ra rất nhiều hậu quả khủng khiếp nếu không kịp thời quan tâm, điều trị. Một số biến chứng liên quan đến trầm cảm bao gồm:
Bệnh lý trầm cảm đòi hỏi cần có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu bạn có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm hay có ý muốn tự tử phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín hoặc các trung tâm y tế về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và đề xuất hướng điều trị thích hợp.
Nếu bạn đã và đang điều trị trầm cảm nhưng không có tiến triển tốt lên hay hiệu quả kém, kèm theo nhiều tác dụng phụ gây khó chịu, bạn nên đi thăm khám lại để chuyên gia y tế có thể nắm bắt tình trạng bệnh và thay đổi phương án điều trị phù hợp.
Để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về điều trị bệnh lý trầm cảm Quý khách hàng vui lòng liên hệ Số Hotline tổng đài CSKH theo số: 18009415
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-nhan-biet-bi-tram-cam-a63359.html