Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Khoa học tự nhiên lớp 7, dưới đây là Top 20 Đề thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 7.
Xem thử Đề CK1 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề CK1 KHTN 7 CTST Xem thử Đề CK1 KHTN 7 CD
Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề thi Cuối kì 1 KHTN 7 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
Đề thi Học kì 1 KHTN 7 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 1 KHTN 7 Cánh diều có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
Đề thi Học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)
Xem đề thi
Xem thử Đề CK1 KHTN 7 KNTT Xem thử Đề CK1 KHTN 7 CTST Xem thử Đề CK1 KHTN 7 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là
A. proton.
B. neutron.
C. electron.
D. hạt nhân.
Câu 2. Nguyên tố có kí hiệu hóa học Cl là
A. chlorine.
B. carbon.
C. copper.
D. calcium.
Câu 3. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có đặc điểm nào sau đây?
A. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
B. Có số lớp electron bằng nhau.
C. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
D. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.
Câu 4. Phân tử carbon dioxide được cấu tạo từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là
A. 44 amu.
B. 28 amu.
C. 40 amu.
D. 20 amu.
Câu 5. Cho các hợp chất sau: SO2, H2O, NaCl, CO. Hợp chất ion là
A. SO2.
B. H2O.
C. NaCl.
D. CO.
Câu 6. Số nguyên tử có trong phân tử MgCO3 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Hoá trị của nitrogen trong hợp chất N2O3 là
A. V.
B. IV.
C. I.
D. III.
Câu 8. Hoàn thành nhận định sau: “Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng …”.
A. góp chung proton.
B. chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
C. chuyển proton từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.
D. góp chung electron.
Câu 9. Từ đồ thị quãng đường - thời gian, ta xác định được thông tin nào sau đây?
A. Tốc độ chuyển động.
B. Thời gian chuyển động.
C. Quãng đường chuyển động.
D. Cả A, B và C.
Câu 10. Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?
A. 7 h 30 min.
B. 7 h 15 min.
C. 7 h 18 min.
D. 7 h 45 min.
Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.
B. Cổng quang điện.
C. Đồng hồ bấm giây.
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Câu 12. Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
A. Màng loa trong điện thoại.
B. Bạn Hà.
C. Màn hình của điện thoại.
D. Nút chỉnh âm trên điện thoại.
Câu 13. Tiếng đàn không thể truyền được trong
A. khí neon.
B. tường.
C. chuông đã hút chân không.
D. dung dịch nước đường.
Câu 14. Ta nghe được âm càng to khi
A. tần số âm càng lớn.
B. tần số âm càng nhỏ.
C. biên độ âm càng lớn.
D. biên độ âm càng nhỏ.
Hướng dẫn giải
Câu 15. Trong các hình sau đây, hình nào biểu diễn chùm sáng phân kì?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 16. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’ = 300.
B. i’ = 400.
C. i’ = 600.
D. i’ = 450.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài (1 điểm): Nguyên tử carbon có 6 proton.
a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử carbon?
b) Biết hạt nhân nguyên tử carbon có 6 neutron, tính khối lượng nguyên tử của carbon theo đơn vị amu.
Bài 2 (2 điểm):
a) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Si hóa trị IV và O.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất vừa lập ở ý a). Biết khối lượng nguyên tử Si là 28.
Bài 3 (3 điểm):
a. Một vật chuyển động với đồ thị quãng đường - thời gian như sau. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:
b. Trong 20 s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó.
Hướng dẫn giải
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: B
Trong nguyên tử, hạt không mang điện là neutron.
Câu 2.
Đáp án đúng là A.
Chlorine có kí hiệu hoá học là Cl.
Câu 3.
Đáp án đúng là: B.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.
Câu 4.
Đáp án đúng là: A.
Khối lượng phân tử của carbon dioxide là 12.1 + 16.2 = 44 (amu).
Câu 5.
Đáp án đúng là: C
Hợp chất ion là: NaCl
Câu 6.
Đáp án đúng là: C.
Phân tử MgCO3 có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
Số nguyên tử là 1 + 1 + 3 = 5.
Câu 7.
Đáp án đúng là: D
Hoá trị của oxygen là II, đặt hóa trị của N là a.
Theo quy tắc hóa trị ta có:
2.a = 3.II ⇒ a = III.
Câu 8.
Đáp án đúng là: D
Trong phân tử hydrogen, khi hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, chúng góp chung electron.
Câu 9.
Đáp án đúng là: D
Từ đồ thị quãng đường - thời gian ta xác định được:
+ Tốc độ chuyển động.
+ Quãng đường chuyển động.
+ Thời gian chuyển động.
Câu 10.
Đáp án đúng là: C
Thời gian bạn Hà đi từ nhà đến trường là:
t=sv=1,55=0,3(h)=18(min)
Thời điểm bạn Lan đến trường là: 7h + 18min = 7h18min
Câu 11.
Đáp án đúng là: D
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ.
Câu 12.
Đáp án đúng là: A
Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm là mang loa trong điện thoại dao động.
Câu 13.
Đáp án đúng là: C
Tiếng đàn sáo không thể truyền được trong chuông đã hút chân không.
Câu 14.
Đáp án đúng là: C
Ta nghe được âm càng to khi biên độ âm càng lớn.
Câu 15.
Đáp án đúng: C
A - chùm sáng song song
B - chùm sáng hội tụ
D - tia sáng
Câu 16.
Đáp án đúng: A
Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ nên khi
i = 300 thì i’ = 300.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a) Số electron = số proton ⇒ Nguyên tử carbon có 3 electron.
b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử carbon là: 6 + 6 = 12 (amu).
Bài 2:
a) Lập công thức hóa học của hợp chất:
Đặt công thức hóa học của hợp chất: SixOy.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
x.IV = y.II⇒xy=IIIV=12
Chọn x = 1 và y = 2.
Công thức hóa học của hợp chất là: SiO2.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố:
Khối lượng phân tử SiO2: 28 + 16.2 = 60 (amu).
Phần trăm khối lượng Si trong SiO2 là:
2860.100%=46,67%
Phần trăm khối lượng O trong SiO2 là:
100% - 46,67% = 53,33%
Bài 3:
a. Tốc độ của vật trong 40s đầu là:v=st=5020=10040=2,5(m/s)
b. Tần số dao động của lá thép là: 5000 : 20 = 250 Hz.
c. Do khoảng cách giữa người và gương ra xa 1,2 m nên khoảng cách từ ảnh đến gương ra xa 1,2 m.
Vậy ảnh của người đó ra xa người đó một khoảng 2,4 m.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt là
A. proton, neutron và electron.
B. proton và neutron.
C. electron và proton.
D. electron và neutron.
Câu 2. Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron của nguyên tử silicon là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Kí hiệu Na chỉ nguyên tố nào sau đây?
A. Potassium.
B. Sodium.
C. Magnesium.
D. Neon.
Câu 4. Cho các chất sau: ammonia, hydrogen chloride, sodium, mercury. Số đơn chất là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Khi tạo thành liên kết trong phân tử NaCl, nguyên tử Cl có xu hướng
A. nhận 1 electron.
B. nhường 1 electron.
C. góp chung 1 electron.
D. nhường 7 electron.
Câu 6. Cho mô hình phân tử N2 như sau:
Số cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử nitrogen là
A. 6.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
A. III.
B. II.
C. I.
D. IV.
Câu 8. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị V và O là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O3.
D. N2O5.
Câu 9. Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
A. Nguyễn Anh.
B. Lê Hòa.
C. Phạm Giang.
D. Trần Tùng.
Câu 10. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.
C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.
D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.
Câu 11. Khi đánh đàn, âm thanh phát ra được khi nào?
A. Ngay khi cầm đàn.
B. Khi dây đàn dao động.
C. Khi đánh vào hộp đàn.
D. Khi dây đàn được chỉnh căng.
Câu 12. Hạ âm là âm có tần số
A. trên 20000 Hz.
B. dưới 20000 Hz.
C. trên 20 Hz.
D. dưới 20 Hz.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 14. Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?
A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.
Câu 15. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
B. Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.
C. Ảnh tạo bởi gương phẳng cùng chiều với vật.
D. Cả A, B, C.
Câu 16. Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng cách?
A. Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng.
B. Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
C. Cả A và B.
D. Kéo dài các tia tới cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Nguyên tố aluminium (Al) có 13 electron trong nguyên tử. Xác định vị trí của Al trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 2 (2 điểm): Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu.
a. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.
b. Dựa vào công thức hóa học của hợp chất X em có thể xác định được các thông tin gì về X?
Bài 3 (3 điểm):
a. Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng?
b. Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.
c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó cách người đó một khoảng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: A
Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt là proton, neutron và electron.
Câu 2.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử silicon có 14 electron được phân bố vào 3 lớp:
+ Lớp thứ nhất có 2 electron.
+ Lớp thứ hai có 8 electron.
+ Lớp thứ 3 có 4 electron.
Câu 3.
Đáp án đúng là: B
Kí hiệu Na chỉ nguyên tố sodium.
Câu 4.
Đáp án đúng là: B
Các đơn chất là: sodium (Na), mercury (Hg).
Câu 5.
Đáp án đúng là: A
Khi tạo thành liên kết trong phân tử NaCl, nguyên tử Cl có xu hướng nhận 1 electron.
Câu 6.
Đáp án đúng là: C
Giữa 2 nguyên tử N trong phân tử nitrogen (N2) có 3 cặp electron dùng chung.
Câu 7.
Đáp án đúng là: A
Gọi hóa trị của Fe là x, ta có:
2.x = 3.II ⇒ x = III.
Câu 8.
Đáp án đúng là: D
Đặt công thức của hợp chất là: NxOy.
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:
x.V=y.II⇔xy=IIV=25
Chọn x = 2 và y = 5. Công thức hóa học của hợp chất là: N2O5.
Câu 9.
Đáp án đúng là: C
Từ bảng số liệu ta thấy, thời gian chạy cùng một quãng đường của bạn Phạm Giang là nhỏ nhất nên bạn ý chạy nhanh nhất.
Câu 10.
Đáp án đúng là: A
Biển báo trên có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
Câu 11.
Đáp án đúng là: B
Khi dây đàn dao động thì âm thanh phát ra.
Câu 12.
Đáp án đúng là: D
Hạ âm là âm có tần số dưới 20 Hz.
Câu 13.
Đáp án đúng là: B
B sai vì không phải âm thanh nào cũng mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
Câu 14.
Đáp án đúng là: B
Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám do nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
Câu 15.
Đáp án đúng là: D
Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật, cùng chiều với vật.
Câu 16.
Đáp án đúng là: C
Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng 2 cách:
- Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng.
- Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
Nguyên tố Al có 13 electron được phân bố vào 3 lớp:
+ Lớp thứ nhất có 2 electron.
+ Lớp thứ hai có 8 electron.
+ Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 3 electron.
Vậy Al ở:
+ Ô thứ 13 (do số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử = số electron = 13)
+ Chu kì 3 (do số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3).
+ Nhóm IIIA (do số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2:
a. Ta có:
%Fe = 100% - %O = 100% - 30% = 70%.
Đặt công thức hóa học của X là FexOy.
Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử X là:
160.70100=112 (amu)
Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử X là:
160 - 112 = 48 (amu)
Ta có:
56 × x = 112 (amu) Þ x = 2.
16 × y = 48 (amu) Þ y = 3.
Vậy công thức hóa học của X là: Fe2O3.
b. Công thức hóa học của X là Fe2O3 cho biết:
+ X được tạo thành từ Fe và O.
+ Trong một phân tử X có 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O.
+ Khối lượng phân tử của X là: 56 × 2 + 16 × 3 = 160 (amu).
Ngoài ra học sinh có thể nêu thêm phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hoặc hóa trị của Fe trong hợp chất.
Bài 3:
a. Từ đồ thị ta thấy, trong 30 giây cuối cùng vật đi được quãng đường 15 m.
Tốc độ của vật chuyển động là v = st=1530 = 0,5 m/s.
b. Quãng đường sóng siêu âm đi được là
s = v. t = 1500 . 5 = 7500 (m)
Độ sâu của đáy biển là h=s2=75002=3750(m)
c. Do khoảng cách giữa người và gương ra xa 1,2 m nên khoảng cách từ ảnh đến gương ra xa 1,2 m.
Vậy ảnh của người đó ra xa người đó một khoảng 2,4 m.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I:.Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân. Điện tích hạt nhân của fluorine là
A. -9.
B. +9.
C. 9.
D. 0.
Câu 2. Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine.
B. Oxygen.
C. Helium.
D. Iodine.
Câu 3. Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng
A. số hiệu nguyên tử.
B. số electron.
C. số lớp electron.
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen.
B. Helium.
C. Nitrogen.
D. Sodium.
Câu 5. Chất nào sau đây là đơn chất?
A. Carbon monoxide.
B. Ozone.
C. Calcium oxide.
D. Acetic acid.
Câu 6. Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Câu 7. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O3.
Câu 8. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là
A. 60%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 20%.
Câu 9. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế.
B. nhiệt kế.
C. tốc kế.
D. ampe kế.
Câu 10. Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
B. Để các xe đi đúng làn đường.
C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11. Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây đàn khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 12. Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
Câu 13. Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14. Chùm tia song song là chùm tia gồm:
A. Các tia sáng không giao nhau.
B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực.
C. Các tia sáng hội tụ.
D. Các tia phân kì.
Câu 15. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành
A. hoá năng.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. cơ năng.
Câu 16. Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật?
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Đặt trước mắt người quan sát.
C. Cản đường truyền của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (1 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a. Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố sodium?
b. Nguyên tố sodium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Bài 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia (NH3) và cho biết hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
Bài 3 (3 điểm):
a. Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h.
b. Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
c. Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị nào?
Hướng dẫn giải
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Đáp án đúng là: B
Mỗi proton mang một điện tích dương và quy ước là +1.
⇒ Nguyên tử fluorine có 9 proton trong hạt nhân có điện tích hạt nhân là +9.
Câu 2.
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người là: iodine.
Câu 3.
Đáp án đúng là: C
Số thứ tự chu kì của bảng tuần hoàn được xác định bằng số lớp electron.
Câu 4.
Đáp án đúng là: B
Helium là nguyên tố khí hiếm.
Câu 5.
Đáp án đúng là: B
Ozone (O3) được cấu tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen nên là đơn chất.
Câu 6.
Đáp án đúng là: A
Gọi hóa trị của K là x, áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
2. x = 1. II ⇒ x = I.
Câu 7.
Đáp án đúng là: B
Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NxOy.
Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
x.IV=y.II⇔xy=IIVI=12
Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất cần tìm là: NO2.
Câu 8.
Đáp án đúng là: A
Khối lượng phân tử MgO là: 24 + 16 = 40 (amu).
Phần trăm về khối lượng của Mg trong hợp chất MgO là:
%Mg=2440×100%=60%
Câu 9.
Đáp án đúng là: C
Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật.
Câu 10.
Đáp án đúng là: A
Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 11.
Đáp án đúng là: A
Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
Câu 12.
Đáp án đúng là: C
C sai vì tần số càng cao thì âm phát ra càng bổng.
Câu 13.
Đáp án đúng là: D
Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 14.
Đáp án đúng là: A
Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng không giao nhau.
Câu 15.
Đáp án đúng là: C
Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành điện năng.
Câu 16.
Đáp án đúng là: D
A, B, C đúng.
Phần II. Tự luận
Bài 1:
a. Ô nguyên tố sodium cho biết các thông tin:
- Số hiệu nguyên tử: 11
- Kí hiệu nguyên tố hóa học: Na
- Tên nguyên tố: Sodium.
- Khối lượng nguyên tử: 23 amu.
b. Ta có 11 = 2 + 8 + 1
Sodium ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử bằng 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do có 1 electron ở lớp ngoài cùng).
Bài 2:
Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và H có một đôi electron dùng chung.
Sơ đồ hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử NH3:
Trong hợp chất NH3, hydrogen có hóa trị I, nitrogen có hóa trị III.
Bài 3:
a. Tốc độ của xe là v=st=50,28≈17,86 m/s=64,3 km/h
Ta thấy 64,3 > 60
Vậy xe đó có vượt quá tốc độ cho phép.
b. Thời gian đi và về của âm là như nhau nên âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 0,5s.
Độ sâu của đáy biển là: 1500.0,5 = 750 (m)
c. Theo đề bài ta có: i + i ' = 900
Mà i = i ' nên 2i = 900⇒i=9002=450
Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Bộ Đề thi Toán 7
Đề thi Ngữ văn 7
Đề thi Tiếng Anh 7
Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7
Đề thi GDCD 7
Đề thi Tin học 7
Đề thi Công nghệ 7
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/de-thi-khtn-cuoi-ki-1-lop-7-a63208.html