Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?

Gãy xương mác là một loại chấn thương khá phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm việc nặng. Xương mác, nằm ở cẳng chân, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và di chuyển. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về tình trạng gãy xương mác, phương pháp điều trị và phục hồi sau gãy xương mác nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các Bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Nguyên nhân, triệu chứng gãy xương mác

1.1 Xương mác ở đâu?

Cẳng chân của chúng ta được cấu tạo bởi hai xương chính: xương chày và xương mác. Xương chày, với kích thước lớn hơn, chịu đựng phần lớn trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, xương mác, nhỏ hơn và có hình dạng dài, không chỉ giúp phân tán áp lực lên xương chày mà còn góp phần tạo nên sự linh hoạt cho khớp cổ chân. Cả hai xương này trải dài song song với nhau, gắn vào khớp gối và khớp mắt cá chân.

Bởi xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò phụ trợ, nên việc loại bỏ 2/3 phần trên của xương mác cũng không ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động của chân. Chính kích thước nhỏ bé và cấu trúc mỏng manh đã khiến xương mác trở nên dễ bị tổn thương hơn các xương khác. Các chấn thương thường tác động lực quá lớn lên xương, vượt quá khả năng chịu lực của xương mác, dẫn đến tình trạng gãy xương mác.

1.2 Nguyên nhân gây ra

Tình trạng gãy xương mác thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

1.3 Triệu chứng gãy xương mác

Người bệnh bị đau ở vị trí gãy xương mác.

2. Phương pháp điều trị gãy xương mác

2.1 Sơ cứu

2.2 Điều trị bảo tồn

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy, phương pháp điều trị gãy xương mác sẽ khác nhau.

3. Vị trí gãy bao lâu lành?

Ngay sau khi bị gãy xương mác, bệnh nhân sẽ được cố định bằng cách bó bột. Sau khoảng một tuần đến mười ngày, tình trạng sưng nề giảm đi đáng kể khiến lớp bột trở nên lỏng lẻo. Để đảm bảo bột vẫn giữ chắc, bác sĩ sẽ tiến hành quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay thế hoàn toàn bằng lớp bột mới.

Ngay sau khi bị gãy xương mác, bệnh nhân sẽ được cố định bằng cách bó bột.

Trong suốt quá trình bó bột, bệnh nhân có thể tập luyện các động tác như nâng cao cẳng chân, khép và dạng chân. Sau khoảng ba tuần, người bệnh sẽ được khuyến khích tập đi bằng nạng và từ từ chống chân để phòng tránh tình trạng rối loạn dinh dưỡng.

Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ cùng với khả năng liền xương nhanh của xương mác, bệnh nhân gãy xương mác sẽ hồi phục sau khoảng 8-10 tuần bó bột. Để đảm bảo quá trình phục hồi sau gãy xương mác diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân cần đi khám định kỳ đúng theo lịch hẹn.

Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp quá trình phục hồi sau gãy xương mác diễn ra nhanh chóng hơn.

4. Phục hồi sau gãy xương mác

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, tuổi tác của người gãy xương, cách chăm sóc và phương pháp tập luyện mà thời gian lành lại của xương mác sẽ khác nhau. Để quá trình phục hồi sau gãy xương mác diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn sau:

Tập luyện phục hồi chức năng đi lại là cách phục hồi sau gãy xương mác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/bo-bot-chan-trai-a60442.html