Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện lớn hơn 40V thì sẽ bị điện giật, nhưng một số ít người khi tiếp xúc với nguồn điện này lại không có hiện tượng gì xảy ra, theo vật lý học giải thích thì trị số điện trở của người đó cao nên không bị điện giật. Vậy điện trở là gì? Trị số điện trở là gì? Ý nghĩa của trị số điện trở là gì? Cùng đi tìm hiểu lần lượt câu trả lời cho các thắc mắc này qua bà viết dưới đây.
Ý nghĩa của trị số điện trở là gì?
Trước khi tìm hiểu điện trở là gì, cần phải hiểu một khái niệm về dòng điện. Bao gồm:
Trong một số trường hợp, cần phải có các phần tử chống lại dòng điện, và vật này được gọi là điện trở.
Điện trở là gì?
Như vậy, điện trở là một linh kiện điện tử nhỏ có công dụng là để cản trở, làm giảm dòng điện chảy, hạn chế cường độ dòng điện trong mạch. Điện trở có tên tiếng Anh là resistor, nên trong mạch điện, điện trở được kí hiệu R.
Khả năng giảm dòng điện của điện trở được gọi là điện trở suất và được đo bằng đơn vị ohms (đơn vị điện trở).
Kí hiệu của điện trở trên sơ đồ mạch điện
Điện trở của dòng điện được tính bằng công thức tính sau:
Định luật Ohm:
Công thức tính: R=U/I.
Trong đó : U là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đơn vị vôn (V).
I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đơn vị là ampe (A).
R là điện trở của vật dẫn điện, đơn vị là Ohm (Ω).
Công thức tính điện trở của dây dẫn :
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:
R = ρ.L / S
Trong đó: ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
L là chiều dài dây dẫn
S là tiết diện dây dẫn
R là điện trở đơn vị là Ohm
Trị số điện trở được thể hiện qua các vạch màu trên thân
Có 2 cách đo điện trở của một thiết bị:
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, là khi điện trở nhỏ <10Ω, cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt với nhau để đo được kết quả chính xác nhất.
Còn khi đo điện trở lớn > 10kΩ, tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì có thể làm giảm kết quả đo gây ra sai số.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo điện trở, không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện làm đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức. Và không được đo điện trở trong mạch đang được kết nối với nguồn điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy ngắt kết nối nguồn điện với thiết bị trước.
Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
Ta có thể phân loại điện trở như sau:
Điện trở là một linh kiện điện tử nhỏ có trong nhiều thiết bị
Trong thiết bị điện tử, điện trở là một linh kiện điện tử quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại, để tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau mà người ta pha trộn các thành phần với tỷ lệ khác nhau.
Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân linh kiện. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ. Còn các điện trở có kích thước rất nhỏ thì không thể ghi đầy đủ thông số lên đó, do đó người ta sử dụng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới để biểu thị trị số điện trở.
Mỗi điện trở có 1 giá trị nhất định, vòng màu in trên điện trở thể hiện giá trị của nó dựa theo giá trị trong bảng quy ước chung thế giới.
Ví dụ: vòng màu đỏ tương ứng số 2, vòng màu vàng tương ứng số 4, màu lục số 5, màu tím số 7,...
Điện trở thường trên thân sẽ có 4 vạch màu ký hiệu, riêng loại điện trở chính xác thì trên thân sẽ có 5 vạch màu ký hiệu.
Có 4 vòng màu lần lượt theo thứ tự là 1, 2, 3, và 4.
Trong đó thì vòng số 1 là hàng chục, vòng số 2 là hàng đơn vị, vòng số 3 là bộ số của cơ số 10.
Trị số = (vòng 1) (vòng 2) x 10 (mũ vòng 3)
Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng màu chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số điện trở, ta có thể bỏ qua vòng màu này.
Nếu vòng màu số 4 có có màu nhũ thì chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
Loại điện trở có 5 vòng màu hiển thị trên thân sẽ được kí hiệu lần lượt là 1, 2, 3, 4, và 5.
Trong đó, vòng số 1 là hàng trăm, vòng số 2 là hàng chục, vòng số 3 là hàng đơn vị, hàng số 4 là bội số của cơ số 10. Vòng số 5 là vòng cuối cùng là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu.
Nhiều người gặp khó khăn khi không xác định được vòng cuối cùng, nhưng vòng cuối cùng luôn có khoảng cách xa hơn 1 chút so với 4 vòng màu còn lại.
Tương tự cách đọc trị số của điện trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số cơ số 10, vòng số 1, vòng số 2, số 3 lần lượt sẽ là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
Trị số = (vòng 1) (vòng 2) (vòng 3) x 10 (mũ vòng 4)
Có thể tính vòng số 4 là số con số “0” thêm vào
Quy ước màu quốc tế thể hiện trị số điện trở
Điện trở là linh kiện điện tử quan trọng không thể thiếu được, nên có mặt trong nhiều thiết bị điện tử, trong mạch điện.
Cụ thể điện trở có những công dụng sau:
Điện trở là linh kiện điện tử quan trọng trong nhiều thiết bị điện tử
Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về điện trở, công thức tính điện trở, công dụng của điện trở, ý nghĩa của trị số điện trở qua các vòng màu hiện thị,... hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu biết rộng hơn về lĩnh vực này, từ đó hiểu hơn về các thiết bị điện tử phục vụ trong cuộc sống hàng ngày.
Bài viết liên quan:
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/y-nghia-cua-chi-so-dien-tro-la-a60363.html