Lựa chọn chuyên ngành khi học đại học có thể sẽ khiến nhiều học sinh bị choáng ngợp. Nhưng đừng lo lắng quá! Lựa chọn của bạn hôm nay sẽ không bó hẹp bạn trong một nghề nghiệp cụ thể suốt cả cuộc đời đâu. Tuy nhiên, dù chọn chuyên ngành nào, bạn cũng sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho nó. Dưới đây là những điều bạn cần biết về các chuyên ngành ở đại học trước khi chọn lựa theo học.
Chuyên ngành của bạn ở đại học là lĩnh vực học tập chuyên môn của bạn. Ngoài những yêu cầu chung của trường, bạn cũng sẽ học một số các môn thuộc lĩnh vực bạn lựa chọn như Hóa học, Văn học so sánh hay Chính trị học. Ở một số trường bạn còn có thể tự thiết kế chương trình học cho chuyên ngành của mình.
Chuyên ngành bạn chọn sẽ không thể dự đoán hay đảm bảo cho tương lai của bạn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp tìm được những công việc chẳng hề liên quan đến những gì họ đã học ở đại học. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, trung bình khoảng 20% người lao động thay đổi công việc 3 năm 1 lần và một người trung bình thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp 2-3 lần trong suốt cuộc đời.
Nếu bạn dự định kiếm một tấm bằng chuyên nghiệp (chẳng hạn như Bằng Y Khoa) sau khi học đại học, có thể bạn sẽ cần phải học thêm một số khóa học nhất định, hoặc các khóa học tiên quyết. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ tương lai lại đang theo học các lĩnh vực không liên quan gì đến khoa học.
Thường thì vào năm 2 hoặc năm 3 ở đại học bạn sẽ phải chọn chuyên ngành, nhưng tùy trường và tùy chương trình mà câu trả lời có thể sẽ khác. Một số trường yêu cầu liệt kê các chuyên ngành kì vọng trong hồ sơ ứng tuyển đại học (mặc dù nếu chưa quyết định được bạn có thể chọn ô “chưa xác định”), nhưng cũng không bắt ép đưa ra một chuyên ngành cụ thể ngay từ ban đầu.
Nếu bạn hứng thú với một chuyên ngành yêu cầu rất nhiều môn học, hoặc với các môn học giới hạn chỉ trong một ngành học nào đó, thì nên đưa ra nguyện vọng từ đầu. Một vài chuyên ngành có yêu cầu nghiêm ngặt về thứ tự môn học, và nếu bạn không theo kịp, bạn có thể sẽ phải ở lại trường thêm 1-2 học kì nữa.
Để chọn được một chuyên ngành phù hợp, bạn có thể tham khảo 6 câu hỏi dưới đây để xem xét kỹ lưỡng cho quyết định đại học.
Một vài học sinh lựa chọn theo đuổi chuyên ngành dựa trên mức thu nhập tiềm năng và yêu cầu công việc. Trong khi đó, một số bạn khác lại chọn ngành dựa vào đam mê hay có nhiều kỹ năng nhất.
Trước khi lựa chọn chuyên ngành, bạn hãy nghĩ về 3 yếu tố: lợi ích kinh tế, mức độ quan tâm và khả năng. Những yếu tố này sẽ giúp bạn lựa chọn được chuyên ngành phù hợp nhất với mục tiêu của bạn.
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng học sinh có xu hướng học tập tốt hơn ở trường khi chúng có thể tập trung vào sở thích của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng lựa chọn được sở thích của mình.
Để trợ giúp về vấn đề này, hãy xem xét tham gia bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs Type Indicator giúp bạn xác định các chủ đề phù hợp - chặt chẽ với tính cách và sở thích của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng bài kiểm tra đánh giá 16 loại tính cách để tìm ra con đường sự nghiệp tương tự.
Hiểu được các kỹ năng và tài năng bẩm sinh của bạn có thể giúp ích rất nhiều trong việc giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và tự tin khi chọn chuyên ngành.
Một cách để xác định lĩnh vực học thuật nào phù hợp nhất với bạn là xem kỹ điểm học bạ và điểm SAT/ACT của bạn. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các môn sở trường và điểm mạnh về học thuật để chọn ngành nghề phù hợp.
Khi xem xét nên theo đuổi chuyên ngành nào, hãy xác định mức lương quan trọng và mức lương tiềm năng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của bạn. Nếu bạn được thúc đẩy bởi thu nhập cao, việc theo đuổi bằng cấp trong lĩnh vực liên quan đến STEM có thể thu hút bạn.
Điều này liên quan đến câu hỏi đầu tiên, bạn xem yếu tố nào là quan trọng hơn? Lương bổng cũng là một trong các yếu tố đáng để cân nhắc tùy theo mức độ quan trọng mà bạn sắp xếp. Cục Thống kê Lao động Mỹ cung cấp một danh sách cập nhật thường xuyên các vị trí có mức lương cao. Thông thường một số nghề hay xuất hiện đều thuộc khối ngành Y như bác sĩ tâm thần, bác sĩ phẫu thuật răng - hàm - mặt, bác sĩ nội tổng quát…
Nếu bạn muốn một công việc ngoài ngành Y, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn như Giám đốc điều hành, nhà vật lý, quản lý hệ thống thông tin và máy tính, quản lý kiến trúc và kỹ thuật…
Một số chuyên ngành đòi hỏi khối lượng bài vở nhiều hoặc áp lực học tập cao. Bạn có thể cân nhắc về khối lượng lẫn mức độ của bài tập, tần suất diễn ra các kỳ thi và kỳ vọng của khóa học. Đa phần, các lớp học chuyên ngành chính sẽ chiếm một phần đáng kể trong thời khóa biểu của bạn. Hãy đảm bảo bạn hiểu được khối lượng học của mình mỗi tuần sẽ nghiêm ngặt đến mức nào.
Các chuyên ngành khó nhất dựa trên thời gian trung bình mà sinh viên dành mỗi tuần để chuẩn bị cho các lớp học. Các chuyên ngành khó nhất bao gồm: kiến trúc, kỹ thuật hóa học và kỹ thuật hàng không theo khảo sát năm 2016 của Đại học Indiana Bloomington.
Các chuyên ngành dễ hơn, thường yêu cầu ít thời gian chuẩn bị hơn, bao gồm các lĩnh vực như tư pháp hình sự, truyền thông và quan hệ công chúng.
Hỏi và nhận lời khuyên từ cố vấn học tập chính là một bước quan trọng cần thực hiện khi quyết định chuyên ngành.
Cố vấn của bạn có thể đã có những cuộc trò chuyện tương tự với hàng trăm sinh viên và có thể cung cấp thông tin chi tiết về việc chọn chuyên ngành. Các thầy/cô có thể đề xuất một chuyên ngành mà bạn chưa từng biết đến để đáp ứng các mục tiêu học tập và nghề nghiệp của bạn.
Khi trao đổi với cố vấn học tập, bạn nên chuẩn bị sẵn một danh sách câu hỏi và tổng quan về bạn để họ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Hãy xem xét kĩ những yếu tố dưới đây khi lựa chọn chuyên ngành.
Hãy chọn một chuyên ngành có thể giúp bạn trang bị cho một nghề nghiệp cụ thể hoặc một khóa học cao hơn. Có thể bạn đã biết là mình muốn trở thành một y tá, một thương nhân, một nhà vật lý trị liệu hay một người phát triển web. Trước khi đưa ra quyết định, hãy thử đến lớp học 1-2 môn, xem thử chương trình của một hội thảo nâng cao, và thử nói chuyện với các sinh viên theo học chuyên ngành này. Hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng với những yêu cầu của chuyên ngành đưa bạn đến với công việc trong mơ đó.
Mức thu nhập tiềm năng trong tương lai cũng là một yếu tố đáng xem xét - học đại học là một sự đầu tư lớn, và dù nó có thể cho bạn nhiều thứ hơn là thu nhập, thì đây vẫn là một điều cần cân nhắc đối với các sinh viên đang tự chi trả hay đang phải vay nợ để đi học. Theo PayScale.com, các chuyên ngành đại học có sinh viên với mức lương cao nhất bao gồm các lĩnh vực liên quan tới kỹ thuật, toán học, khoa học máy tính, vật lý, thống kê, chính quyền, và kinh tế. Tuy nhiên, hãy suy xét đến cả những giá trị cuộc sống của chính mình - mức lương 8, 9 số đó cũng chẳng hề đáng nếu bạn không vui vẻ với công việc.
Một số học sinh chọn chuyên ngành đơn giản vì họ thích môn học thuộc chuyên ngành đó. Nếu bạn yêu thích những gì bạn đang học, bạn sẽ có thể chăm chỉ học tập, có trải nghiệm tốt hơn tại đại học, có thể có điểm số cao hơn và các mối quan hệ rộng rãi với những người cùng lĩnh vực. Nếu bạn thích triết học, đừng vội bỏ qua nó chỉ vì bạn không chắc chắn về hệ sau đại học của ngành đó, hay về việc triết gia đứng ở đâu trong thị trường việc làm. Rất nhiều chuyên ngành về Liberal Arts (các môn khoa học chung) đã giúp sinh viên có tư duy phản biện sắc bén và khả năng viết được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Nếu bạn thật sự chưa biết mình muốn học gì, đó cũng không phải vấn đề - có nhiều trường đại học cho sinh viên quyết định chuyên ngành vào năm 3, có nghĩa là bạn có 4 học kì để trải nghiệm các lĩnh vực. Hãy tận dụng các môn học đại cương được yêu cầu, chọn môn mà bạn hứng thú. Hãy nói chuyện với các giáo sư, cố vấn, trưởng khoa và các sinh viên khác. Hãy tìm kiếm một công việc thực tập ngoài trường học. Khám phá sở thích của bản thân sẽ giúp bạn tìm ra chuyên ngành phù hợp nhất - và có thể là cả công việc lý tưởng dành cho bạn nữa đấy!
Hoàn toàn có thể. Một trong những điểm thú vị của đại học là nó cho bạn biết đến nhiều môn học và khơi gợi trong bạn những niềm đam mê mới. Có thể bạn chọn chuyên ngành Vật lý khi vào trường nhưng rồi lại phát hiện ra một tình yêu ngày càng lớn dành cho Chính trị học. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Mỗi chuyên ngành đều có những yêu cầu tiên quyết đối với chương trình học. Một vài chuyên ngành yêu cầu bạn phải học các môn cơ sở trước khi được học các môn nâng cao. Tương tự, một vài lớp học sẽ được mở vào mùa thu chứ không phải mùa xuân, và ngược lại. Nếu thay đổi chuyên ngành muộn, bạn sẽ có thể phải mất nhiều hơn 4 năm để có thể có được một tấm bằng đấy.
Nếu một lĩnh vực nghiên cứu không thể thỏa mãn niềm khoa khát tri thức của bạn, hãy xem xét lựa chọn một chuyên ngành phụ. Một chuyên ngành phụ cũng tương tự với một chuyên ngành vì nó cũng là một lĩnh vực cần tập trung chuyên môn. Điểm khác biệt duy nhất là chuyên ngành phụ không yêu cầu quá nhiều môn học.
Một vài sinh viên hệ đại học với khao khát được học tập đã chọn theo học hai chuyên ngành, thường là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Chuyên ngành kép giúp bạn có kiến thức về cả hai lĩnh vực chuyên môn. Nó giúp bạn làm quen với hai trường phái giá trị, quan điểm cũng như từ ngữ khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ phải hoàn thành gấp đôi số môn học và các yêu cầu đối với hai chuyên ngành. Bạn sẽ không còn nhiều cơ hội để trải nghiệm hay học các lớp bên ngoài hai chuyên ngành đó.
Chuyên ngành phụ hoặc chuyên ngành kép có thể khiến bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng hoặc có có cơ hội tốt đối với các khóa học cao hơn, nhưng cả 2 đều đòi hỏi ở bạn nhiều thời gian và năng lượng. Hầu hết các sinh viên đều cho rằng một chuyên ngành đã là đủ với họ.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về ngành học cũng như trường ĐH phù hợp với bản thân, hãy đến với American Study để chúng tôi tư vấn và cùng bạn tìm ra ngành học phù hợp nhất với bạn.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn và các giảng viên tốt nghiệp các trường ĐH top đầu tại Mỹ, American Study có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm hiểu, khai thác điểm mạnh, cá tính, sở thích và đam mê của từng học sinh để tìm ra chuyên ngành và trường ĐH phù hợp nhất với học sinh.
Học sinh sẽ được tư vấn chọn ngành học dựa theo khả năng, sở thích, đam mê và lựa chọn top các trường giảng dạy tốt nhất ngành học đó dựa theo năng lực học thuật của học sinh. Các chuyên gia sẽ đánh giá năng lực của học sinh, sở thích của học sinh đó phù hợp với môi trường và văn hóa của những trường nào, khả năng tài chính của gia đình và những yếu tố hoạt động xã hội ngoại khóa có thể hiện được bản thân học sinh có niềm đam mê với chuyên ngành đó hay không. Ngoài ra, các cơ hội nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu về ngành cũng được đặt ra khi xét các tiêu chí để chọn được ngành học và trường học phù hợp nhất cho học sinh.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và xây dựng chiến thuật du học Mỹ thành công.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-chon-nganh-dai-hoc-a60253.html