Cây tầm gửi: vị thuốc đa dạng về công dụng có thể bạn chưa biết

Tầm gửi là loài cây sống ký sinh trên nhiều cây khác nhau và được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh từ thời xưa. Tùy theo loài cây chủ tầm gửi ký sinh mà chúng có thể được gọi với các tên gọi riêng và đem đến những công dụng khác nhau.

Cây tầm gửi sống trên mỗi loại cây sẽ bị ảnh hưởng bởi thành phần và tác dụng từ cây chủ nên sẽ mang lại nhiều công dụng khác nhau tùy theo loài cây mà chúng ký sinh.

Đặc điểm hình thái cây tầm gửi

Tên khoa học của cây tầm gửi là Taxillus chinensis, họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây tầm gửi thường mọc bò, bám trên bề mặt thân gỗ của các loài cây lớn khác. Thân leo, chia đốt, có thể phủ lông bên ngoài, rễ bám sâu vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình bầu dục hoặc hình mác, mép nguyên, gân hình lông chim. Hoa mọc thành cụm, đơn tính hoặc lưỡng tính. Quả nang, hình trụ cầu, màu vàng. Hạt có lớp chất lỏng bên ngoài giúp chúng bám lên cây chủ dễ hơn và phát triển.

Cây tầm gửi dùng làm thuốc thường là các loài ký sinh trên cây dâu (phổ biến với tên gọi là tang ký sinh), cây chanh, mít, táo, xoan, cúc tần, cây gạo, đại bi, đào, khế, sung…

Cây phân bố ở rất nhiều nơi, từ trung du miền núi đến đồng bằng. Với nhu cầu sử dụng làm thuốc ngày càng nhiều, tầm gửi đã được nhiều cơ sở nuôi trồng dược liệu nghiên cứu và phát triển thành công, đạt chất lượng cao.

Bộ phận dùng và cách sử dụng tầm gửi

Toàn cây (thân, cành, lá) trừ rễ tầm gửi đều được dùng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, mọi người chỉ chọn những cây lá to, dày, xanh và không mục nát vì sẽ có hoạt tính cao hơn. Cây có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là mùa hè khi cây phát triển mạnh nhất.

Sau khi thu hái, cây tầm gửi được sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần. Nếu để lâu, thỉnh thoảng bạn nên lấy dược liệu ra phơi lại để kiểm tra tình trạng của chúng, tránh ẩm mốc.

Cây tầm gửi có tác dụng gì và dùng chữa bệnh gì?

Tác dụng của cây tầm gửi

Trong Đông y, tầm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình, quy vào kinh thận và can. Vị thuốc này được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, mạnh xương khớp, tiêu viêm, giảm đau. Do đó, cây tầm gửi thường được dùng chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh thận, sỏi tiết niệu, phong thấp…

cay-tam-gui
Tác dụng của cây tầm gửi rất đa dạng, phụ thuộc vào loại cây chúng ký sinh

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong cây tầm gửi có nhiều hoạt chất với những tác dụng được ghi nhận là:

Cây tầm gửi chữa bệnh gì?

Tùy theo loài cây mà tầm gửi sống ký sinh mà thành phần hóa học cũng như công dụng của vị thuốc này có thể khác nhau, thường sẽ ảnh hưởng theo công dụng của cây chủ mà chúng sống bám:

Nhờ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nên tầm gửi cũng lấy được các chất có hoạt tính và những công dụng tương tự với cây chủ. Do đó, bạn cần chú ý tránh sử dụng cây tầm gửi sống ký sinh trên những cây có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên…vì đây là những loại cây mang độc tính cao.

Một số bài thuốc từ tầm gửi

Sau đây là một số bài thuốc sử dụng các loại tầm gửi bạn có thể tham khảo:

1. Thuốc trị đau nhức thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên:

Tầm gửi cây dâu tằm (tang ký sinh) 18g, tần cửu 9g, phòng phòng 9g, độc hoạt 9g, đỗ trọng 9g, đương quy 9g, sinh địa 15g, đẳng sâm 12g, tế tân 3g, phục linh 12g, cam thảo 6g, nhục quế 2g. Tất cả đem sắc thuốc uống hàng ngày, 300ml nước thuốc chia làm 2- 3 lần uống và dùng sau bữa ăn.

2. Điều trị đau nhức đầu gối do thoái hóa khớp

Tang ký sinh khô và rượu trắng nồng độ 40%. Đem sao vàng dược liệu rồi ngâm trong rượu trắng. Sau 1 tháng dùng rượu ngâm để xoa bóp vị trí đau nhức. Lưu ý: bạn chỉ nên dùng dung dịch rượu ngâm tang ký sinh cho trường hợp đau nhức xương khớp mạn tính do thoái hóa khớp, đau nhức tăng lên khi thời tiết thay đổi. Không nên xoa bóp nếu khớp đau sưng nóng đỏ hoặc bệnh lý về mô mềm khác.

bài thuốc cây tầm gửi

3. Điều trị tăng huyết áp, khó ngủ

Nếu bạn đang bị tăng huyết áp với các triệu chứng mặt đỏ, mắt đỏ hay bốc hỏa, đổ mồ hôi, trằn trọc, khó vào giấc, hay bực mình tức giận, mạch huyền sác, chất lưỡi đỏ…thì Y học cổ truyền truyền có bài thuốc “ Thiên ma câu đằng ẩm” điều trị rất tốt chứng bệnh này. Bài thuốc bao gồm các vị: Tang ký sinh 32g, thảo quyết minh (sao vàng) 32g, thiên ma 12g, câu đằng 12g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, đỗ trọng 12g, dây hà thủ ô đỏ 20g, bạch linh 20g, ngưu tất 16g, ích mẫu 16g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang chia làm 3 lần uống trước bữa ăn. Tuy nhiên cần lưu ý rằn, bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ, bạn vẫn nên điều trị bằng thuốc kiểm soát huyết áp của Tây y để duy trì huyết áp được ổn định, tránh được các tai biến nặng nề do Tăng huyết áp gây ra. Một trong số đó là Tai biến mạch máu não…

4. Điều trị sỏi bàng quang, sỏi thận

Tầm gửi cây gạo 15g, kim tiền thảo 10g, mã đề 10g, rễ cỏ tranh 10g, thổ phục linh 10g. Đem các dược liệu đi sắc với 1,5-2 lít nước, lấy nước uống hàng ngày giúp đào thải độc tố và lượng canxi thừa ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp bạn bị sỏi thận, bạn nên được đi siêu âm để biết rõ kích thước, vị trí và loại sỏi trước khi tự điều trị bằng thuốc Nam. Các bài thuốc Nam chỉ nên được áp dụng trong trường hợp sỏi thận, sỏi bàng quang kích thước nhỏ dưới 5mm. Bởi nếu sỏi kích thước lớn, vị trí có nguy cơ cao dẫn đến tắc niệu quản thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng thuốc.

5. Giải độc gan, mát gan

Lấy 20-30g tầm gửi cây gạo đã phơi khô hoặc sao vàng đun cùng khoảng 400ml nước, đun nhỏ lửa trong 15-20 phút thì tắt bếp. Uống thuốc trong ngày và dùng khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.

6. Điều trị chứng ho đờm, ho khan, ho gió

Ho là triệu chứng thường gặp biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp bạn chỉ có ho khan, ho gió khi gặp thời tiết lạnh, hoặc dị ứng thời tiết, bạn có thể sử dụng bài thuốc sau: tầm gửi cây chanh, trần bì, mạch môn đem đi đun với nước rồi lấy nước uống trong ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ho kèm theo sốt, ho có đờm tức ngực, khó thở; ho nhiều không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán đúng tình trạng của mình.

7. Điều trị sốt rét

Sử dụng tầm gửi trên cây na, có thể phối hợp thêm với binh lang, thảo quả, sài hồ, thanh hao… đun nhỏ lửa lấy nước uống để điều trị sốt rét.

8. Bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm

Hạt tầm gửi trên cây cúc tần (thỏ ty tử) 8g, đương quy 8g, sơn thù du 8g, thục địa 16g, đỗ trọng 12g, lục giác giap 12g, kỷ tử 10g, nhục quế 10g. Tất cả đem sắc lấy nước uống mỗi ngày và dùng kiên trì trong 1 tháng để thấy hiệu quả.

9. Lợi sữa sau sinh

Tầm gửi cây dâu tằm 15g, tía tô 10g, ngải diệp 5g, củ cây gai 10g. Đem tất cả sắc với nước, uống khi còn ấm.

10. Chữa ho, hen sữa ở trẻ em

Tầm gửi cây khế phối hợp với tầm gửi cây duối, rau má, lá bạc hà, lá hẹ đem sắc lấy nước uống có tác dụng chữa ho, hen ở trẻ em.

Những lưu ý khi sử dụng tầm gửi làm thuốc

Khi sử dụng cây tầm gửi làm thuốc bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa trước để đảm bảo an toàn vì chúng có thể gây tương tác với các thuốc đang dùng hoặc gây ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Bạn không nên tự ý dùng dược liệu để thay thế các thuốc điều trị được chỉ định.

Không sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc từ cây tầm gửi vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Khi sắc thuốc, bạn cũng cần chú ý không dùng dụng cụ bằng kim loại vì có thể làm ảnh hưởng đến dược tính của thuốc mà nên sử dụng nồi đất hoặc ấm sứ.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tam-gui-cay-quat-hong-bi-co-tac-dung-gi-a59956.html