Hà Nội nơi lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử và cách mạng quan trọng với nhân dân Thủ đô và cả nước. Nhiều “địa chỉ đỏ” đã trở thành di sản văn hoá Hà Nội. Mỗi "địa chỉ đỏ" đều gắn với một sự kiện, một mốc lịch sử trong quá trình đấu tranh cách mạng của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nơi giáo dục truyền thống dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Cùng VR360 Liệt kê các địa chỉ đỏ ở Hà Nội qua bài viết này nhé.
Cổng trại Bảo An binh nằm giữa hai tòa nhà hiện đại là Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà thuộc Bộ Công an tọa lạc trên phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một di tích còn sót lại của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ghi dấu những chiến tích lịch sử khi quân ta chiếm lĩnh thành công vào ngày 19/8/1945.
Công trình cổng cổ thuộc Trại Bảo An binh, tiền thân là trại lính khố xanh của quân đội Pháp, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Đó là trại binh của một sắc lính thuộc địa, ban đầu có tên là Garde civile Indigène (dịch là Lực lượng phòng vệ bản xứ) do người Pháp tổ chức thành lập nhằm phụ trợ cho quân chính quy Pháp trong việc đánh dẹp, bảo vệ an ninh thời Pháp thuộc sau khi chiếm được Nam Kỳ, rồi Bắc Kỳ, nằm trong Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép là được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp - Henri Vidieu, người từng thiết kế các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ, Tòa thượng thẩm, Hỏa Lò... Sau khi Nhật đảo chính Pháp, cơ sở này đổi tên thành trại Bảo An binh Trung ương.
Nhắc đến những ngôi trường THCS nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, một trong những cái tên mà người ta thường nghĩ đến đầu tiên là trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm). Ở ngôi trường 100 năm tuổi này, tinh thần đổi mới và ý chí vươn lên không ngừng mãi là niềm tự hào trong các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Từ những năm 1920, tại 27-29 Hàm Long, một trường tiểu học dành riêng cho nam sinh đã được xây dựng và khai giảng năm học đầu tiên. Đó là trường tiểu học Léonet, do chính quyền thực dân Pháp đặt ra. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trường đổi tên thành Tiểu học Hàm Long. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, trường đổi tên thành cấp I, II rồi PTCS và bây giờ là THCS Ngô Sĩ Liên, ngôi trường mang tên nhà sử học, danh nhân văn hóa dân tộc.
Niềm tự hào ấy được nhân lên gấp bội khi năm 2020, kỷ niệm tròn 100 năm ngày thành lập, nhà trường vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì.
Nhà số 42 Hàng Thiếc nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây đã chứng kiến và ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử cách mạng, phong trào yêu nước và quá trình đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà số 42 Hàng Thiếc cũng là nơi ở của đồng chí Đỗ Ngọc Du, trụ sở của Xứ uỷ Bắc Kỳ, nơi thành lập Thành đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng Hà Nội. Cuối tháng 2/1930 tại số nhà 42 Hàng Thiếc đã diễn ra cuộc họp giữa các đồng chí Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc và hai đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu đi dự hội nghị hợp nhất 3 tổ chức, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) báo cáo kết quả và bàn kế hoạch thực hiện. Tại đây, Ban chấp hành lâm thời Thành uỷ Hà Nội được thành lập gồm 3 đồng chí Đỗ Ngọc Du (Bí thư), Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam.
Nhiều năm trước, nhà 42 Hàng Thiếc được thành phố gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến: “Nhà 42 Hàng Thiếc là nơi ở của đồng chí Đỗ Ngọc Du, đồng thời là trụ sở của Xứ uỷ Bắc Kỳ và thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Hà Nội”. Tấm biển bằng đá đỏ, chữ vàng được gắn trang trọng ngay trước cửa nhà.
Nhà số 16 Lê Thái Tổ thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nằm ở phía tây hồ Hoàn Kiếm, cạnh di tích tượng vua Lê, đối diện với Bưu điện Hà Nội qua hồ Hoàn Kiếm. Đây là nơi chứng kiến và lưu giữ những di tích lịch sử lâu đời giữa lòng Thủ đô. Tượng đài vua Lê Thái Tổ là một trong những di tích nằm trong quần thể kiến trúc nhiều hạng mục ở số 16 phố Lê Thái Tổ. Quần thể kiến trúc tưởng niệm vua Lê do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894, để tưởng nhớ công ơn của vị vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc. Quần thể gồm 3 hạng mục chính, từ ngoài vào trong là cổng, sân vườn, nhà phương đình và tượng đài.
Ngày nay, tượng đài - khu tưởng niệm vua Lê, cùng với đình Nam Hương - ngôi đình cổ cùng trong khuôn viên, là một di tích quan trọng của quần thể danh thắng hồ Gươm. Bên cạnh đó nhà số 16 Lê Thái Tổ còn là nơi ghi dấu hai sự kiện lịch sử: Cuộc biểu tình 400 người ủng hộ phong trào Đông Dương đại hội (1936) và là trụ sở đầu tiên của Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là di tích cách mạng kháng chiến liên quan đến hai thời kỳ cách mạng của dân tộc: 1936 - 1939 và 1945 - 1946, được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến.
Trung đoàn Thủ đô là một đơn vị quân sự thuộc Liên khu I, được thành lập vào ngày 5/1/1947 và được Hội nghị quân sự toàn quốc tặng danh hiệu vào ngày 13/1/1947. Trung đoàn Thủ đô đã có nhiều chiến công anh dũng trong việc ghìm chân địch trong Thủ đô, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và bảo vệ nhân dân Thủ đô. Địa điểm lưu niệm sự kiện Trụ sở ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô là nhà số 86 phố Hàng Bạc, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô hoạt động trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947.
Chính từ ngôi nhà 86 Hàng Bạc, Ban chỉ huy Trung đoàn đã chỉ đạo nhiều trận đánh có tiếng vang lớn như trận đánh chiếm nhà Xôva đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen: “Xứng đáng là một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô, của Vệ quốc đoàn Việt Nam”. Nơi đây cũng là một nhân chứng lịch sử hào hùng của dân tộc. Hiện nay nhà số 86 vẫn còn khá tốt với kiến trúc cũ, nhưng do có nhiều gia đình chung sống nên việc sửa chữa là điều không thể tránh khỏi. Đáng quý là căn phòng rộng trước đây Ban chỉ huy Trung đoàn thường họp, nay vẫn còn nguyên, trong đó còn cả hiện vật gốc, có ảnh chụp chiếc bàn Ban chỉ huy Trung đoàn từng họp và một chiếc bàn dài nơi trước đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường đến học tập, trao đổi với Giáo sư sử học Phạm Huy Thông (con trai cụ Chấn Hưng). Nhà 86 Hàng Bạc đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến.
Trường Tiểu học Trần Nhật Duật còn được gọi là Trường Ke,là một công trình lớn do người Pháp xây dựng vào năm 1906. Nơi đây gắn liền với những cộc mốc lịch sử cách mạng, ngay sau khi quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, chính quyền thực dân đã xây Tòa thương chính trên phố Bờ Sông để kiểm soát, đánh thuế các hàng hóa lưu thông thủy bộ qua cửa sông Tô Lịch (Chợ Gạo) và cửa ô Đông Hà (Ô Quan Chưởng). Đây cũng chính là nơi đặt trụ sở của các cơ quan hành chính và quân sự của thực dân Pháp có tên là Quai Clémenceau, đã mọc lên một công trình lớn khác mà dân đương thời quen gọi là trường Ke (phát âm chữ “Quai”, tiếng Pháp có nghĩa là “bến). Trường Ke là nơi đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội, như cuộc đột kích vào ngày 19/12/1946, cuộc đánh bom vào ngày 21/12/1946 và cuộc đánh chiếm vào ngày 10/10/19542. Sau Giải phóng Thủ đô 1954, địa chỉ đỏ trường Trần Nhật Duật được mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Nhật Duật - một vị tướng nổi tiếng của triều Nguyễn, người đã có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm vào năm 1841.
Địa điểm Tổng công hội Bắc Kỳ là một di tích lịch sử và văn hóa, nằm ở số 15 phố Hàng Nón, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ vào ngày 28/7/1929 - một tổ chức tiền thân của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ngày nay. Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ là một tổ chức công đoàn cách mạng của giai cấp công nhân, được thành lập trong bối cảnh phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở Bắc kỳ. Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ mang tính chất cách mạng và ý nghĩa chính trị rõ rệt, là giải phóng dân tộc và góp phần đấu tranh cho quyền lợi chung của giai cấp vô sản quốc tế.
Di tích Địa điểm Tổng công hội Bắc Kỳ là một nơi gìn giữ và tôn vinh những giá trị lịch sử và văn hóa của phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam. Nơi đây cũng là một nơi để tưởng nhớ và tri ân Nguyễn Đức Cảnh, chủ tịch đầu tiên của Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ, người đã được công nhận là Anh hùng lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nơi Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng viết Luận cương Chính trị
Phố cổ Hàng Rươi có từ trước thời Pháp thuộc, sau đó người Pháp gọi là “Rue des Vers Blancs”. Đến năm 1945, thị trưởng Hà Nội lúc bấy giờ là Trần Văn Lai chính thức đặt lại tên tiếng Việt là phố Hàng Rươi. Phố cổ Hàng Rươi có một di tích cách mạng kháng chiến, đó là ngôi nhà số 4. Đây là di tích lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, là công trình kiến trúc lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngôi nhà số 4 Hàng Rươi được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, có kiến trúc đơn giản, gồm một tầng, có hai phòng và một gác lửng. Trên gác chính là Trụ sở cơ quan liên lạc của Thường vụ Trung ương Đảng năm 1929-1930. Tại đây Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - đã làm việc để chuẩn bị viết Luận cương Chính trị đầu tiên của Đảng trước khi chuyển về số nhà 90 phố Thợ Nhuộm. Ngôi nhà được bảo quản và trưng bày như nguyên trạng, với nhiều hiện vật liên quan đến hoạt động của Trần Phú và các đồng chí khác như những bức ảnh, bản sao của các văn bản, báo cáo, thư từ, bản đồ và sách báo...
Phố Nguyễn Hữu Huân được đặt theo tên của Thủ Khoa Huân, một chiến sĩ Nam Bộ anh hùng chống Pháp, con phố này đã chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng của các đồng chí chiến sĩ, của người dân Thủ đô trong trường kỳ kháng chiến. Cũng tại con phố này, nổi bật với di tích cách mạng số 79 Nguyễn Hữu Huân, thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một ngôi nhà có ý nghĩa lịch sử quan trọng, nơi từng là cơ sở hoạt động của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và nhiều cán bộ cách mạng nổi tiếng thời kỳ 1936 - 1939.
Địa điểm cách mạng 79 Nguyễn Hữu Huân là một minh chứng sống về tinh thần yêu nước, cách mạng của nhân dân Hà Nội và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một địa chỉ đỏ Hà Nội, nơi giáo dục truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô và cả nước, cũng là nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
Nhà 79 Nguyễn Hữu Huân đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến vào năm 1982. Đến nay, ngôi nhà đã qua tay nhiều chủ, qua nhiều lần sửa chữa làm thay đổi rất nhiều so với kiến trúc ban đầu. Nhưng những hình ảnh của người lính cụ Hồ vẫn còn ở đó, những tài liệu, máy đánh chữ vẫn còn ở đó.
Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam nằm trên các quận Hoàn Kiếm và Đống Đa, Hà Nội. Vào năm 1897 - 1902, khi Paul Doumer nhậm chức toàn quyền Đông Dương, muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình dự án giao thông. Đến ngày 16/6/1898, Paul Doumer đồng ý vị trí xây dựng ga ở cuối đường Mandarine (đường Lê Duẩn ngày nay và phố Gambetta, hiện là Phố Trần Hưng Đạo). Nhà ga được khởi công xây dựng vào năm 1899, khánh thành năm 1902, có tên gọi là ga Trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, vì tên gọi này quá dài và theo thói quen gọi tên theo địa danh, người dân thường gọi là Ga Hàng Cỏ.
Với nhiều thế hệ người dân Thủ đô, dấu mốc năm 1976 càng đáng nhớ hơn. Sau khi ga Hàng Cỏ được chính thức đổi tên thành ga Hà Nội và là 1 trong những địa điểm trong danh sách các địa chỉ đỏ Hà Nội, Chính phủ đã quyết định tổ chức 2 đoàn tàu Thống Nhất khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Trải qua một thời kỳ đầy thăng trầm, cái tên ga Hàng Cỏ vẫn luôn gợi nhớ về “một thời đạn bom, một thời hoà bình”. Trước cửa ga có một tấm biển với hơn 200 chữ đã ghi lại những mốc son của địa danh này gắn với lịch sử của Thủ đô và Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 2007, ga Hà Nội được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến.
Cung thiếu nhi Hà Nội nằm ở số 36 phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có tổng diện tích là 8.100 m2 với tòa nhà Pháp cổ và một công trình thuộc kiến trúc kiểu Xô Viết. Khu nhà Ấu trĩ viên trước đây được toàn quyền Đông Dương cho xây dựng làm nơi vui chơi của con em quan chức người Pháp trong chính quyền Hà Nội thời thuộc địa. Từ khu vui chơi chỉ dành cho con em các gia đình giàu có, Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội - tiền thân của Cung Thiếu nhi - ra đời ngày 1/6/1955 là nơi tụ họp, học tập và vui chơi của hàng vạn thiếu nhi Hà Nội.
Năm 1974, được sự giúp đỡ của Tiệp Khắc (cũ), một toà nhà 6 tầng gồm 100 phòng học, sinh hoạt được thiết kế, trang bị hiện đại trên nền của Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội với diện tích hơn 10 nghìn m2 ra đời. Khu nhà Ấu trĩ viên cũ trở thành Bảo tàng Bác Hồ với Thiếu nhi. Câu lạc bộ Thiếu niên được đổi tên thành Nhà Văn hoá Thiếu nhi, đây là thời kỳ có những hoạt động quốc tế khá sôi động, hiệu quả, thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN về hoạt động Cung, Nhà Thiếu nhi. Ngày 1/6/1985 đã trở thành mốc son vẻ vang của Nhà Văn hoá Thiếu nhi khi tập thể cán bộ, thiếu nhi Nhà văn hoá vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì và quyết định nâng cấp thành Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Di tích 20 phố Ngõ Trạm là trường tiểu học Thăng Long, một ngôi trường có lịch sử lâu đời ở tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trường được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên một khu đất thuộc thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương (cũ) do nhà giáo Phạm Hữu Ninh làm Hiệu trưởng. Ông xuất thân là thành viên Viện Dân biểu, làm tham tán phủ toàn quyền Bắc Kỳ nhưng đã "né tránh" việc quan, về nhà mở trường tư thục Thăng Long (đầu tiên ở phố Hàng Cót). Vì vậy mà 6 năm đầu trường có tên là Trường tư thục Hàng Cót, từ năm 1935 đến 1946 là Trường tư thục Thăng Long, nay là Trường Tiểu học Thăng Long.
Năm 1985, Trường Tiểu học Thăng Long đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong hòa bình. Hiện nay, trường đã được đại trùng tu và trở thành một trong những trường tiểu học hàng đầu của thành phố, với diện tích 1.242m2 gồm 3 dãy nhà 3 tầng với 17 phòng học, 7 phòng làm việc, 1 phòng truyền thống, một sân chơi rộng với nhiều cây bóng mát. Trường Tiểu học Thăng Long đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến.
Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm nằm sát Hồ Gươm, cổng ra vào lại trùng với di tích lịch sử kháng chiến từ năm 1946, số 2 đường Tràng Thi. Di tích trụ sở công an quận Hoàn Kiếm là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa đối với thành phố Hà Nội. Đây là một tòa nhà được xây dựng vào năm 1915, là trụ sở của Sở cảnh sát Trung ương thời kỳ Pháp thuộc. Được xây dựng với kiến trúc theo phong cách Pháp, có những cột trụ, mái ngói, cửa sổ, ban công và hệ thống đèn trang trí đặc trưng.
Công an quận Hoàn Kiếm với bề dày lịch sử, luôn là một trong những lá cờ đầu trong việc bảo vệ sự bình yên của quận Hoàn Kiếm nói riêng và TP. Hà Nội nói chung. Là một trong những địa chỉ đỏ của Thủ đô, Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm hiện nay được bảo tồn và trưng bày những hiện vật, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến lịch sử cảnh sát Việt Nam. Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm là một nơi giáo dục lịch sử, văn hóa, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Tìm hiểu thêm danh sách các địa chỉ đỏ ở TP.Hồ Chí Minh tại bài viết: Danh sách các địa chỉ đỏ nổi bật trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
Tô điểm thêm cho những di tích ở Hà Nội không thể không nhắc đến cây đa trong khuôn viên nhà 71 phố Hàng Trống, nơi đặt trụ sở Báo Nhân Dân từ sau tiếp quản 1954 cho đến nay. Ta vẫn thường thấy hình ảnh đội ngũ biên tập, phóng viên, ký giả và thậm chí là người dân Thủ đô ngồi dưới gốc cây đa hóng mát. Địa chỉ đỏ 71 Hàng Trống còn là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Báo Nhân Dân được thành lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1951, là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được in bằng máy in quay. Báo Nhân Dân đã đồng hành cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, nhà số 71 phố Hàng Trống là nơi chứng kiến nhiều trận đánh quyết liệt của quân và dân Liên khu I anh hùng. Cùng với các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn thủ đô, trụ sở báo Nhân Dân tại 71 Hàng Trống mãi mãi là địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô là một cung văn hoá nằm tại 91 phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Được khởi công vào ngày 1/1/1978 trên nền cũ của nhà Đấu xảo Hà Nội và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/9/1985. Nhà Đấu Xảo có kiến trúc giống một tòa lâu đài, chiều dài 110m, rộng 30m, cao 27m và nằm trong khuôn viên 3.000m2. Nhà Đấu Xảo được kiến trúc sư người Pháp Aldophe Bussy thiết kế và hoàn thành năm 1902. Bấy giờ, Nhà Đấu Xảo là công trình đặc sắc hàng đầu bán đảo Đông Dương. Toàn quyền Pháp Paul Bert là người đầu tiên tổ chức triển lãm tại Nhà Đấu Xảo vào tháng 2/1902. Đến năm 1906, Nhà Đấu Xảo được đổi tên thành Bảo tàng Maurice Long.
Cung văn hoá này được xây dựng trên diện tích rộng khoảng 3,2 ha. Tổng thể công trình gồm tòa nhà chính cao 4 tầng, dài 96 m, rộng 60 m. Công trình này được thiết kế có nhiều phòng hoạt động lớn nhỏ khác nhau để phù hợp với các dạng hoạt động và quy mô hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm.
Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô là nơi diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn trong nước như: hoạt động bên lề hội nghị APEC 2006 hay đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một tronh những địa chỉ đỏ nổi tiếng.
Ngày 5-8-1964, Mỹ gây hấn ném bom miền Bắc mở đầu cho cuộc chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Để hạn chế thương vong cho người dân, một số được sơ tán về các vùng quê lánh nạn, số còn lại cùng với cơ quan, xí nghiệp đào hầm trú ẩn cá nhân, hầm trú ẩn tập thể và hệ thống giao thông hào.
Căn hầm ở 62 Trần Quốc Toản là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng đến lớp trẻ ngày nay. Những trang sử chống Mỹ hào hùng của quân dân Thủ đô từ các di tích lịch sử, cách mạng kháng chiến gắn liền với di tích này. Căn hầm đã trở thành di tích cách mạng và kháng chiến, ghi dấu một thời hào hùng của Hà Nội. Trên nóc hầm, hôm nay là trụ sở Hội Nhà báo TP. Hà Nội.
Nhà số 101 phố Gambetta (nay thuộc phường Trần Hưng Đạo), quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được xây vào khoảng năm 1910 - 1911, trên diện tích 150m, nhà gồm 3 tầng (cả tầng hầm) theo lối kiến trúc Pháp. Xung quanh có các giậu sắt gắn lên tường, cao 3m. Cổng cao 5m, rộng 7m, 2 bên xây trụ bê tông vuông, có lắp 2 cánh cửa sắt.
Hiện nay, ngoài ngôi nhà chính trên, 101 Trần Hưng Đạo còn có thêm ngôi nhà bê tông 5 tầng ở phía sau (xưa kia là nhà ngang, chỗ ở của gia nhân, con cháu) và ngôi nhà 2 tầng đều do Viện Khoa học giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo) xây dựng dùng để làm việc. Đi cùng năm tháng, ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo vẫn là một điểm di tích quan trọng trong chuỗi những di tích cách mạng, kháng chiến ở Hà Nội. Tấm biển đá hình chữ nhật trước cửa tòa nhà 5 tầng vẫn ghi rõ nội dung “Ngày 18/8/1945, nơi đây là trụ sở Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa)”.
Hồ Hữu Tiệp nằm ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, là di tích của một khúc sông cũ đã bị vùi lấp vào năm 1994. Nơi đây lưu giữ những chiến công oai hùng của quân và dân Thủ đô trong 12 ngày đêm diễn ra chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972. Trong 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 25 máy bay B52, phần lớn rơi tại chỗ. Đặc biệt trong số đó chính là sự kiện vào đêm ngày 27-12-1972, một chiếc máy bay B52 của Mỹ bị Trung đoàn 285 tên lửa phòng không bắn trúng, phần chính của xác chiếc B-52 đã rơi xuống làng hoa Ngọc Hà, trong đó phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.
Trong tổng thể các di tích của trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, thì chỉ có xác B52 ở lòng hồ Hữu Tiệp là điểm duy nhất còn đến ngày nay vẫn giữ được hiện trạng ban đầu. Để bảo vệ di tích lịch sử quý giá này, ngày 22/4/1992, Bộ Văn hóa và Thông tin đã ra quyết định công nhận hồ Hữu Tiệp và khối xác máy bay B52 là di tích lịch sử quốc gia, trở thành một điểm du lịch tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.
Khu trại giam Nhà Tiền trước đây là xưởng đúc tiền của chế độ cũ “gọi là Nhà Tiền”, thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, thực dân Pháp đã dùng nơi này làm nhà tù để giam giữ, tra tấn, tàn sát dã man các cán bộ và những người yêu nước trong những năm 1947-1954 gồm có các chiến sĩ bộ đội chủ lực của ta, những đồng chí hoạt động trong Ủy ban kháng chiến của các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; những trí thức yêu nước; anh em tự vệ…
Tại nơi đây, số báo Đảng đầu tiên: Báo Nhân dân ra ngày 9 và 10/10/1954 được phát hành trên khắp đất nước. Khu di tích cách mạng kháng chiến Trại giam Nhà Tiền đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích tại Quyết định số 1809/QĐ-UB ngày 20/3/2002.
>>> Xem chi tiết về dịch vụ Virtual Tour - Chuyến tham quan thực tế ảo tại: VR360 Virtual Tour - Web 360 - 360 Tour - Sa Bàn Ảo
Di tích cách mạng kháng chiến Giảng Võ là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và chính trị đối với Việt Nam. Di tích này bao gồm các công trình như đình Giảng Võ, nhà và hầm D67, hầm chỉ huy Cục tác chiến, nằm trong khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Ngoài đình Giảng Võ, di tích cách mạng Giảng Võ còn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tại đây, ngày 6/1/1947, Đại đội 2 và Đại đội 4 - tiểu đoàn 56 cùng các chiến sĩ trong đội tự vệ và cứu thương Giảng Võ, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa đã anh dũng chiến đấu đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp, tiêu diệt một đại đội địch, phá hủy một xe tăng, kìm bước tiến của chúng ra các cửa ô Hà Nội, tạo điều kiện củng cố thế trận Liên khu 1. Hay trận đánh giết chết viên chỉ huy Pháp Francis Garnière năm 1873, hoặc những cuộc họp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Quốc phòng trong hầm D67. Di tích nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Di tích cách mạng Giảng Võ cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và là một biểu tượng của lòng dũng cảm, hy sinh và tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
Các "địa điểm đỏ" tại Hà Nội không chỉ là nơi truyền dạy truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, mà còn là điểm đến thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Tại đây, họ có cơ hội chứng kiến những tư liệu, hình ảnh chân thực và những câu chuyện về sự kiên trung của những người chiến sĩ cách mạng. Việc bảo tồn và phát triển giá trị của những di tích cách mạng không chỉ quan trọng mà còn đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư hợp lý.
Bài viết liên quan:
Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết "Danh sách các địa chỉ đỏ ở Hà Nội thu hút khách tham quan", hiện nay tại Hà Nội còn rất nhiều địa chỉ đỏ nổi tiếng, VR360 sẽ tổng hợp và hẹn bạn trong bài viết tiếp theo nhé.
LIÊN HỆ HỢP TÁC CÙNG VR360 VR360 - ĐỔI MỚI ĐỂ KHÁC BIỆT - Facebook: https://www.facebook.com/vr360vnvirtualtour/ - Hotline: 0935 690 369 - Email: infor@vr360.com.vn - Địa chỉ:
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/dia-chi-ha-noi-a59215.html