Điểm số có thực sự đánh giá được năng lực của bạn?

Điểm số ở trường là một yếu tố vô cùng quan trọng trong suốt quãng đời đi học của học sinh. Khi bạn nộp đơn vào một trường đại học nào đó, điều đầu tiên họ sẽ xem xét chính là bảng điểm của bạn. Khi bạn quyết định đi du học, điểm GPA không cao nghiễm nhiên sẽ trở thành bất lợi của bạn trong hàng ngàn hồ sơ du học khác dù bạn có tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hay chăm chút cho bộ hồ sơ của bạn kĩ lưỡng đến thế nào. Bảng điểm là thứ chỉ ra cho người khác thấy bạn xuất sắc như thế nào, bạn đã học có chăm chỉ hay không và bạn đã có tiến bộ về điểm số như thế nào trong suốt quá trình học của mình. Có thể nói, ở một mức độ nào đó, điểm số có thể đánh giá được sự nỗ lực chăm chỉ của bạn. Bạn nỗ lực nhiều, điểm số cũng sẽ xứng đáng với những nỗ lực bạn bỏ ra. Điểm cao không chứng minh được bạn giỏi, nhưng chứng minh được họ đã cố gắng rất nhiều. Trong xã hội này, bạn phải công nhận và thừa nhận một điều: Đây là xã hội coi trọng kết quả hơn quá trình, họ không cần biết bạn đã làm gì để đạt được, họ chỉ cần biết kết quả của bạn ra sao? Đi làm cũng vậy, dù bạn có tài giỏi đến đâu mà kết quả bạn cho ra không đạt yêu cầu thì vẫn không được đánh giá cao, đi học thì lại càng vậy, người ta sẽ dựa vào điểm số để đánh giá bạn. Mình tốt, mình giỏi thì đương nhiên điểm của mình sẽ cao, số điểm cao sẽ ít hơn số điểm thấp.

Điểm số có thực sự đánh giá được năng lực của bạn?

Nhưng liệu điểm số thật sự đánh giá được năng lực của học sinh một cách công bằng?

Albert Einstein đã từng nói rằng: “Mọi người đều là thiên tài. Nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch.”

Con người chúng ta có 8 loại trí thông minh khác nhau: Cơ thể - vận động, tương tác - giao tiếp, từ vựng - ngôn ngữ, logic - toán, thiên nhiên, nội tâm, thị giác - không gian, âm nhạc. Có nhiều nghiên cứu cho thấy: Mỗi người đều có ít nhất sự pha trộn độc đáo của 2 loại cho đến nhiều hơn giữa các dạng trí tuệ này. Điều đó có nghĩa rằng, một học sinh không giỏi các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, không có nghĩa là học sinh ấy không có năng lực, mà là bạn học sinh đó không có trí thông minh logic mà thông minh ở những lĩnh vực khác như âm nhạc hay ngôn ngữ. Thậm chí với nhiều người điểm số còn quyết định sự thành bại của một con người trong những bước ngoặt quan trọng. Dù chỉ hơn nhau 0,25 điểm thì đã có người đỗ đại học, có người trượt. Vì điểm thi quan trọng như vậy nên môi học sinh càng cố gắng, nô lực để đạt được nó, tạo ra sự ganh đua, quyết liệt, sôi nổi trong học tập. Điểm số vô tình tạo ra một áp lực rất lớn đối với môi học sinh buộc học sinh phải quyết tâm học tập bằng mọi giá, thậm chí có thể gian lận trong thi cử. Cha mẹ so sánh điểm số của con mình với con người ta khiến bản thân học sinh tự ti không dám thể hiện. Thầy cô đánh giá học sinh theo một tiêu chuẩn chung nhưng môi học sinh lại giỏi theo một cách khác nhau.

Vậy điểm số có thật sự đánh giá khả năng của học sinh một cách chính xác? Và liệu còn những phương hướng nào khác hay chỉ có điểm số là cách chỉ dẫn tối ưu nhất?

(Nguồn: CLB Tranh biện - DCD)

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/diem-so-la-gi-a58926.html